Tập tục trong sinh hoạt gia đình

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 39)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

2.2.1.2.Tập tục trong sinh hoạt gia đình

2.2 Phong tục tập qn, tín ngưỡng-tơn giáo

2.2.1.2.Tập tục trong sinh hoạt gia đình

Là người Việt Nam, khơng riêng gì từng địa phương, tết ln là dịp quan trọng nhất để gần gũi với gia đình, và thể hiện tình cảm yêu thương nhau, đây là một nét đẹp văn hóa mà biết bao đời nay con cháu ln muốn gìn giữ. Ngày nay, đối với cư dân Nại Hiên, tết không chỉ là thời gian vui chơi nghỉ ngơi, mà còn biểu hiện những giá trị tinh thần.

Khơng khí tết có lẽ đã chộn rộn từ tháng chạp, đặc biệt là người phụ nữ trong gia đình ln phải tính tốn, mua sắm những vật dụng cần thiết, có khi trước cả một tháng. Với các gia đình đây là dịp cho con cháu học hỏi về truyền thống. Cuối tháng chạp âm lịch, các họ tộc, gia đình đi sửa sang, vun đắp lại mồ mả của những người đã khuất. Việc đi sửa sang lại phần mộ người thiên cổ được xem là điều trọng đại của gia đình, vào ngày chạp mả hoặc trước ngày chạp vài ngày, ông bà, cha mẹ thường dẫn con cháu đi dẫy mả, quét dọn sửa sang lại cho khang trang sạch sẽ, qua đó giới thiệu cho con cháu biết là mồ mả của người có vai vế thế nào trong họ. Đây là nét văn hóa mang ý nghĩa giáo dục truyền thống trong họ tộc, gia đình.

Việc sửa soạn thực sự bắt đầu kể từ ngày 23 tháng chạp âm lịch, càng cận kề tết lại càng hối hả hơn. Chợ Nại Hiên Đông và Nại Hiên dường như cung cấp không đủ nhu cầu mua sắm cho những ngày cận tết, bánh chưng bánh tét đều được gói sẵn, bánh kẹo rất đa dạng, thịt cá ln đắt đỏ. Nhìn chung những thứ cần có trong ngày tết vẫn là bánh mứt, hạt dưa, thịt nước mắm, dưa món, chả giị… đối với người dân Quảng Nam- Đà Nẵng nói chung, Nại Hiên nói riêng địn bánh tét là thứ khơng thể thiếu trong ba ngày tết, trở thành món chủ lực thay cơm, kết hợp cùng đĩa dưa kiệu mắm. Bên cạnh đó cịn có bánh thuẫn được làm từ bột mì và trứng, hạt dưa thì phải kể đến hạt dưa Thiên hương hạt no trịn béo ngậy, ngồi ra cịn có hạt bí, hạt hướng dương.. Về mứt thì khơng thể thiếu mứt quật và mứt me rim, mứt dừa, mứt gừng. Trước kia ở Nại Hiên Tây có nhiều gia đình làm mứt quật, để bán, hiện nay nhu cầu giảm sút chỉ còn một cơ sở chuyên làm mứt dừa ở đường Hòang Diệu cung cấp cho

dịp tết. Đáng chú ý có Tré, một dạng tai mui heo trộn cùng với riềng, gia vị, lên men chua, ăn kèm với ớt tương Hội An, do gia đình tự làm hoặc mua sẵn. Đây là đặc sản của người Đà Nẵng, có khi được sử dụng thay cho nem chua, đãi khách cịn có cả chả bị, mà nổi tiếng với cư dân nơi này là cơ sở làm chả bánh chưng Tiến Hưng ở đường Trần Phú, tuy giá cả cao nhưng rất được ưa chuộng, vì chất lượng đảm bảo và có tiếng tăm lâu đời.

