Phương thức sinh hoạt, nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 60)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

3.1.1.1.Phương thức sinh hoạt, nghề nghiệp

3.1. Giá trị đóng góp và các thực trạng

3.1.1.1.Phương thức sinh hoạt, nghề nghiệp

Trải qua hơn 500 năm phát triển, đời sống văn hóa có ít nhiều biến đổi, mọi phong tục tập quán đều không thể giữ nguyên, đúng với mọi hình thức và nghi lễ như ban đầu. Văn hóa ln vận động liên tục, sao cho gột bỏ đi những điều không phù hợp, mà vẫn giữ lại những tinh hoa quan trọng của dân tộc suốt ngàn đời nay. Những chuyển biến của đời sống con người không phải ở ngày một ngày hai mà có được. Tuy vậy cần phải nhìn nhận rằng, trong lối sống của cư dân làng Nại Hiên dù thay đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện đại, nhưng ẩn chứa đó vẫn là nét đẹp của đời sống bình dị, vẫn mang cái hồn tinh túy thể hiện truyền thống, từ vật chất đến tinh thần.

Ông cha ta có quan niệm: “An cư lạc nghiệp”, có nhà cửa rồi mới yên tâm làm ăn. Khu vực Nại Hiên Tây phường Bình Hiên trước kia là gị đất hoang sơ bây giờ đã là nhà cửa đông đúc. Đất đai đắt đỏ, dân cư còn rất nghèo nàn, đặc biệt là với những cư dân nhà chồ làng Nại Hiên Đông, từ sau khi giải tỏa lên bờ cuộc sống họ càng bấp bênh hơn vạn lần. Chính vì vậy những khu tái định cư Nại Hiên Đông 2, Vũng Thùng, khu đô thị Vịnh Mân Quang, Nại Hưng 1,2 là giải pháp hiệu quả nhất để giải quyết tồn bộ đời sống của những cư dân trơng chờ một nơi ở ổn định. Như vậy sẽ giảm tải kinh phí xây nhà cho từng hộ dân, đồng thời tiết kiệm được khá nhiều quỹ đất.

Bằng sự chăm chỉ lao động chân chính, từ những cư dân nghèo khó, cho đến nay 80% đã thốt nghèo, tuy chỉ đủ ăn khơng cịn lam lũ như trước kia nhưng với sự

cố gắng khiến cho đời sống khấm khá hơn. Sự thay đổi căn bản nhất có thể thấy rằng từ những làng mạc hoang sơ, đến nay đã trở thành những khu dân cư đông đúc của một thành phố hiện đại.

Trước kia, cư dân làng Nại Hiên chỉ có thể sống phụ thuộc vào đánh bắt cá và trồng trọt thì đến nay cơ cấu các ngành nghề đã đa dạng hơn. Có thể thấy lao động nghề nghiệp ở Nại Hiên Tây, Nại Hiên Đông trải qua thời gian đã thay đổi ít nhiều, ngồi những ngành nghề truyền thống là đánh bắt cá, làm nông, và cả những công việc hiện đại hơn là du lịch, thương mại, nghiệp ngày càng đa dạng tuy vậy vẫn có điểm khác biệt giữa hai bên bờ. Nếu như Nại Hiên Đông cư dân phần lớn theo những ngành nghề truyền thống, thì Nại Hiên Tây, trải qua quá trình phát triển nghề đánh bắt cá, làm nơng nay khơng cịn nữa. Con người nơi đây hòa nhập với nhịp sống thành phố, mọi người đều phải tìm cho mình một nghề nghiệp thích hợp từ buôn bán, tư nhân hay làm việc cho các cơ quan nhà nước. Sở dĩ có sự khác biệt thay đổi trong nghề nghiệp một phần chịu ảnh hưởng của điều kiện sống. Nại Hiên Đông ở gần biển, tốc độ đơ thị hóa cịn diễn ra khá chậm, biển là nguồn lợi, một sự ưu đãi cho dân nghèo. Khu làng cá tập trung đông đúc ở khối Nại Thịnh, Nại Hiên 5,6, đối với những khu chung cư tiêu biểu khu chung cư vịnh Mân Quang gồm 3 nhà A, B, C phần lớn là những cư dân nhà chồ trước kia sinh sống. Theo ông Trần Văn Đông (tổ trưởng nhà B khu chung cư Vịnh Mân Quang) có khoảng 40% làm nghề cá, 30% bn bán nhỏ và cịn lại là làm nhiều ngành nghề khác nhau, riêng nhà C thì cư dân từ nhiều địa phương khác đến sinh sống. Trong khi đó Nại Hiên Tây lại nằm ở ngay chính trung tâm thành phố, khơng đủ điều kiện thuận lợi, phù hợp với lao động truyền thống. Nhìn chung cơ cấu lao động nghề nghiệp khá đa dạng, kinh tế ngày càng phát triển con người càng có nhiều sự lựa chọn cần phải kể đến là lao động trí thức: giáo viên bác sĩ, cơng nhân viên chức…. Trình độ học vấn ngày càng được nâng cao, mỗi gia đình đều mong muốn con cái học hành tốt có cơng việc ổn định thay vì làm lụng cực khổ mà đồng tiền lại bấp bênh, chưa kể với nghề đi biển chứa khá nhiều rủi ro. Những người đi trước đã bao đời cực khổ, dù rất gắn bó với nghề đi biển và làm nông, nhưng họ vẫn muốn hướng con cháu đến với

con đường học vấn để tìm kiếm cơ hội đổi đời. Cơ cấu ngành nghề khá đa dạng, lớp trẻ khó lịng gắn bó với những cơng việc truyền thống, vì đều là những cơng việc lao động địi hỏi sức lực, thu nhập bấp bênh.

