Tín ngường thờ cúng ông bà tổ tiên

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 45)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

2.2.2.2.Tín ngường thờ cúng ông bà tổ tiên

2.2 Phong tục tập quán, tín ngưỡng-tôn giáo

2.2.2.2.Tín ngường thờ cúng ông bà tổ tiên

Thờ cúng ông bà là hình thức tín ngưỡng thể hiện quan niệm về nhân sinh của người Việt Nam, chết chưa phải là hết, linh hồn thế hệ đi trước hằng ngày vẫn theo dõi cuộc sống con cháu. Người Việt vốn rất coi trọng đạo hiếu, để thể hiện lòng thành kính và nhớ đến công lao sinh thành dưỡng dục, nhớ đến ông bà là lẽ thường mà đạo làm con cháu phải biết tuân theo. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” cho dù theo tôn giáo nào cũng không thể nào bỏ qua quy tắc ấy.

Là phong tục đạo lý tốt đẹp, cư dân Nại Hiên bao đời nay vẫn luôn gìn giữ, bậc cha ông luôn răn dạy con cháu sống tốt, làm tròn trách nhiệm mà đấng sinh thành giao phó. Ở mỗi gia đình ý thức rất rõ việc thờ cúng gia tiên, ông bà vẫn được xem như còn sống bên cạnh, cầu mong tổ tiên phù hộ cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Trong tục thờ cúng tổ tiên quan trọng hơn cả là tục cúng giỗ vào ngày mất. Việc cúng giỗ ở mỗi gia đình đều diễn ra đều đặn, điều này cho thấy sự tôn trọng, ngoài ra mỗi khi gia đình có việc lớn như cưới hỏi, lễ tết, ngày rằm, ông bà dù đã khuất nhưng vẫn là một thành viên trong gia đình, được mời về dự những sự kiện trọng

đại. Nhìn chung cư dân ở Nại Hiên Tây phần lớn đều theo đạo Phật, hoặc chỉ đơn thuần thờ cúng ông bà. Truyền thống này được lưu giữ rất cẩn thận, trong mỗi gia đình đặc biệt coi trong việc cúng giỗ thường ngày, mà trách nhiệm chính là người con trai trưởng. Bàn thờ luôn được đặt vị trí chính giữa, nơi trang trọng nhất, cao nhất trong ngôi nhà. Đối với những gia đình ở khu chung cư Nại Hiên Đông, dù không gian không có nhiều nhưng ở mỗi hộ gia đình đều cố gắng sắp xếp vị trí bàn thờ ngay gian phòng giữa. Đến ngày giỗ theo truyền thống mỗi gia đình đều phải bày ra mâm cúng, mời ông bà về thưởng thức bao gồm hương hoa, trà rượu, xôi thịt.. Với quan niệm dương sao âm vậy, tin rằng khi hóa kiếp con người vẫn có cuộc sống tương tự như trần gian, để ông bà không chịu khổ đã có tục đốt vàng mã, bên cạnh đó mâm cúng sẽ được gia đình chuẩn bị có cả những món mà ông bà yêu thích khi còn sống.

Đạo lí hướng về cội nguồn không chỉ dừng lại ở mỗi gia đình mà còn hướng về cội nguồn chung của cả cộng đồng, được khai sinh bởi những vị tiền hiền có nguồn gốc từ Thanh Hóa Nghệ An, con cháu làng Nại Hiên hằng năm vẫn giữ trong mình truyền thống thờ cúng bậc khai sinh. Một đặc trưng riêng biệt trong văn hóa tộc họ miền Trung đó chính là sự liên kết giữa các tộc họ, đình làng là nơi thờ cúng của những vị tiền hiền khai sinh lên những dòng họ khác nhau ở vùng đất này, mà tiêu biểu các tộc họ: Bùi, Nguyễn, Trần, Phạm, Võ, Lê và Ngô.. .

Một phần của tài liệu (Trang 44 - 45)