Cư dân chuẩn bị cho năm mới rất kĩ lưỡng, theo dân gian sẽ có tục lệ tiễn ơng táo về chầu trời vào 23 tháng chạp. Đồ cúng gồm bánh, kẹo và nước trà. Lễ vật cúng Táo ơng thường có 3 chiếc mũ ông công (2 mũ đàn ông và 1 mũ đàn bà). Những đồ vàng mã này sẽ được đốt đi sau lễ cúng ơng Táo. Đi kèm đó là việc phóng sinh cá chép, hoặc đốt ngựa giấy lớn được thắt dây cương. Tiếp đến, mỗi gia đình sẽ cúng tất niên, để tổng kết những thành quả đã có được trong thời gian qua, cầu xin ơng bà phù hộ, bên cạnh đó mời bạn bè thân thuộc đến để chia sẻ niềm vui nỗi buồn, cùng nhìn lại tất cả những gì đã trải qua. Kết thúc một năm mỗi gia đình sẽ sắm sửa quần áo, dọn dẹp tân trang nhà cửa làm mới mình để đón tết ngun đán. Giao thừa ln là thời khắc thiêng liêng nhất, đó là giây phút mọi người xích lại gần nhau, dưới báo hiệu giao thời bằng sắc màu rực rỡ của chùm pháo hoa trên sông Hàn. Cư dân Làng Nại Đi bộ từ nhà mình đến bờ sơng và cùng nhau hịa vao dịng người đón chờ điều tốt đẹp ấy. Đón rước ơng bà tổ tiên về với gia đình luôn là nhiệm vụ của con cháu, ngày vui sum họp điều đầu tiên phải nhớ đến ông bà. Sau thời khắc thiêng liêng ấy, mọi người đi chùa xin quẻ đầu năm, khấn nguyện sẽ đạt được những điều mình mong muốn, cùng với việc mua lộc đem về nhà. Lộc thường là những đọt lá trầu non, khác với miền Bắc có tục bứt ngọn cây đầu năm thì ở đây trước những chùa Tam bảo, chùa Phổ Quang người ta đều có bán lộc đầu năm. Đối với giáo dân ở giáo xứ Nhượng Nghĩa, những tục lệ truyền thống không được thực hiện, từ tục đưa cá ông lên trời, cúng tất niên, đón rước ơng bà. Thay vào đó là những giờ kinh cầu nguyện bên gia đình, cùng những bữa ăn sum họp mà khơng có phần cúng tế, đêm giao thừa người ta sẽ đi lễ nhà thờ đến 11h00 và nhận phúc âm hóa gia đình rồi về nhà cùng mở tiệc cầu nguyện những điều tốt lành cho năm mới.

Tuy vậy ở hai làng Nại Hiên Đơng-Tây đón tết ngồi những điểm chung nhất vẫn có những nét khác biệt. Các món ăn ngày Tết ở làng biển khơng thể thiếu món cá. Dân làng biển thường có tục xuất hành đầu năm, ra khơi ngày đầu năm để lấy may măn. Miễn chọn được ngày tốt kể từ mùng một trở đi, các chủ thuyền đã cùng bạn lái ra biển, buông câu, thả lưới đánh bắt lấy hên... Người ta tin răng, vào dịp xuất hành này nhà nào bắt được cá lớn, cá ngon, thì cả năm cơng việc chài lưới của gia đình họ sẽ “Thuận buồm xi gió” . Lễ cửa lễ xuất hành đầu xuân đơn giản, mà trang nghiêm, thành kính, từ việc tế cúng ở miếu, đền đến các tục kiêng kị trên bến, dưới thuyền.

Trong đời sống sinh hoạt của cư dân Nại Hiên, có rất nhiều tập tục gắn liền với đời sống sinh họat gia đình từ tang ma, cưới hỏi… và qua những tập tục truyền thống ấy, giá trị nêu bật lên hơn cả vẫn là ý nghĩa của gia đình. Cũng như thế, Tết nguyên đán là dịp, mà những tập tục sinh hoạt mỗi gia đình càng được khẳng định rõ ràng nhất. Bởi thơng qua đó, nói lên được những nét đặc trưng trong văn hóa địa phương, và cả tập tục trong sinh hoạt tiêu biểu qua ẩm thực, nghi thức cũng bái, thờ cúng tổ tiên, và cả quan niệm về cuộc sống, về tầm quan trọng tình cảm gia đình.

Một phần của tài liệu (Trang 37 - 39)