Tập tục trong sinh hoạt xã hội

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 37)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

2.2.1.1Tập tục trong sinh hoạt xã hội

2.2 Phong tục tập qn, tín ngưỡng-tơn giáo

2.2.1.1Tập tục trong sinh hoạt xã hội

a. Tục cúng xóm

Làng xóm ln là hạt nhân quan trọng với đời sống cư dân Nại Hiên. Từ khi Nam tiến, xây dựng cuộc sống mới, phải đối mặt với biết bao nhiêu điều mới mẻ, và cả sự cọ sát với nền văn hóa xa lạ, ơng cha ta ln phải dựa vào nhau mà sống. Vì thế chẳng xa lạ khi ông bà từng bảo “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”, biết bao

đời nay, tình nghĩa xóm giềng ln được đề cao, giúp đỡ vượt qua biết bao khốn khó cuộc sống. Ngày xưa đã có tục cúng miễu xóm để cầu cho các vong linh chưa được siêu thoát, những ma quỷ làm hại dân làng. Đến nay, tổ chức cũng theo cụm gia đình trong một tổ dân phố hay trên một con đường. Riêng ở Nại Hiên Đơng có đến 160 tổ dân phố và 11 khối, ở Nại Hiên Tây bao gồm từ tổ 11 đến 20. Cúng xóm được tổ chức khi mỗi gia đình đã cơ bản hồn thành việc tổng kết năm cũ, tiền tổ chức được lấy từ đóng góp chung của cộng đồng, với những hộ khó khăn sẽ được giúp đỡ miễn giảm các khoản tiền bởi sự ủng hộ của mọi người. Cuối năm, ai có bận bịu chi cũng phải lo về cúng xóm tất niên, khơng khí lúc ấy rộn ràng vui tươi, khắp nơi được giăng cờ màu, ai cũng hối hả chuẩn bị công tác tổ chức thật tươm tất. Chính lúc này khiến mọi người gần nhau hơn xóa bỏ hiềm khích thường gặp hằng ngày. Cuộc sống hiện đại khơng có nhiều thời gian quý báu chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng nhau nên có mặt trong những lúc như thế mới thực là chan hịa tình làng nghĩa xóm. Nếu như ở q thường có đình, miếu thì cả xóm tập trung về đó cùng nhau cúng xóm, với những nơi thành thị khơng có đình, miếu thì người dân trong khu phố thường chọn chỗ ngã ba, ngã tư đường trên dãy phố của mình che rạp, lập đàn để cúng.Ở Nại Hiên Tây cho đến nay tục lệ này vẫn được lưu giữ, trong khi đó, Nại Hiên Đơng ở những khu chung cư mới, dân cư quá đông đúc, cho nên việc thực hiện phần nào đó sẽ khó khăn hơn. Về nghi lễ, người làm lễ tế mặc áo mão, khăn đóng, áo dài. Có tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên, sau đó là bài khấn văn tế thần, văn tế âm linh. Một buổi lễ cúng xóm thường phải có năm bàn thờ, gồm: thờ thần, thờ hội đồng, thờ tả bang, thờ hữu bang và thờ cô hồn. Bày biện trên bàn thờ thần là hoa quả, con gà và một tợ thịt. Khi lễ tế xong, mọi người trong xóm lần lượt vào lễ bái cầu xin thổ địa bổn xứ phù hộ cho sức khỏe, an lành cho tất cả cư dân ngụ tại đây. Khi nghi thức lễ đã hoàn tất, mỗi người một tay cùng nhau dọn thức ăn lên bàn, rồi cùng nhau ngồi vào bàn tiệc. Ngoài ý nghĩa tâm linh, tục cúng xóm cịn mang ý nghĩa thắt chặt tình đồn kết giữa các gia đình sinh sống trong xóm. Đây là dịp tốt nhất để mọi người trong xóm hay khu phố gặp gỡ, cầu chúc cho nhau những điều

tốt đẹp nhất khi khởi đầu một năm mới mà những ngày thường đơi khi ít được gặp nhau bởi bận bịu công việc.

b.Tục cúng tiền hiền.

