Văn học nghệ thuật

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 57)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

2.4. Văn học nghệ thuật

2.4.1. Nghệ thuật biểu diễn đường phố

Xây dựng hình ảnh thành phố hiện đại, hòa nhập với xu thế chung toàn cầu ln là một mục tiêu chung trong q trình phát triển của Đà Nẵng. Ngoài việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, hiện nay có khơng ít hoạt động giao lưu văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Khá gần gũi với hoạt động sống

hằng ngày của cư dân, là âm nhạc đường phố, nghệ thuật hè phố được biểu diễn và biết đến rộng rãi ở cầu sông Hàn.

Nghệ thuật đường phố đã quá quen thuộc với giới trẻ. Trải dài ở tuyến đường Bạch Đằng từ cầu chữ T nằm trước tịa thị chính cũ Đà Nẵng đến cầu rồng đối diện Cổ Viện Chàm. Từ khi đường Nguyễn Văn Linh kéo dài đến cầu rồng, thuộc phường Bình Hiên đã tạo thêm một khoảng khơng gian thống mát cho sinh hoạt cư dân nơi này, tạo điều kiện cho nghệ thuật đường phố phát triển. Chỉ trong khu vực này có thể bắt gặp vơ số các loại hình biểu diễn như: ảo thuật, du ca, hiphop, break dance, vẽ tranh…

Các hoạt động nghệ thuật diễn ra ở đây khá thường xuyên, những nhóm bạn trẻ u thích ca hát, lập nhóm với tên gọi “Du ca” khoảng 30 thành viên mang theo đàn guitar và trống bass cajon, được xem là hình thức khác của hát rong, tuy nhiên hát ở đây khơng vì mục đích kiếm tiền chủ yếu để góp vui. Các bạn trẻ thường hay tụ tập về đây vào mỗi tối thứ bảy ca hát. Đây là một hình thức sinh hoạt khá gần gũi, mọi người đàn hát cho nhau nghe, thậm chí cịn mời gọi dân địa phương, khách du lịch cùng tham gia.

Trong khoảng vài năm trở lại đây, ảo thuật đường phố có sức hút đối với giới trẻ Đà Nẵng, chỉ cần một bộ bài nho nhỏ và vài đồng xu nhỏ đã có thể biểu diễn được kha khá trò ảo thuật đánh lừa mọi người xung quanh. Là mơn nghệ thuật địi hỏi sự nhanh tay, khéo léo và cả nắm bắt tâm lí người xem, cho nên khá được ưa thích, đơi khi tạo nên tiếng cười sảng khoái bởi sự hài hước dí dỏm của người biểu diễn/

Trượt Patin ở là tuy môn thể thao vận động nhưng vẫn được xếp vào môn nghệ thuật biểu diễn đường phố, bởi khơng chỉ đảm bảo rèn luyện sức khỏe, mà cịn thể hiện nét đẹp trong mỗi bước chân và chuyển động cơ thể . Thời gian gần đây, môn thể thao này khá phát triển, bằng chứng là việc ra đời của khá nhiều sân trượt patin, nhưng nơi đầu tiên, đưa môn nghệ thuật này đến gần các bạn trẻ hơn từ chính bờ sơng Hàn. Chiều tối những bạn trẻ và một số em nhỏ đã mang giày trượt, và thỏa

sức thể hiện những đường trượt điệu nghệ nhẹ nhàng. Cho đến nay, vẫn có khơng ít em nhỏ tham gia, đây được xem là hoạt động vui chơi khá bổ ích.

Khu vực gần Cầu Rồng hiện nay tập trung khá đông người tản bộ, và hoạt động của khá nhiều loại hình khác như Patin, vẽ tranh, du ca.. Đến mỗi khi tổ chức lễ hội âm nhạc đường phố, tại cuối đường Bạch Đằng luôn tập hợp khá nhiều sự tham gia của các nhóm nhảy, đa dạng các tiếc mục ca hát, ảo thuật, múa..

Không biết từ bao giờ mà nơi đây là sân chơi thể hiện niềm đam mê nghệ thuật của một bộ phận giới trẻ Đà Nẵng. Những môn chơi thuộc loại nghệ thuật đường phố giúp cơ thể khỏe mạnh, khéo léo hơn, thể hiện cá tính và nhất là giải tỏa căng thẳng sau những giờ lao động, học tập. Bên cạnh hoạt động sôi nổi của phần đơng giới trẻ, bờ sơng Hàn cịn là nơi để những người lớn tuổi tìm thấy niềm vui và cả sự thanh thản trong tâm hồn già cỗi. Mỗi buổi sớm hay chiều tà là nơi họ tản bộ, hay tập những bài thể dục, dưỡng sinh có ích cho sức khỏe, những bài múa uyển chuyển không chỉ là nghệ thuật mà cịn giúp cơ thể ln cân bằng. Hoặc thú vui tao nhã hơn nữa không cần phân biệt tuổi tác là chơi cờ tướng, với những người cao tuổi đó là niềm vui đơn giản trong cuộc sống, được giao tiếp với mọi người xung quanh, hơn thế nữa cịn giúp cho cơ thể trí óc minh mẫn.

