5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.3.3. Xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thực hiện tốt chức năng quản lý xã
hội
Để thực sự nhà nước là kiến tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ là phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam nhằm làm cho hoạt động của nhà nước ta đem lại hiệu quả xã hội thực sự. Nhà nước pháp quyền trước hết phải là một nhà nước hợp pháp và hợp hiến, được nhân dân tổ chức nên thông qua tuyển cử, được xây dựng và hoạt động theo các nguyên tắc của Hiến pháp. Pháp quyền là phương tiện, còn hiệu quả quản lý xã hội làm cho đất nước ngày càng tăng trưởng, ổn định chính trị, kinh tế, đời sống nhân dân ngày càng cao mới là mục đích của Người. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng quan niệm, đất nước độc lập mà người dân vẫn không có cơm ăn, áo mặc thì độc lập, tự do cũng không có ý nghĩa gì. Trong điều kiện nay, điều đó có ý nghĩa là Nhà nước pháp quyền mà các chỉ số về phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục dân sinh không phát triển thì pháp quyền chỉ là hình thức.
Pháp luật của chúng ta hiện nay bảo vệ quyền lợi cho hàng triệu người dân lao động, bảo vệ lợi ích tập thể, lợi ích của nhà nước. Pháp luật của ta thật sự dân chủ, vì nó bảo vệ quyền tự do dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Những điều dẫn giải trên đây thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh xem pháp luật như một phương tiện để xây dựng và củng cố nhà nước. Có luật pháp tốt tạo điều kiện cho nhà nước điều hành và quản lý xã hội tốt, thực hiện và mở rộng được dân chủ trong nhân dân. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Luật pháp của ta phải dựa hẳn vào lực lượng nhân dân, lực lượng lao động làm nền tảng để xây dựng nhà nước, xây dựng xã hội. Đó là nội dung quyết định bản chất luật pháp của Nhà nước ta và luật pháp của chúng ta dựa vào đó để xây dựng. Nó không phải là vũ khí của giai cấp công nhân thống trị xã hội, dùng để trừng trị các giai cấp khác, nó cũng không phục vụ lợi ích cho riêng một tầng lớp người nào, mà nó phục vụ lợi ích của toàn dân.
Luật pháp là cần thiết, là quan trọng cho mỗi quốc gia. Khi không có luật thì dễ đẩy xã hội đến chỗ hỗn loạn, vô chính phủ. Khi luật được ban hành, nhà nước phải tổ chức triển khai phổ biến cho toàn dân học tập để cuối cùng làm cho mọi người dân hiểu để thực hiện. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn nhằm đưa luật pháp vào cuộc sống. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người gương mẫu nhất cùng với Chính phủ và các cơ quan của nhà nước chấp hành nghiêm các luật pháp ban hành. Người không cho phép bất cứ một ai dù cá nhân hay tổ chức nhà nước đứng ngoài luật pháp. Đây chính một trong những đóng góp về lý luận có giá trị cốt lõi nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
58
nhà nước pháp quyền mà chúng ta hiện nay cần tìm hiểu và vận dụng khi tiến hành xây dựng mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển.
Trong phiên trả lời chất vấn trực tiếp trên nghị trường chiều 18/11 Trước Quốc hội từ chất vấn của đại biểu Vũ Tiến Lộc trả lời cho câu hỏi “Chính phủ kiến tạo thì khác gì với Chính phủ điều hành từ trước tới nay?”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh :“Chính phủ kiến tạo là Chính phủ chủ động hơn trong xây dựng thể chế,
pháp luật chứ không chỉ điều hành trên những gì pháp luật có sẵn” [32] Có thể hiểu là
để xây dựng một mô hình Nhà nước kiến tạo điều đầu tiên là chúng ta phải xây dựng một thể chế pháp luật phù hợp với nó.