Từ khi những vị tiền hiền ở vùng Thanh-Nghệ Tĩnh tiến vào Nam lập làng, dần dần những thể chế về làng xã cũng được truyền nối, xuyên suốt thơng qua diễn trình biến đổi của lịch sử. Đình làng ở Nại Hiên Đơng và Tây đều được xây dựng từ rất sớm, với những ngơi đình: Nại Hiên, Nại Hiên Đơng, sau này cịn có thêm Nại Hưng (do con cháu các dịng họ lập nên ).. Theo lời của những cụ già lớn tuổi, ban đầu đình chỉ làm đơn sơ bằng tranh tre, thờ Phật và mười hai vị tiền hiền nhưng vì khơng thuận tiện trong việc sinh hoạt tôn giáo, mà sau này chùa Long Thủ được dựng thêm ở bên cạnh, và đình làng xây lại kiên cố bằng gạch, ngói. Theo lời của những vị cao niên ở làng, đình đã từng được nhận 11 sắc phong, là cơ sở hoạt động trong kháng chiến, nhưng đến năm 1945 chiến tranh phá hủy toàn bộ. Lễ hội các đình thuộc làng Nại Hiên vốn có từ lâu, bao gồm phần lễ trang trọng và hội chơi đặc sắc như hát bài chòi, kéo co, chống gậy…Tuy nhiên, dần về sau phần hội bị lược bỏ, chỉ còn lại cúng tế, đến trước năm 1975, mỗi năm đều có hai lượt tế xuân và tế thu nhờ có đất đai và lợi tức hoa màu. Nhưng sau khi chiến tranh chấm dứt, đời sống bao cấp thực sự khó khăn, đặc biệt với cư dân Nại Hiên hầu như đều là dân nghèo. Vì vậy mà các nghi thức cúng tế khơng cịn diễn ra thường xuyên, thay vào đó hằng năm, những người đứng đầu tộc họ chỉ có thể dâng trầm trà tưởng nhớ cha ông. Đến năm 2009 khi kinh tế đã có nhiều chuyển biến hơn, những người cao tuổi kêu gọi lớp trẻ nối lại truyền thống bao đời, tiếp tục công việc thờ cúng mỗi năm, cho đến bây giờ thì tế xuân, tế thu đã trở thành một tập tục truyền thống,cho dù đã từng bị ngắt đoạn bởi điều kiện không cho phép. Tục tế xuân và tế thu đều là lễ tế tưởng niệm cho công lao của ông cha. Tuy nhiên khác nhau ở chỗ hằng năm vào mùng 10 tháng 3 âm lịch sẽ tổ chức cúng cho 781 chiến sĩ, hi sinh thời Nguyễn trong trận chiến chống lại các thế lực truyền giáo phương Tây, tìm thấy ở Lâm Cấn và Cổ Viện Chàm vào năm 1858, được chuyển về đình làng, sau này di dời về Vĩnh Trung và cuối cùng là ở xã Đại Hiệp, Đại Lộc. Lễ cúng sẽ được tổ chức ở tại đình

làng, sau đó con cháu 12 chư phái tộc mới đến cúng tế, hương khói ở khu mộ của những vị chiến sĩ. Trong khi đó lễ tế thu được tiến hành vào ngày 10 tháng 8 âm lịch thờ 12 vị tiền hiền của 7 họ: Bùi, Nguyễn, Trần, Phạm, Võ, Lê, Ngơ có cơng đầu trong việc khai khẩn cùng 8 vị hậu hiền góp phần tạo dựng phát triển làng Nại Hiên Tây.

Để tổ chức được một buổi cúng trang nghiêm thể hiện lịng thành kính cần sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ những bộ trang phục làm lễ luôn phải là áo dài quần lụa, khăn đóng. Mâm cỗ tùy theo điều kiện kinh tế của từng năm mà làm nhiều hay ít, nhưng bắt buộc phải ln có trầu, cau, rượu, trầm, trà, cơm, nến, áo giấy... Những phẩm vật được dâng là loại bánh ú, bánh ngọt, trái cây, xôi. Mâm cỗ thường là món ngon chủ yếu từ gà vịt, heo hoặc bị tùy vào điều kiện kinh tế. Thực ra hình thức thờ cúng tiền hiền hằng năm cũng là một loại tín ngưỡng dân gian thuộc về thờ cúng tổ tiên, những người có cơng với cả cộng đồng. Vì thế đồ cúng được nấu cúng giỗ ở gia đình, mâm cỗ bày ra bàn như đãi tiệc cho người còn sống, mời ông bà về thưởng thức những món ăn ngon do con cháu dâng lên.

Lễ giỗ tiền hiền tổ chức trong vòng chưa đầy một ngày, ban đầu tiếp khách, sau đó thực hiện lễ nghĩa và bước vào phần cúng tế. Thơng thường nghi thức chính sẽ bắt đầu vào khoảng 10 giờ 00 hoặc 11giờ00, diễn ra tại gian chính giữa đình làng dưới sự chủ trì của hội đồng chư phái tộc, cùng sự chứng kiến của nhân dân trong làng. Con cháu đem dâng những lễ vật lên ông bà, và đọc văn cúng nêu lên công đức, mà các vị tiền hiền đã khai hóa để con cháu có được cuộc sống hơm nay. Đi cùng với q trình tổ chức lễ cũng thì cịn có dàn nhạc lễ nghi gồm trống, chiên, kèn tăng thêm phần trang nghiêm.

Cùng tuân theo truyền thống ấy, ở đình Nại Hiên Đơng, và đình Nại Hưng mỗi năm đều đặn tổ chức lễ tế xuân và lễ tế thu với sự tham gia đầy đủ các tộc họ, cũng với hình thức tương tự như ở đình Nại Hiên Tây. Dù các đình làng ở Nại Hiên đều khơng cịn lưu giữ các lễ hội xưa nữa, mà đến nay chỉ còn lại lễ tế cúng bái, thế nhưng vẫn thấy được sự tôn kinh, thể hiện thái độ trân trọng, giữ trọn đạo hiếu

“Uống nước nhớ nguồn” với bậc cha ông. Đây là tập tục cần được gìn giữ, bởi qua đó nêu cao được đạo đức, và cả bổn phận thiêng liêng của con cháu.

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 37)