5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1. Khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển”
“Nhà nước kiến tạo phát triển” là thuật ngữ được sử dụng rất nhiều trong thời gian gần đây ở Việt Nam, cả trên các diễn đàn học thuật và các hoạt động của Nhà nước. Thuật ngữ Nhà nước kiến tạo phát triển được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đưa ra lần đầu tiên vào năm 2011 và trong những năm qua được coi là một định hướng chiến lược trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nếu xét về mặt ngữ pháp đơn thuần thì khái niệm “nhà nước kiến tạo phát triển” không có từ gốc hoàn toàn khớp trong tiếng Anh. Tuy nhiên, xét về nội hàm, đặc biệt là các vấn đề lý luận về mô hình nhà nước thì khái niệm tương đương chính là “developmental state”.
“Developmental state” là thuật ngữ đầu tiên mà Chalmers Johnson nêu ra trong cuốn “MITI và sự thần kỳ Nhật Bản: Chính sách tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1925-1975” (MITI and the Japanese Miracle: The Growth of Industrial Policy 1925- 1975”), xuất bản năm 1982. Johnson đã chỉ ra vai trò rất khác biệt của Chính phủ Nhật Bản trong việc đảm bảo một tốc độ tăng trưởng cao từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ông đã sử dụng thuật ngữ “developmental state” để chỉ mô hình phát triển mà chính quyền Nhật Bản đã áp dụng trong giai đoạn đó (và kể cả trong thời kỳ Minh Trị) [35]. Johnson gọi nhà nước Nhật Bản là nhà nước kiến tạo phát triển, nhà nước đóng vai trò tích cực trong việc định hướng, xây dựng kế hoạch và điều hành nền kinh tế, dẫn dắt hiện đại hóa nền công nghiệp quốc gia, phục vụ cho sự phát triển. Hơn thế ông dùng khái niệm “Nhà nước [kiến tạo] phát triển” (Developmental state) để chỉ sự khác biệt khi so sánh “nhà nước chỉ huy” như của Liên Xô và các nước XHCN thời đó và “nhà nước điều chỉnh” như các nước Anh, Mỹ và nhiều nước TBCN khác [10.tr32]. Nhật Bản mặc dù về cơ bản cũng đi theo mô hình TBCN và dân chủ phương Tây, lại thể hiện sự khác biệt là, dù “nhà nước không phải đóng vai trò thống soái như trong các nước XHCN, nhưng cũng không chỉ đóng vai trò thụ động “điều chỉnh” như ở các nước Anh, Mỹ mà có một vai trò lớn hơn nhiều, đặc biệt trong việc định hướng và tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực kinh tế trọng tâm một cách nhất quán và trong thời gian dài.
Về sau thuật ngữ này được Amsden (1989), Wade (1990) và Evans (1995) phát triển thêm và áp dụng để phân tích các trường hợp phát triển kinh tế thần kỳ của Đài
26
Loan và Hàn Quốc. Developmental state” cũng được sử dụng nhiều trong các báo cáo, văn kiện của các cơ quan Liên hiệp quốc (đặc biệt là Chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP) và nhiều tổ chức quốc tế khác. Trong một báo cáo của UNDP năm 2012 có ghi nhận rằng: “nhà nước kiến tạo phát triển, theo nghĩa giản dị, đó là một nhà nước đóng vai trò mạnh mẽ trong nền kinh tế quốc gia với mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế”. Còn trong một báo cáo của Hội đồng kinh tế cho Châu Phi của Liên hợp quốc (UN Economic Commission for Africa – UN ECA) và Liên minh Châu Phi (African Union - AU) khẳng định rằng, nhà nước kiến tạo phát triển là một nhà nước mà “đặt sự phát triển kinh tế là mục tiêu cao nhất trong chính sách của mình và có khả năng thiết kế các công cụ để thúc đẩy mục tiêu đó”[10, tr.35]. Ngoài ra, không chỉ xuất hiện trong các báo cáo, văn kiện của các tổ chức quốc tế, thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” cũng đã thu hút được sự quan tâm của các chuyên gia, học giả. Trong những năm 1980 - 2000, với sự trỗi dậy mạnh mẽ của các nước NIC Đông Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Xinhgapo v.v.. Khái niệm Nhà nước kiến tạp phát triển và sự ưu việt của nó được quan tâm và tranh luận rộng rãi, thậm chí còn được coi là “phát triển quan trọng nhất” của khoa học chính trị trong những năm cuối thế kỷ XX. Khái niệm Nhà nước kiến tạo phát triển dù có nguồn gốc từ “Mô hình Nhật Bản”, sau này được phát triển và áp dụng cho một loạt nước, đặc biệt là các NIC Đông Á.
