Đặc điểm ẩm thực

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG

2.3.Đặc điểm ẩm thực

Đà Nẵng, một thành phố lớn với hệ thống giao thông thuận lợi, là điểm trung chuyển quan trọng giữa miền Bắc và Nam, vì thế có thể kết hợp được với ẩm thực của các vùng miền khác, nên ẩm thực đã có những biến đổi hơn so với Quảng Nam. Sông Hàn vốn được xem là nơi thể hiện sự phát triển toàn diện của thành phố, vì vậy thật khó để không bắt gặp những quán xá đông đúc. Trước kia, khi chưa quy hoạch giải tỏa nhà thi đấu Nguyễn Tri Phương, tuyến đường Nguyễn Văn Linh bị cắt ngang bởi ngã tư Nguyễn Văn Linh, Hoàng Diệu… Về sau, nhằm phát triển du lịch, thuận tiện cho lưu thông xe cơ giới, tuyến đường này được kéo dài đâm ra tới cầu sơng Hàn, thẳng về phía Cổ Viện Chàm. Có lẽ bởi vị trí thuận lợi, rộng rãi thoáng mát, đặc biệt là giáp với bờ sông, nơi dạo mát nghỉ ngơi của người dân sau ngày dài mệt nhọc nên nhiều nhà hàng mới mọc lên phục vụ cho nhu cầu thực khách. Nhìn chung các nhà hàng đều có mặt bằng rộng rãi, thích hợp cho những cuộc hội họp, và đảm bảo cả khung cảnh thoải mái cho việc thưởng thức. Chỉ ở một đoạn đường trong khoảng thời gian ngắn đã có vơ số nhà hàng, qn xá mọc lên, san sát nhau.

2.3.1. Ẩm thực nhà hàng

Ẩm thực không chỉ đơn giản là thưởng thức ở hương vị, với những vị khách khó tính thì đó là sự kết hợp tinh túy giữa món ăn và cả không gian bày biện, ăn thôi chưa đủ, mà phải có cả sự ngắm nghía thán phục. Đó là những tiêu chí mà các nhà hàng sang trọng ln tn thủ nghiêm túc, tạo nên giá trị tốt hơn nữa cho các món ăn. Theo q trình khảo sát tại khối Nại Hiên Tây A, Nại Hiên Tây B, có 6 nhà hàng lớn và 2 quán café .

Trong số 6 nhà hàng lớn gồm có: nhà hàng Ngọc Tửu (số 48 đường 2\9), đặc sản tại quán là những món ăn phong phú trên rừng dưới biển từ bào ngư, đà điểu, cá sấu.. món ăn chủ đạo vẫn là thịt dê tươi và rượu “Ngọc Tửu” đặc trưng của quán. Dê được chế biến thành những món ăn quen thuộc đầy mùi vị như dê tái chanh, xào xả ớt, nướng mọi… Bên cạnh đó vẫn khơng thiếu những món ăn tạo dấu ấn riêng cho quán như: lẩu dê Ngọc Tửu, Kì linh tửu quán (cháo gan dê), xương dê hầm thảo dược, đây là những món ăn hết sức bổ dưỡng, bởi quy trình chế biến cơng phu và nguyên liệu đắt tiền từ sâm và các thảo dược, chỉ với một thố nhỏ giá tầm từ 150 đến 180 ngàn đồng.

Nhà hàng Sumo Boy (số 54, đường 2/9) theo phong cách Nhật Bản, gồm hai món chính là lẩu Nhật Bản và nướng BBQ. Lẩu được làm theo hương vị đặc trưng của xứ sở mặt trời mọc, cùng với trang trí đầy màu sắc từ rau củ, thịt bị Kobe bổ dưỡng cùng hải sản. Trong khi đó món nướng BBQ ln được u thích mà đặc biệt ở giới trẻ khi tổ chức tiệc nướng tại đây, thể hiện rõ triết lý ngũ sắc, ngũ vị trong ẩm thực Nhật Bản, một khi thưởng thức các món ăn, chẳng thể nào thiếu vị cay nồng của rượu Sake.

Nhà hàng Samdi mang đẳng cấp Đà Nẵng ở đường Phan Châu Trinh, đây là địa điểm rất nổi tiếng dành riêng cho các cuộc hội hộp cấp cao, những nhân vật có thu nhập cao. Nhìn từ vị trí tọa lạc trên cịn đường nhỏ Phan Châu Trinh, ít ai ngờ rằng đó là cả một tổng thể kiến trúc công phu, tráng lệ được là từ gỗ quý, các món ăn được phục vụ rất chuyên nghiệp, được chế biến bởi các đầu bếp có tiếng từ Trung Quốc.

