Phương hướng phát triển đời sống văn hóa xã hội hai bên bờ

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 70)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

3.2. Phương hướng phát triển đời sống văn hóa xã hội hai bên bờ

3.2.1. Phương hướng phát triển

Văn hóa có vai trị hết sức quan trọng đối với xã hội và con người. Đối với xã hội thì văn hóa là chất keo liên kết các thành viên của cộng đồng để tạo nên bản sắc dân tộc. Nó vừa là vũ khí tự vệ, động lực phát triển xã hội, vừa là mục đích cuối cùng mà xã hội cần phải đạt tới. [16]. Định hướng lấy văn hóa làm nịng cốt phát triển con người và xã hội. Tháng 7 năm 1998, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 (khoá VIII) ra nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, theo Nghị quyết trung ương V (khóa 8) của Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển”. Dựa vào nghị quyết mà Đảng thơng qua, đó sẽ là phương hướng cụ thể giúp đảm bảo xây dựng cho cư dân Nại Hiên có đời sống văn hóa vừa đậm đà bản sắc, nhưng cũng đầy đủ về mặt vật chất. Phương hướng không thể đặt ra riêng lẻ ở làng Nại Hiên mà phải dựa và sự nghiệp phát triển chung của toàn thành phố, xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố hiện đại, phát triển toàn diện về cơ sở hạ tầng, kinh tế, văn hóa xã hội. Để có được mục tiêu như mong muốn luôn cần sự đồng tâm hiệp lực của tồn dân và chính quyền thành phố, với mục tiêu “5 khơng” “3 có” sẽ là hướng đi đúng đắn giúp xây dựng Đà Nẵng văn minh. Nại Hiên đã và đang, dốc tồn sức để góp phần khơng nhỏ vào bước chuyển mình này.

Về an sinh xã hội: Hướng đi đầu tiên cần xác định là có nhà ở, ổn định cuộc

sống, được xem là nhu cầu bức thiết của mọi tầng lớp nhân dân; giải quyết tốt vấn đề nhà ở là tiền đề quan trọng, góp phần nâng cao mức sống cho người dân, ổn định xã hội và tác động tích cực, đến lộ trình xây dựng và phát triển thành phố. Nhận thức được điều này, trong những năm qua, Đà Nẵng đã chủ động thực hiện định hướng phát triển nhà ở cho nhân dân. Vấn đề này đã được cụ thể hóa bằng việc xây dựng mục tiêu chương trình “Thành phố 3 có”, xây dựng các khu chung cư mới, từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt của người dân. Tiêu biểu rõ rệt nhất đó là

q trình giải tỏa thành cơng khu nhà chồ ven sông trước đây, giải quyết cho hàng ngàn hộ dân có chỗ ở ổn định.

Về Kinh tế - Du lịch: Theo phương hướng phát triển chung của toàn thành phố

đến năm 2020 là thành phố văn minh hiện đại theo hướng cơng nghiệp hóa. Vì vậy đối với những ngành nghề truyền thống, cần có sự đổi mới, đầu tư phát triển nghề đi biển, gắn liền với việc phát triển công nghiệp sản xuất thủy sản. Tạo điều kiện cho cơng nghiệp đóng tàu ở Nại Hiên Đơng có chỗ đứng vững chắc, khi ở một địa điểm thuận lợi khá gần cảng Tiên Sa, là nơi neo đậu rất nhiều thuyền lớn, của những làng lân cận như Thọ Quang, Mân Thái, bởi Vũng Thùng kín gió biển lặng. Như vậy nơi này hồn tồn có thể phát triển cơng nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuyền, vì phần lớn là ngư dân cho nên có rất nhiều kinh nghiệm trong việc làm tàu thuyền, và đó cũng là phương tiện sinh sống chủ yếu của cư dân Nại Hiên Đông. Bên cạnh đó những hoạt động dịch vụ thương mại cũng cần phải chú trọng, bởi đây là bộ mặt giúp phát triển du lịch ở thành phố, xây dựng phát triển chợ Nại Hiên, Nại Hiên Đông thành nơi buôn bán sầm uất.