2.4.2. Văn học

"... Bên bờ Tây sông Hàn ngổn ngang phố xá, Bên bờ Đông sông Hàn đường sá vắng tanh Cho dù em rất thương anh,

Nhưng đò đầy Ba, Má cấm qua lại, Cũng đành phải thôi.. "

Cùng với lịch sử phát triển của dân làng Nại Hiên, dịng sơng Hàn đi vào tâm thức của con người rất tự nhiên, là nguồn cảm xúc dồi dào cho thơ ca. Sự phân tách đôi bờ một thời ảnh hưởng biết bao nhiêu đến cuộc đời của dân làng nơi đây, qua lại cịn khó huống gì u nhau. Hoặc câu ca dí dỏm nói về sự khác biệt của cư dân hai bờ: “Con gái quận Ba không bằng bà già quận Nhất”, hay câu da dao quá đỗi quen thuộc với cư dân Nại Hiên Đơng về một thời nghèo khó:

“Đứng bên ni Hàn ngó bên tê Hàn phố xá thênh thang Đứng bên ni Hàn ngó bên tê Hàn bát ngát mênh mơng”.

Cho đến tận bây giờ suy nghĩ ấy vẫn còn in đậm trong tâm thức người dân, giữa hai làng Nại Hiên Tây và Nại Hiên Đơng vẫn cịn sự tách biệt quá lớn. Văn học dường như đã phần nào đó thể hiện suy nghĩ của con người:

“Vì sơng cách trở đơi bờ Thương ai lỗi hẹn lụy đò lòng đau

Trời đêm một dải sơng Ngân Lung linh soi bóng sơng Hàn đêm mơ”

Những câu thơ mượt mà được cư dân ngâm nga, vẻ đẹp sông Hàn tăng lên gấp bội, khơng biết từ bao giờ mà hình tượng dịng sơng lại trở nên thơ mộng. Có lẽ vì một đời gắn bó với sơng nước khiến cho dịng sơng trong mắt cư dân làng Nại trở nên đẹp đến thế. Những câu ca dao quen thuộc vẫn còn ăn sâu trong tâm trí hằng ngày về lời răn dạy con cháu nhớ quê hương, nhớ trở về nơi thuận lợi cho mưu sinh:

“Sơn Trà núi ấy dựa kề Tây sông Đông biển nhớ về làm ăn”

Đó là lời nhắc nhở của ơng bà với con cháu làng Nại Hiên Đông, câu ca khẳng đinh phương thức sinh sống dựa vào sông Hàn và nghề đi biển, con cháu có đi đâu cũng phải tiếp nối ngành nghề truyền thống bao đời nay.

Kho tàng Văn học nghệ thuật có lẽ vơ cùng phong phú, bởi được thừa hưởng từ văn học dân gian Quảng Nam. Ngoài tác phẩm về thơ ca, văn học dân gian, còn phải kể đến những sáng tác âm nhạc có ảnh hưởng khơng nhỏ, bằng những câu hát đơn giản, nhưng thể hiển chan chứa tình cảm của một người con Đà Nẵng đối với quê hương, và cả dịng sơng hiền hòa thân thương, những tác phẩm âm nhạc khá quen thuộc với cư dân Nại Hiên có thể kể đến: Đà Nẵng thành phố tơi yêu, Mênh mang sông Hàn, sông Hàn anh chọn buông neo...

Tiểu kết:

Dịng sơng Hàn gắn liền với cư dân nơi này, từ thuở sơ khai lập ấp, ấy thế mà trôi qua mấy thế kỉ, thay đổi biến thiên bao lần, thế nhưng vị thế quan trọng của dịng sơng chẳng hề vơi đi. Những tập tục truyền thống vẫn còn được lưu giữ, đáng tự hào hơn nữa, ở giữa thời kì chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tồn cầu hóa, giá trị cổ truyền càng mờ nhạt, thế nhưng vẫn không thiếu những con người, mang tâm huyết gìn giữ trao tuyền cho thế hệ con cháu. Nét đẹp trong đời sống cư dân nơi đây, được thể hiện trong mọi mặt, từ các hoạt động sống thường nhật, cho đến sinh hoạt tập tục lễ nghi, giải trí cộng đồng, tuy cịn nhiều khó khăn trong cuộc sống, thế nhưng cuộc sống cư dân Nại Hiên vẫn còn mang những điểm tự tinh thần vững chắc. Gia đình cộng đồng ln là tổng thể chẳng thể nào tách rời, có lẽ vì thế mà ý thức về nguồn cội, về tổ tiên lại càng được đề cao. Nằm ở trung tâm thành phố, các hoạt động sống hằng ngày của cư dân Nại Hiên chính là bộ mặt tiêu biểu cho cư dân Đà Nẵng, bên cạnh những điểm tích cực vốn có, ln cần phải cẩn trọng với thực trạng phát sinh, chính vì thế luôn cần những giải pháp và phương hướng xây dựng phù hợp, nâng cao giá trị và những nét đẹp vốn có trong đời sống cư dân nơi đây.

Chương 3

GIÁ TRỊ, THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA XÃ HỘI HAI BÊN BỜ

SÔNG HÀN

Một phần của tài liệu (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)