Nhà hàng Táo đỏ ở số 20 Nguyễn Thiện Thuật, là nhà hàng chuyên tổ chức tiệc cưới, Cuối cùng là Nhà hàng sông Hàn ngay gần du thuyền Cầu Rồng. Nhà hàng Nguyệt Quế Viên (B26 Nguyễn Văn Linh).

Nhìn chung, các nhà hàng đều được lựa chọn xây dựng ở không gian rộng rãi thống mát sát bờ sơng, ngoại trừ nhà hàng Samdi và nhà hàng Táo đỏ. Đều là những nhà hàng lớn nên đặc biệt chú trọng đến không gian, phải vừa thoải mái nhưng đầy sang trọng và tinh tế, việc đầu tư vào thiết kế rất quan trọng, bàn ghế

chén dĩa được sắp xếp hết sức nghệ thuật. Thực đơn hầu như bao gồm những món ăn dân dã phục vụ cho khẩu vị quen thuộc, và không thiếu đặc sản làm nên thương hiệu của quán, đảm bảo chế biến kĩ càng về nguyên liệu, và các quy tắc trong nấu ăn, nên người thưởng thức không phải lo lắng nhiều. Sự xuất hiện của nhà hàng Sumo Boy, Samdi đã mang lại nét mới mẻ trong văn hóa ẩm thực của khu dân cư Nại Hiên Tây. Khách hàng là thượng đế, vì vậy với các nhà hàng ln đặt ra tiêu chí đáp ứng nhu cầu “Ngon – Đẹp – Phục vụ chu đáo, tận tình”.

2.3.2. Ẩm thực bình dân

Nói đến Nại Hiên Đơng, món ăn bình dân nhưng cũng hấp dẫn không kém, với tên gọi hết sức dân dã đó là bánh canh “Ruộng”, có người gọi vui là bánh canh “Ruộng nhà nghèo”. Ra đời gắn liền với cánh đồng hoang sơ, những quán ăn lúc này chỉ phục vụ cho nông dân nghèo khổ, tiệm ăn nhỏ mà bao quanh là ruộng đồng, có lẽ vì vậy, mà chữ “Ruộng” ấy gắn liền với món cháo bánh canh quen thuộc. Theo lời chủ quán chị Nguyễn Thị Nhung: “Tôi bán ở đây từ nhỏ, cho đến nay quán đã tồn tại khoảng gần 20 năm, cả gia đình tơi đều phụ thuộc vào cơng việc buôn bán này. Ban ngày, đến chợ lấy mối cá rồi về chế biến, đến chiều tối dọn hàng quán bn bán”. Nếu như bánh canh “Ruộng” chính gốc ở đường Hà Thị Thân có sự tổng hợp giữa các nguyên liệu từ cá, nem, chả, trứng cút và cả ram cuốn tôm chiên ăn kèm, một đặc trưng rất riêng chỉ có nơi này, thì bánh canh “Ruộng” cầu Thuận Phước lại được chế biến từ nguyên liệu chính là cá và bột gạo. Ngày trước, một tô chỉ có vài đồng, qua thời gian tăng từ 3.000 đến 5.000, và hiện nay chỉ với 7.000 (đồng) thôi nhưng đã có một tơ bánh canh ngon lành. Nhìn chung tơ bánh canh ở đây vừa phải, được nấu từ cá nên nước rất ngọt và thơm. Cá được chọn là cá Nục, cá Ngừ, cá Bả Trầu… đặc biệt là cá Ngừ, vì thịt nhiều và nấu lên nước rất ngọt. Ban đầu cá sẽ được luộc sơ lấy nước dùng, còn phần thịt cá được chiên cho săn lại và dai dai , được tẩm ướp chút muối và gia vị rất đậm đà. Tầm từ 17h00 chiều quán đã bày bán đến tận 23h00, khách rất đơng khơng thể nào phục vụ hết thảy. Vì vậy nên để đảm bảo nước dùng cùng bánh canh không bị quá mềm và đặc, chủ quán sẽ nấu từng nồi nhỏ khoảng 4kg bột một lần, chia làm nhiều lần như thế. Bánh canh ở

đây chỉ một loại duy nhất làm từ bột gạo nên rất thơm và nước màu trắng đục hơi đặc. Một tô bánh canh “Ruộng” hoàn chỉnh, là khi bánh canh được cho và bát, cá rải lên cùng lớp dầu hành vàng óng, thêm một chút tiêu, mắm ớt, rau răm để tăng hương vị, cùng một vài lát chả cá thơm ngon. Món ăn này hấp dẫn không chỉ bởi giá cả rất bình dân, mà vì hương vị đậm đà khó từ bỏ, đã ăn thì phải hai tơ mới đã thèm. Ngồi tên gọi quen thuộc bánh canh “Ruộng” nơi này còn mang tên gọi bánh canh lau bởi quanh nơi này khoảng tháng 9,10 lau mọc um tùm rất đẹp.

