Xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 26 - 29)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.3. Xây dựng Nhà nước pháp quyền có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ

Hồ Chí Minh đã sớm thấy được tầm quan trọng của Hiến pháp và pháp luật trong quản lý xã hội. Trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam do Người ký tên là Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị Vécxây (Pháp) năm 1919 nêu ra yêu cầu “Cải cách nền pháp Lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những bảo đảm về mặt pháp luật như người châu Âu; xóa bỏ hoàn toàn các tòa án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam” [5, tr.345].

Sau này, khi trở thành người đứng đầu Nhà nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh càng quan tâm sâu sắc hơn việc xây dựng và điều hành Nhà nước một cách có hiệu quả bằng pháp quyền. Một Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ được Hồ Chí Minh chú ý xây dựng thể hiện trên những điểm sau đây:

Xây dựng nhà nước hợp pháp, hợp hiến: Chỉ một ngay sau khi đọc bản Tuyên

ngôn độc lập trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để nhân dân bầu ra Quốc hội, rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức khác của nhà nước mới. Có được một nhà nước hợp hiến, thể hiện quyền lực tối cao của nhân dân như vậy thì nước ta mới có cơ sở pháp lý vững chắc để làm việc với quân Đồng Minh, mới có một mối quan hệ quốc tế bình đẳng, mới thiết lập được một cơ chế quyền lực hợp pháp theo đúng thông lệ của một Nhà nước pháp quyền hiện đại. Hồ Chí Minh đã chủ trì soạn thảo bản Hiếp pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập – Hiến pháp năm1946. Cuộc Tổng tuyển cử được tiến hành thắng lợi ngày 6/1/1946 với chế độ phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Và lần đầu tiên trong lịch sử hàng nghìn năm của dân tộc Việt Nam cũng như lần đầu tiên ở Đông Nam châu Á, tất cả mọi người dân từ 18

20

tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, đảng phái, tôn giáo... đều đi bỏ biết bầu cử những đại biểu của mình tham gia Ọuốc hội. Ngày 2 - 3 - 1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp phiên đầu tiên, lập ra các tổ chức, bộ máy, và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ đầu tiên. Đây chính là Chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta.

Với tầm hiểu biết sâu sắc về nhà nước và pháp luật, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề xây dựng Nhà nước hợp pháp, hợp hiến, đặt nền móng cho nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. Quốc hội khóa I đã được nhân dân bầu ra trong cuộc tổng tuyển cử thể hiện rõ nhà nước ta là nhà nước dân chủ, do nhân dân lập nên và làm chủ. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một nhà nước công nông đầu tiên do đại biểu của nhân dân bầu ra, có đủ tư cách và hiệu lực trong việc giải quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại; và không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được vị trí, vai trò của Nhà nước ta trong việc điều hành và quản lý xã hội.

Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp

luật vào cuộc sống. Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề thực thi hiến pháp, pháp luật

trong thực tế. Người cho rằng soạn thảo pháp luật đã khó, song khó hơn là đưa nó vào cuộc sống để mọi người hiểu đúng làm đúng. Và Hồ Chí Minh đã làm gương cho điều này: pháp luật là công bằng với mọi người. Với Hồ Chí Minh pháp luật là vì con người, do con người; vì vậy trong xây dựng hệ thống pháp luật cần phải đặc biệt chú trọng tính nhân văn, đảm bảo việc giải quyết mối quan hệ giữa người với người, giữa người với công việc trên cơ sở có lý có tình. Hồ Chí Minh cũng luôn hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế bảo đảm cho pháp luật được thi hành, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong nhân dân.

Để tuyên truyền, đưa pháp luật vào cuộc sống, Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng ý thức làm chủ, phát triển văn hóa chính trị và sự giác ngộ của nhân dân, khuyến khích nhân dân tham gia vào công việc nhà nước, khắc phục mọi thứ dân chủ hình thức. Dân chủ và pháp luật cũng phải luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Thực hiện thống nhất quyền lực nhưng có sự phân công, phân cấp rõ ràng. Theo Chủ Tịch Hồ Chí Minh, không có sự chia sẻ, chia cắt quyền lực mà lập pháp, hành pháp, tư pháp đều

21

thống nhất đó là thể hiện quyền lực của nhân dân. Hồ Chí Minh luôn luôn nêu gương trong việc khuyến khích người dân phê bình, giám sát công việc của Chính phủ, Người yêu cầu các cán bộ phải “làm cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình, dám nói, dám làm” [30, tr.223]. Lúc dân biết và dám phê bình cán bộ, người lãnh đạo, lúc đó dân đã biết nắm quyền dân chủ, tức là đã đến mức dân chủ hóa khá cao.

Xây dựng đội ngũ cán bộ có tài có đức: Để tiến tới xây dựng một nhà nước pháp quyền có hiệu lực mạnh mẽ, Hồ Chí Minh cho rằng, phải nhanh chóng đào tạo, bồi dưỡng hình thành một đội ngũ viên chức nhà nước có trình độ văn hoá, am hiểu pháp luật, thành thạo nghiệp vụ hành chính và nhất là phải có đạo đức cần, kiệm, liêm chinh, chí công vô tư - một tiêu chuẩn cơ bản của người cầm cân công lý. Yêu cầu của đội ngũ cán bộ phải có đức và tài trong đó đức là gốc, đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý và có hiệu quả. Cụ thể là:

(1) Tuyệt đối trung thành với cách mạng.

(2) Hăng hái, thành thạo công việc, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ. (3) Phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

(4) Cán bộ, công chức phải là những người dám phụ trách, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nhất là những tình huống khó khăn, “thắng không kiêu, bại không nản”.

5) Phải thường xuyên tự phê bình và phê bình, luôn có ý thức và hành động vì sự lớn mạnh, trong sạch của nhà nước [30, tr. 345]

Để đảm bảo công bằng và dân chủ trong tuyển dụng cán bộ nhà nước, Người ký sắc lệnh ban hành Quy chế công chức. Công chức theo chế độ chức nghiệp, vì vậy phải qua thi tuyển công chức để bổ nhiệm vào ngạch, bậc hành chính. Nội dung thi tuyển khá toàn diện bao gồm 6 môn thi: chính trị, kinh tế, pháp luật, địa lý, lịch sử và ngoại ngữ. Điều này thể hiện tầm nhìn xa, tính chính quy hiện đại, tinh thần công bằng dân chủ … của Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền móng cho pháp quyền Việt Nam. Xuất phát từ nhận thức chỉ có trí tuệ và lòng dân mới có thể làm cho chính quyền trở nên mạnh mẽ và sáng suốt, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải “thân dân”, gần dân, trọng dân, không được lên mặt “quan cách mạng” với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân [30,tr 347]

22

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)