Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 29 - 32)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.4. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh

Xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân không bao giờ tách rời với việc làm cho Nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh. Điều này luôn luôn thường trực trong tâm trí và hành động của Hồ Chí Minh. Khi nước nhà giành được độc lập, chính quyền cách mạng còn non trẻ cũng như lúc cách mạng chuyển giai đoạn, Hồ Chí Minh càng chú ý hơn bao giờ hết đến việc đảm bảo sự trong sạch, vững mạnh của các cấp chính quyền, bởi vì thường những lúc đó cách mạng đứng trước những thứ thách rất gay gắt và những tiêu cực rất dễ trở thành nguy cơ làm biến chất cán bộ Nhà nước. Để xây dựng Nhà nước, trong sạch vững mạnh, hiệu quả, Hồ Chí Minh đã nhấn các nội dung sau đây:

Thứ nhất, đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong bộ máy nhà nước.

Người yêu cầu phải chống đặc quyền, đặc lợi và các tiêu cực khác, giữ cho nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh là người phát hiện rất sớm những vấn đề tiêu cực trong quá trình xây dựng nhà nước mới. Chỉ sau một tháng khi dành được độc lập, trong Thư gửi ủy ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện, làng (10/1945) Người chỉ ra 6 căn bệnh: trái phép, cậy thế, hủ hóa, tư túi, chia rẽ, kiêu ngạo. Nói về những vấn đề này, Người sử dụng những ngôn từ lột tả bản chất vấn đề như: “Không phải làm quan cách mạng”, “Không phải cứ dán lên trán hai chữ cộng sản là dân tin, dân yêu” “Đừng vác mặt quan cách mạng mà đặc quyền đặc lợi, thu vén các nhân”. Bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến làng xã không sợ sai lầm mà phải biết nhận ra sai và hết sức sửa chữa. Hồ Chí Minh viết “ Không sợ sai lầm, những đã nhận biết sai lầm thì phải ra sức sửa chữa. Vậy nên, ai không phạm những lỗi lầm trên này, thì nên chú ý tranh đi, và gắng sức cho thêm tiến bộ. Vì hạnh phúc của nhân dân, vì lợi ích của nước nhà, mà tôi phải nói. Chúng ta phải ghi sâu những chữ “công bình, chính trực” vào lòng” [7, tr.58]. Để chống tiêu cực, phương pháp luận của Hồ Chí Minh là quy tất cả các quan hệ với mình, với công việc, và với người. Với mình phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải tự xử lý chính mình, với người phải biết yêu thương, quý trọng, tin tưởng vào nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, với công việc phải tận tụy.

Thứ hai, tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau trong thực tế trị nước. Trong lịch sử những người được coi là thành công trong sự nghiệp trị nước đều kết hợp giáo dục đạo đức với tăng cường pháp luật. Hồ Chí Minh

23

đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa quản lý xã hội bằng pháp luật với việc phát huy những truyền thống đạo đức của dân tộc ta được hình thành qua hàng nghìn năm dựng nước giữ nước. Trong xây dựng nhà nước pháp quyền Người cũng nhấn mạnh tới vai trò của pháp luật, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và gắn liền với giáo dục đạo đức.

Trong 24 năm lãnh đạo nhà nước, Hồ Chí Minh là một tấm gương mẫu mực của sự kết hợp đạo đức và pháp luật, người luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng cũng không ngừng nâng cao vai trò sức mạnh của pháp luật và thi hành pháp luật nghiêm minh. Người hết sức chăm lo đưa pháp luật vào đời sống, tạo ra cơ chế đảm bảo cho pháp luật được thi hành, đồng thời thiết lập cơ chế kiểm tra, giám sát. Mặc khác Người còn quan tâm đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân. Cán bộ phải tuyên truyền Hiếp pháp và Pháp luật vào trong nhân dân “đưa chính trị vào trong nhân gian”. Người đặc biệt quan tâm đến việc làm sao cho người dân hiểu biết và tự giác chấp hành pháp luật là cực kì quan trọng, có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân đếm việc xây dựng một Nhà nước dân chủ đích thực, dân chủ theo kỹ cương phép nước. Để đưa luật vào cuộc sống, Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân hãy tham gia giám sát công việc của Chính Phủ. “Từ ngày thành lập Chính phủ trong nhân viên còn có nhiều khuyết điểm. Có người làm quan cách mạng, chợ đen, chợ đỏ, mưu vinh thân, phì gia… Xin đồng bào hãy phê bình, giám sát công việc của Chính phủ. Người đòi hỏi pháp luật của ta “phải thẳng tay trừng trị những kẻ bất liệm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị nào, làm nghề nghiệp gì” [29, tr.641).

Thứ ba, kiên quyết chống ba thứ giặc nội xâm là tham ô, lãng phí, quan liêu. Từ rất sớm Hồ Chí Minh đã chỉ ra 3 thứ giặc nội xâm nguy hiểm cần phải kiên quyết chống lại nhằm tránh nguy cơ suy thoái, dẫn đến hậu quả đe dọa sự mất còn của chế độ. Người chỉ rõ: “Tham ô, lãng phí, và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong kiến… Nó làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính… Tội lỗi ấy nó cũng nặng như tội lỗi Việt gian, mật thám” [25, tr.490]. Nguyên nhân chính của tình trạng tham ô lãng phí được Hồ Chí Minh chỉ ra là do bệnh quan liêu, Người viết “ Vì những người và những và những cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế, không theo dõi giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không vào sâu vấn đề. Chỉ biết viết chỉ thị, xem báo cáo trên giấy chứ không

24

kiểm tra đến nơi, đến chốn… thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỹ luật mà không nắm vững… Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng che chở cho nạn tham ôn lãng phí. Vì vây, muốn trừ khử sạch nạn tham ô, lãng phí, thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu” [25, tr.489].

Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, bộ đội và Chính phủ. Nó là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó không mang gươm, mang súng và nằm trong các tổ chức của ta để làm hỏng công việc của ta, làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí vượt khó của cán bộ ta, phá hoại đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính… Nó là một thứ giặc trong lòng, “giặc nội xâm”… Vì vậy: “Chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu cũng quan trọng và cần kíp như việc đánh giặc trên mặt trận. Đây là mặt trận tư tưởng và chính trị”[25, tr.500].

Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô cùng to lớn và sâu sắc không chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc ta trong những năm qua mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân ta. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn đấu tranh để bảo vệ, vận dụng sáng tạo và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong sự nghiệp đổi mới, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Tiểu kết chương 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của người. Sinh thời Hồ Chí Minh đã mong muốn xây dựng một chế độ nhà nước thể hiện quyền là chủ của nhân dân; sự thống nhất giữa bản chất gia cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc rộng rãi; xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ, xây dựng nhà nước trong sạch vững mạnh… Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền được từng bước thực hiện hóa trong quá trình cách mạng Việt Nam, trước hết thể hiện thông qua việc thiết lập, xây dựng và phát triển chính quyền nhân dân theo Hiến pháp 1946 Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam sau ngày giành độc lập. Những quan điểm ấy sẽ có giá trị to lớn và ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền nhân nghĩa kiến tạo phát triển ở Việt Nam hiện nay.

25

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC KIẾN TẠO PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 29 - 32)