Xác định ngành du lịch đóng vai trị rất quan trọng, trong việc phát huy thế mạnh, thu hút thêm nhiều nguồn đầu tư vào thành phố. Những sản phẩm du lịch đặc trưng ở đơi bờ sơng Hàn, cần có thêm những hoạt động mới mẻ hơn, đặc biệt ở bờ Đơng sơng Hàn, bên cạnh đó đảm bảo an ninh trật tự. Từ đó vươn đến mục tiêu tạo cơng ăn việc làm cho cư dân, từng bước xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức thu nhập ổn định cuộc sống của người lao động. Định hướng phát triển du lịch gắn liền với đời sống sinh hoạt của cư dân Nại Hiên Đông, bằng cách kết hợp tour mở ra cho khách du lịch trải nghiệm về nghề biển. Đầu tư xây dựng các bến cảng du lịch, kết hợp du lịch sông Hàn với việc xây dựng thôn quê, ở ven sông khu vực Nại Hiên Đơng, mơ phỏng lại những đặc trưng văn hóa, khơng chỉ riêng của địa phương mà toàn thành phố. Đồng thời qua đó kết hợp tái hiện một số ngành nghề thủ công truyền thống như làm thúng rái, đan lưới, đóng ghe, làm mắm… Cùng đó là khơng gian thưởng thức ẩm thực và văn nghệ dân gian: bài chòi, hò trên sông… Du lịch sông Hàn không chỉ tham quan ngắm cảnh, mà ln cần có những điểm nhấn, bằng

việc tạo nên dấu ấn văn hóa qua Cổ Viện Chàm, chùa An Long, và những trải nghiệm tuyệt vời khi khám phá đời sống cư dân. Ngồi ra cần hình thành những khu chợ đêm bán hàng lưu niệm, sát bờ sơng Hàn, phát triển thêm những chương trình biểu diễn, quảng bá nghệ thuật dân gian, lễ hội hiện đại kết hợp với xây dựng khu vực ẩm thực đặc trưng địa phương ngay tại đường phố, ở bờ Tây và Đông sông Hàn. Những hoạt động du lịch cần phải đảm bảo được nét đặc sắc của văn hóa, bên cạnh đó cần phải có sự liên kết với các cư dân địa phương để tạo nên những sản phẩm du lịch mới thu hút, và quản lí được những hoạt động phục vụ cho du lịch ở địa phương.

Về văn hóa: Xây dựng khối phố đồn kết, tổ dân phố văn hóa ln là mục tiêu

hướng đến ở làng Nại Hiên. Đi liền với việc đảm bảo nơi ở, là vấn đề củng cố và tiếp tục xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội…; triển khai cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của dân tộc, đặc biệt chú trọng nuôi dưỡng giáo dục thế hệ trẻ. Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật; bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống, cách mạng. Xây dựng nhà văn hóa cơ sở, thành lập các câu lạc bộ hội nhóm làm phong phú thêm đời sống văn hóa địa phương, là nơi giao lưu, học hỏi, giải trí. Chính quyền kết hợp cùng các cơ sở tôn giáo xây dựng cho dân cư một đời sống văn hóa đảm bảo, trong việc sinh hoạt văn hóa tơn giáo khơng tách rời khỏi tư tưởng nhà nước. Các đoàn thể giúp định hướng tốt việc xây dựng đời sống tâm linh tốt đẹp mà vẫn giữ vững được truyền thống văn hóa dân tộc.

Chú trọng phát huy mạnh mẽ chức năng thông tin, giáo dục của các phương tiện thơng tin đại chúng, vì lợi ích của dân cư. Đối với những lễ hội truyền thống, và hoạt động truyền thống của làng cần tranh thủ hơn nữa sự quan tâm của truyền thơng, báo chí để phát huy hơn nữa giá trị truyền thống. Các ngành chức năng tập trung đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ hoạt động báo chí, xuất bản vững vàng về chính trị, tư tưởng, nghiệp vụ và có năng lực đáp ứng tốt yêu cầu của thời kỳ mới.

Xây dựng một số trung tâm văn hóa, riêng ở bờ đơng sơng Hàn cần xây dựng thêm những trung tâm thương mại và hoạt động giải trí, tiếp thu những kinh nghiệm tốt về phát triển văn hóa của các nước. Ngăn chặn, đẩy lùi, vơ hiệu hóa sự xâm nhập và tác hại của các sản phẩm đồi trụy, tránh tình trạng mê tín dị đoan lợi dụng tơn giáo thực hiện mục đích xấu xa về chính trị, văn hóa, bồi dưỡng và nâng cao sức đề kháng của thế hệ trẻ.

