Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào xây dựng nhà

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 57 - 58)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền vào xây dựng nhà

nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng nhà nước, tổ chức bộ máy và hoạt động của nhà nước. Đặc biệt, tư tưởng về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân đã được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ cuộc đời hoạt động cách mạng vẻ vang của Người. Mặc dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm “nhà nước kiến tạo” hay “chính phủ kiến tạo”, nhưng có thể thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân, vì dân cũng như những yêu cầu đối với nhà nước trong việc chăm lo cho nhân dân, doanh nghiệp, doanh nhân… có nhiều điểm tương đồng với quan niệm về nhà nước kiến tạo, chính phủ kiến tạo trở nên phổ biến trên thế giới trong thời kỳ hiện đại. Những di sản vô giá đó của Người không chỉ được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kế thừa, vận dụng, phát huy để đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt là trong xây

51

dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân; đẩy nhanh quá trình đổi mới toàn diện đất nước; tích cực, chủ động hội nhập khu vực và thế giới… trong suốt những năm qua, mà còn đặc biệt có ý nghĩa trong việc xây dựng mô hình “Chính phủ kiến tạo” ở nước ta hiện nay. Xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển là một trong những thông điệp chính sách đầy ấn tượng của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Và trong thời gian vừa qua, Thủ tướng đã có nhiều cố gắng định hướng hoạt động của Chính phủ nhằm kiến tạo phát triển cho đất nước. Thúc đẩy cải cách để cải thiện môi trường kinh doanh; trực tiếp đối thoại với doanh nghiệp; thúc đẩy chương trình xây dựng nhà ở xã hội...

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 57 - 58)