Ở tầm khái quát nhất, Nhà nước kiến tạo phát triển có thể được định nghĩa là nhà nước với vai trò chủ động và tích cực xây dựng và phát triển kinh tế. Nhà nước ưu tiên cho phát triển kinh tế, tăng năng suất và khả năng cạnh tranh về công nghệ và về mặt quản trị, nó được dẫn dắt bởi nhóm những nhà quản trị ưu tú có năng lực quản lý lãnh đạo thông qua việc hoạch định các chính sách công nghiệp và nhóm này được hệ thống chính trị hỗ trợ bằng việc tạo ra một khoảng tự do cần thiết để sáng tạo. Thuật ngữ “nhà nước kiến tạo phát triển” dùng để chỉ một mô hình phát triển nằm giữa hệ thống kinh tế tư bản thị trường tự do và hệ thống kế hoạch hóa tập trung. Mô hình phát triển này, được gọi là “hệ thống tư bản kế hoạch có chừng mực” với đặc trưng là “sự kết hợp sở hữu tư nhân với sự chỉ đạo của nhà nước”. Nếu nhìn nhận rộng như vậy, có thể thấy Nhà nước kiến tạo phát triển đã từng tồn tại từ lâu và ở nhiều nước rất khác nhau, cả về điều kiện tự nhiên và xã hội. Theo đó, khác với nhà nước điều chỉnh ở phương thức điều hành (tính “chủ đạo”) và khác với nhà nước chỉ huy ở đối tượng dẫn dắt (kinh tế thị trường chứ không phải nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu bao cấp). Nhà nước kiến tạo phát triển đứng với tư cách là một nhà nước đóng vai trò chủ
27
đạo dẫn dắt sự phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường, nói cách khác, nó nằm giữa hai thái cực là nền kinh tế chỉ huy tập trung và nền kinh tế thị trường tự do.
Theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc, không có một hình mẫu chung, điển hình của nhà nước kiến tạo phát triển. Khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển là thuật ngữ để phân biệt, so sánh với các dạng nhà nước khác, bao gồm các dạng nhà nước tối thiểu (laissez faire state), nhà nước tự do cổ điển (classical-liberal state), nhà nước tân tự do (neo-liberal state), nhà nước điều tiết (regulatory states); nhà nước phúc lợi (welfare states). Các bài viết gần đây về nhà nước kiến tạo phát triển đã nhấn mạnh tầm quan trọng của cả quyền lực cơ sở và cam kết chính trị. Theo Ghani và cộng sự (2005), kế hoạch về một nhà nước “phát triển” phải có ít nhất hai thuộc tính thiết yếu. Thứ nhất, nhà nước phải có khả năng kiểm soát phần lớn lãnh thổ của mình và có năng lực cơ bản trong việc thiết kế và đưa ra các chính sách. Thứ hai, kế hoạch phải đảm bảo được một vài mức độ về tiếp cận và bao hàm, đồng thời có một quan điểm lâu dài về thể chế, lâu dài vượt qua giới hạn của bất kỳ lãnh đạo hoặc nhân vật chính trị cụ thể nào. Do đó, nhà nước kiến tạo phát triển được hiểu một cách rộng rãi như là một cam kết rõ ràng cho một chương trình phát triển quốc gia, có năng lực và có khả năng tiếp cận vững vàng, nhằm mục đích tăng trưởng, giảm nghèo và cung cấp các dịch vụ công