Như vậy, xây dựng đời sống văn hóa của cư dân làng Nại Hiên phải phù hợp với từng khu vực. Nại Hiên Tây cần đầu tư phát triển hơn nữa về du lịch, với lợi thế ở trung tâm thành phố, có Cổ Viện Chàm, cùng chùa An Long, đình Nại Hiên Tây là những di tích văn hóa lịch sử được nhiều du khách biết đến. Cùng với hệ thống các nhà hàng ẩm thực phong phú, và cả hoạt động tôn giáo nổi bật ở chùa Tam Bảo, nằm sát con đường lớn Nguyễn Văn Linh với cây cầu Rồng, một cơng trình biểu trưng sự lớn mạnh của thành phố, một địa điểm du lịch khá nổi bật cùng với các hoạt động văn hóa nghệ thuật đường phố đặc sắc, là những thế mạnh vốn có ở Nại Hiên Tây. Nơi đây cần kết hợp phát triển du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa, xây dựng đời sống văn minh. Đối với Nại Hiên Đông, hướng đi đầu tiên cần có là an sinh xã hội, nâng cao hơn nữa mức sống của cư dân nơi đây sao cho tương xứng với đô thị loại I, đồng thời quan tâm hơn đến sinh hoạt truyền thống, dựa vào tiềm năng để phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và xuất khẩu thủy hải sản.

3.2.2. Mục tiêu phát triển

Từ phương hướng chung đã xác định, chính quyền và tồn bộ cư dân làng Nại Hiên Đông – Tây đề ra mục tiêu cần đạt được: xây dựng đời sống văn hóa dân cư dựa theo “5 khơng” “3 có”. “5 khơng”, đó là: khơng có hộ đói, khơng có người mù chữ, khơng có người lang thang xin ăn, khơng có người nghiện ma tuý trong cộng đồng, khơng có giết người để cướp của. “3 có”: có nhà ở, có việc làm và có lối sống văn minh đơ thị.

Ngày 14/10/2005, Chủ tịch UBND thành phố đã ký Quyết định số 140/2005/QĐ-UBND về việc ban hành Đề án có nhà ở cho nhân dân trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2010. Thực hiện tốt nội dung Đề án, đến năm

2010 thành phố đã xố tồn bộ nhà tạm, giải quyết cơ bản vấn đề nhà ở cho người dân; trong đó trước hết tập trung ưu tiên cho các đối tượng thuộc diện gia đình chính sách, hộ nghèo chỗ ở chưa ổn định, các hộ tái định cư. Hiện nay, thành phố đã cơ bản xoá được phần lớn các căn nhà ổ chuột, nhà chồ (đã xoá được 3.206 căn nhà ổ chuột, nhà chồ), đưa dân vào sống trong các khu dân cư có điều kiện tốt hơn về kết cấu hạ tầng cũng như điều kiện sinh hoạt. [33]

Huy động cả hệ thống chính trị đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nhân dân xây dựng khu dân cư đoàn kết, tương trợ lẫn nhau đến năm 2015 từng bước hình thành những nếp sống văn minh phù hợp thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố.

Góp phần nâng cao chất lượng đời sống nhân dân tại khu dân cư, đưa các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào đời sống của nhân dân, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong khu dân cư; tạo sự đồng thuận của nhân dân vào thực hiện các chương trình cộng đồng.

Vận động nhân dân phấn đấu vươn lên thực hiện xóa đói, giảm nghèo; khơng trơng chờ, ỷ lại vào Nhà nước, hạn chế tối đa các hủ tục, tăng cường xây dựng khu dân cư văn hóa và gia đình văn hố.

Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ phường Nại Hiên Đông lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2010-2015) xác định chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng: “Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại dịch vụ, thuỷ sản”. đẩy mạnh phát triển ngành thủy sản, tăng sản lượng đánh bắt hải sản, nâng cao thu nhập cho ngư dân của địa phương. [31]

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tính tự quản, tự tổ chức của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng đời sống văn hoá cơ sở trên tinh thần quán triệt đường lối của Đảng, chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, tôn trọng kỷ cương xã hội. Chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc độc đáo của từng điạ phương, tiếp thu tinh hoa văn hố từ bên ngồi, tích cực sáng tạo các giá trị văn hố mới góp phần khơng ngừng nâng cao trật tự văn hố trong nhân dân, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển quê hương đất nước.

Một phần của tài liệu (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)