3.1.1.2. Phong tục tín ngưỡng

Cho đến nay, những phong tục tín ngưỡng tốt đẹp vẫn được dân làng lưu giữ cần thận. Tiêu biêu qua tập tục gắn kết cộng đồng vẫn được đề cao, cịn đó những con người có tâm huyết với truyền thống, lịch sử phát triển của dòng họ, luôn cố gắng từng ngày để bảo vệ những giá trị đáng quý mà ông cha ta để lại. Tiêu biểu như chú Nguyễn Bốn (62 tuổi - quản lí lăng cá ơng), Nguyễn Thanh Ngọc (65 tuổi Trưởng ban khánh tiết đình Nại Hiên), Huỳnh Mười (62 tuổi-Trưởng đình làng Nại Thịnh), hay anh Trương Văn Hiệp (42 tuổi), Trương Văn Lập (38 tuổi)… Đó là những con người ln ý thức gìn giữ, trao truyền cho con cháu đời sau những ý nghĩa tốt đẹp trong đời sống, dạy cho thế hệ mai sau luôn biết nhớ về nguồn cội, những vị tiền hiền khai khẩn nơi này. Thơng qua đó giúp cho lớp trẻ tiếp cận gần thêm với những giá trị văn hóa truyền thống, biết gìn giữ hơn nữa những tập tục lễ nghi tốt đẹp này.

Với một hệ thống lễ nghi vô cùng phong phú, và giàu ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tết Nguyên Đán đã trở thành ý thức hệ, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam, là một phong tục đẹp mà nhân dân ta cịn duy trì tới ngày nay. Trong thời kỳ tồn cầu hố như hiện nay cách ăn Tết của người Việt Nam phần nào đã thay đổi. Một số tập tục trong ngày Tết xưa khơng cịn phù hợp đã dần bị loại bỏ. Cư dân Nại Hiên xem đó là những dịp quan trọng, vẫn bánh tét, hạt dưa, đó là niềm vui khơng riêng của con trẻ mà còn là thời gian để người lớn nghỉ ngơi. Mâm cỗ ngày Tết giờ cũng phong phú hơn và đa dạng hơn. Bên cạnh những món ăn truyền thống, cịn có những món ăn được du nhập từ Phương Tây. Dù cuộc sống cơ cực đến mấy, nhưng nói đến tết trong suy nghĩ của người dân Làng Nại đó là những giá trị khơng bao giờ có thể lãng qn được, khi gia đình thân thuộc sum vầy, thể hiện giá trị cốt lõi trong văn hóa Việt Nam, có đi đâu cũng trở về với cội nguồn.

Ngồi ra, cần nhìn nhận vai trị của tơn giáo trong đời sống người dân. Không chỉ là một hoạt động văn hóa tinh thần, các tơn giáo đã biết phát huy được tinh thần tương thân tương ái từ cộng đồng, là nơi để gởi gắm niềm tin, trút bỏ những mệt nhọc từ cuộc sống hằng ngày, một trong những thay đổi tích cực của giáo xứ Nhượng Nghĩa, của các chùa Tam Bảo, Phổ Quang, Đơng Quang. Đó là định hướng cho những người theo đạo trở thành những công dân tốt, tranh thủ được sự ủng hộ qun góp, để tạo nên những chương trình phát triển cộng đồng, hay kết hợp với chính quyền xây dựng thêm các cơng trình có ích cho xã hội, làm tăng thêm tính đồn kết, giúp đỡ nhà trường và cả gia đình, trong việc rèn luyện đạo đức con em, và xây dựng kĩ năng sống tốt hơn. Bên cạnh đó, đặc biệt với Thiên chúa giáo, đã có những thay đổi thích nghi cho phù hợp hơn với phong tục truyền thống, cho thấy sự tôn trọng đối với văn hóa làng Nại Hiên.

Lễ hội cầu ngư là một nét đẹp văn hóa tiêu biểu cho suốt chiều dài phát triển của dân tộc, tuy tín ngưỡng cá ơng có từ lâu đời, và chỉ mới xuất hiện ở cư dân làng cá Nại Hiên từ những năm 30, so về mặt truyền thống không bằng những làng biển khác, tuy vậy vẫn giữ được nét đẹp tâm linh vốn có. Trong khi đó sự ra đời của các lễ hội lớn, và hoạt động văn hóa nghệ thuật tạo nên một bộ mặt mới sơi động, hồnh tráng, tạo điều kiện cho việc phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 60)