Một món ăn bình dân nữa khi nhắc đến khiến cư dân nơi này đều phải xuýt xoa, đó là canh chua cá Lị, tên gọi dân giã này khó hình dung được đó là loại cá gì, thực ra cá Lị tức là cá Lạc, loại cá biển có bề ngồi hơi giống cá chình, xương ngang khá nhiều nhưng thịt lại rất ngọt và thơm. Ngồi cá Lị thì cịn cá cá Bã Trầu, cá Giị thường thường xun được sử dụng trong các món ăn dân giã thường ngày. Tuy là những món ăn bình dân, tưởng chừng như qúa đỗi bình dị, nhưng phần nào đó thể hiện được đặc trưng ẩm thực nơi đây, khi sống dựa vào nguồn tài nguyên biển.

Nếu như món ăn bình dân ở Nại Hiên Đơng được chế biến khá đơn giản, dựa vào sự ưu đãi từ biển cả, thì Nại Hiên Tây là sự đa dạng trong ẩm thực. Thông qua khảo sát hàng quán trong khu vực từ Nguyễn Văn Linh, Trưng Nữ Vương, Phan Châu Trinh, có khoảng 12 hàng ăn uống tiêu biểu, chưa kể những quán cóc nhỏ dọc hè phố. Một số quán nhậu bình dân tiêu biểu là: 88 quán (139 Trưng Nữ Vương), Lẩu Nướng “Nhóp nhép” (đường Nguyễn Văn Linh), quán bé Lở (88 Trưng Nữ Vương)… Đây là những quá thu hút khách khá đông, với 88 quán là nơi chuyên về các món hải sản ngon có tiếng, các trừ những món nướng, cịn lại đều được chế biến rất nhanh gọn. Hải sản tươi sống được bày tại chỗ để lựa chọn cân ngay tại chỗ, có khá nhiều loại để lựa chọn như ghẹ, mực, các loại ốc biển ( ốc nhảy, ốc đinh, ốc mỡ.. ), tơm. Hiện nay, ở góc đường Nguyễn Văn Linh rộ lên các hàng quán kinh doanh đồ nướng ngay tại bàn, được đơng đảo giới trẻ ưa thích, tiêu biểu đó là lẩu và nướng nhóp nhép, chủ yếu thịt bò, ngêu nướng mỡ hành, đậu bắp nướng… mọi

người tự tay cảm nhận và thưởng thức. Với cư dân Nại Hiên Tây, Quán Bé Lở khá nổi tiếng bởi món cháo vịt, cháo gà rất ngon.

Những món ăn bình dân khơng chỉ là các món nhậu thường thấy, ở tại khu vực này cịn có những món ăn rất đặc trưng của một số vùng miền. Tiêu biểu là quán Đại Lộc, bánh tráng thịt heo. Đây là món ăn quen thuộc của người Đà Nẵng, tuy nhiên với đặc sản bánh tráng Đại Lộc ở Quảng Nam khiến cho món cuốn trở nên đặc biệt hơn nhiều. Từ lâu, bánh tráng Đại Lộc đã là một sản phẩm khó nhầm lẫn, bởi đặc tính dai mềm, thơm mùi gạo, khiến mọi người yêu thích. Hay đến với ẩm thực miền Bắc, quán bún đậu mắm tôm (178-180 Trưng Nữ Vương) chuyên làm đồ ăn vặt Hà Nội, gồm bún đậu, là một món ăn ưa thích của khá nhiều bạn trẻ. Có lẽ đây là món ăn cịn nhiều mới lạ, dù cho đã khá quen thuộc với người Hà Nội. Bún được cắt miếng nhỏ vừa ăn, xếp kèm dưa leo, thịt luộc và đậu phụ, thứ quyết định đến món ăn này đó chính là mắm tơm Bắc, thơm lừng, vắt chanh vào vị cay chua, mặn… hòa quyện vào nhau khó mà cưỡng lại. Nằm giữa các nhà hàng lớn và quán nhậu ở đường Nguyễn Văn Linh, chè cung đình Huế, một thương hiệu khá quen thuộc với người Đà Nẵng, tính sơ phải đến 20 món chè trở lên, ly chè được múc lưng thêm một chút đá bào và nước dừa , rồi nhâm nhi vị ngọt bùi hòa quyện của từng loại hạt.

Sự xuất hiện quán ăn bình dân đã khiến cho ẩm thực nơi này trở nên đa dạng hơn, không chỉ buôn bán để phục vụ cho nhu cầu của du khách, mà cho cả bộ phận cư dân nơi này, tạo thêm một nguồn thu nhập mới. đến với nơi đều mang lại chút gì mới mẻ cho những người muốn đổi gió, tìm đến sự khác lạ trong ẩm thực vùng miền khác.

Một phần của tài liệu (Trang 48 - 52)