Thiên chúa giáo

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 47)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

2.2.3.1Thiên chúa giáo

2.2 Phong tục tập qn, tín ngưỡng-tơn giáo

2.2.3.1Thiên chúa giáo

Giáo xứ Nhượng Nghĩa nằm trên đường Trần Hưng Đạo, tổ 14 phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà, bên bờ Đông sông Hàn. Nhượng Nghĩa là tên ghép của 2 giáo xứ gốc ở giáo phận Vinh, xứ Nhượng Bạn và Trung Nghĩa, những giáo dân đầu tiên đặt dấu chân khai sinh và thành lập giáo xứ đa phần đều từ hai xứ đạo này. Giáo xứ được chính thức thành lập vào năm 1954 cho đến nay được 60 năm. Nằm dọc theo bờ sông Hàn nơi đây khá dễ dàng trong việc tuyền bá và tiếp nhận đạo thiên chúa, khởi đầu bằng việc 12 hộ gia đình dân đạo ở Nghệ An sống lênh đênh trên sông Hàn. Ban ngày đi đánh cá trên sông, đêm đến những ghe thuyền này tụ

họp lại đọc kinh lần hạt xin chúa cha và đức mẹ phù hộ. Dần dần, những cư dân địa phương có khơng ít người tin theo, từ đó thành lập nên giáo xứ mới ở làng Nại.

Từ khi thành lập cho đến nay, giáo xứ đã có những đóng góp khơng nhỏ cho đời sống cư dân nơi đây, hiện nay có khoảng 856 giáo dân thuộc khu vực phường Nại Hiên Đông, do linh mục Phêrơ Lê Hưng quản lí. Cũng như các tơn giáo khác, đạo Thiên chúa luôn hướng con người đến với chân thiện mĩ, hướng con người đến tâm lòng bác ái, bao dung sống vì cộng đồng. Thiên Chúa giáo vốn có quá nhiều khác biệt với văn hóa Việt Nam, khi chỉ được thờ phụng một đức Chúa cha, không được phép làm lễ thờ cúng. Tuy nhiên hiện nay để phù hợp với nền văn hóa bản địa, bởi theo cư dân làng Nại và truyền thống dân tộc, không cho phép con cháu quên đi chữ hiếu. Cho nên, điều này được xem như là một sự tiếp biến của đạo thiên chúa, lược bỏ đi những nghi lễ cúng bái con cháu trong gia đình vẫn thắp hương, đặt trái cây lên bàn thờ để tưởng nhớ, gia đình tụ họp ăn uống cầu nguyện cho ơng bà, đồng thời có tục xin dâng lễ ở nhà thờ để tất cả mọi người trong giáo xứ cùng tưởng nhớ, đọc kinh cầu nguyện cho linh hồn.

Hoạt động của giáo xứ khá phong phú, giúp nâng cao đời sống tinh thần của bộ phận giáo dân nơi đây. Mỗi năm có ba dịp lễ lớn đó là lễ phục sinh, lễ chúa sinh ra đời (giáng sinh), lễ đức mẹ ( lễ tháng mân cơi). Đó là những dịp lễ quan trọng đối với người dân xứ đạo, luôn phải mang trong mình sự thành kính ăn năn sám hối, mỗi ngày phải đọc kinh sáng tối, và bắt buộc phải đi lễ ngày Chủ nhật, tránh phạm vào những điều răn mà chúa đã phán dạy, giúp con người có ý thức sống tốt hơn. Việc giáo dục cho các em nhỏ luôn được nhà thờ chú trọng, mỗi ngày chủ nhật các em sẽ được tham dự các lớp giáo lí, và đặc biệt là thành lập các đội kỹ năng tổ chức các hoạt động phong phú, qua đó rèn giũa thêm tư cách đạo đức, và thêm lịng kính Chúa yêu người. Giáo xứ có khoảng 200 em nhỏ hiện đang theo học chia phân cấp theo độ tuổi, chương trình học khác nhau từ mẫu giáo cho đến trưởng thành, hôn nhân. Thể hiện rõ tinh thần Bác ái, dân xứ đạo luôn giúp đỡ lẫn nhau, bằng việc quyên góp gạo, áo quần cho gia đình khó khăn, hay cả những chương trình khuyến học dành cho những em nhỏ có thành tích học tập tốt. Những quy định giáo lí có

phần khắt khe, nhưng với những hoạt động hỗ trợ về cả tinh thần lẫn vật chất như vậy khiến cho đời sống của cư dân Nại Hiên Đông vơi bớt khó khăn, góp phần xây dựng gia đình cơng giáo văn hóa tiến bộ.

Một phần của tài liệu (Trang 45 - 47)