Kế thừa tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền thực thi pháp lý mạnh mẽ, Thủ tướng nêu ra ba định hướng lớn:
Thứ nhất, tập trung vào cải thiện chất lượng thể chế, chính sách pháp luật, thúc đẩy pháp quyền, khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân, nâng cao năng lực quản trị nhà nước, ổn định kinh tế vĩ mô theo hướng tăng trưởng bền vững, bảo đảm các thăng tiến xã hội không ngừng, kéo tầng lớp dân cư thu nhập thấp tiến lên hội tụ với nhóm thu nhập trung bình và khá.
Thứ hai, phát triển nền kinh tế khởi nghiệp, sáng tạo thông qua các cam kết hỗ
trợ và tạo điều kiện thuận lợi để vun đắp, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Việt Nam cam kết bảo hộ các ý tưởng sáng tạo, phát kiến mới trong khởi nghiệp và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ trong khuôn khổ Luật Sở hữu trí tuệ cũng như trong khuôn khổ các FTA (Free trade agreement) mà Việt Nam tham gia.
Thứ ba, thực hiện cải cách thuế theo hướng gia tăng cạnh tranh cho nền kinh tế,
hướng đến các chuẩn mực minh bạch, công bằng và hiệu quả theo tiêu chuẩn cao của OECD (Organization for Economic Cooperation and Development). Một Nhà nước kiến tạo phát triển là phải tuân thủ pháp quyền. Chính phủ phải bị pháp luật ràng buộc trước tiên chứ không phải là người dân. Người dân được làm những gì pháp luật không cấm, nhưng các cơ quan của Chính phủ chỉ được làm những gì pháp luật cho phép. Và có những nguyên tắc pháp lý không thể vượt qua đối với Chính phủ. Từ việc xây dựng dự án, đề ra chính sách đến việc thực thi pháp luật, quan chức đều cần bảo đảm một cách chắc chắn rằng, pháp luật cho phép họ làm như vậy. Trước khi hành động, mọi cơ quan công quyền, mọi công chức thực thi công vụ đều phải chỉ ra được điều luật cho phép họ hành động. Việc áp dụng các chế tài của pháp luật nặng với dân, mà nhẹ với cán bộ là không thể chấp nhận được [42]
59
Ngoài ra để phù hợp với mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển và sự vận động và phát triển của thế giới thì nền hành chính của quốc gia cũng cần phải có sự thay đổi trong hoạt động để xây dựng một nền hành chính công khai, minh bạch phù hợp với xu thế chung. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hành chinh của Nhà nước kiến tạo, thực thi tốt pháp luật. Với mục tiêu đạt tới chính là xây dựng một nền hành chính trong sạch, minh bạch có đủ năng lực, sử dụng đúng quyền lực, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật.
Khi vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền cần phải có những giải pháp đột phá với trọng tâm là cải cách hành chính để xây dựng một Chính phủ kiến tạo phát triển như sau: (1) Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế, trong đó chủ yếu là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế về tổ chức, hoạt động của nền hành chính Nhà nước. (2) Điều chỉnh chức năng của Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở đó xác định rõ thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. (3) Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc và sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ và cơ quan hành chính địa phương các cấp trong cải cách hành chính. Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp tăng cường tập trung công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính, chịu trách nhiệm hàng đầu về kết quả cải cách hành chính trước Đảng, trước toàn dân. (4) Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động cung ứng dịch vụ công của bộ máy hành chính nhà nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của nền kinh tế. (5) Phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương để giải quyết các công việc về trật tự an ninh, phát triển kinh tế-xã hội đáp ứng nhu cầu của nhân dân địa phương. Chính phủ làm mạnh hơn nữa các nội dung bảo đảm tập trung, dân chủ, xây dựng một nền hành chính thống nhất, thông suốt có lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội. Một điều kiện nữa là một Nhà nước kiến tạo phát triển phải có các quyết sách, chính sách, pháp luật ban hành phải minh bạch và chịu trách nhiệm giải trình trước nhân dân. Đó là các điều kiện tối thiểu để xây dựng thành công thể chế pháp quyền phù hợp cho mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển.