5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. Các mô hình “nhà nước kiến tạo phát triển”
Như đã biết với những tác động tích cực trong việc định hướng, xây dựng và điều hành kinh tế, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã được áp dụng rộng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Song với điều kiện kinh tế-xã hội, khu vực địa lý và nền tảng văn hóa, mô hình nhà nước kiến tạo phát triển mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có những đặc trưng riêng biệt. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền văn hóa và điều kiện địa lý tự nhiên vô cùng đặc biệt. Vì vậy việc phân loại mô hình nhà kiến tạo phát triển có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu các đặc điểm cũng như bản chất của nhà nước kiến tạo phát triển nhằm áp dụng phù hợp cho nhà nước ta hiện nay.
Nhìn chung để phân loại các mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển chúng ta có thể xét trong ba điều kiệu sau:
* Xét về đặc điểm địa lý: có thể phân chia theo quốc gia và khu vực như sau: mô hình Đông Á; mô hình của Scandinavia; Mô hình của Mỹ
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển Đông Á: Đây được coi là mô hình “kinh
điển”, nhất là Nhật Bản trong thời kỳ 1950 - 1980. Tuy nhiên, trong mô hình Đông Á cũng có các khác biệt nhất định. Ví dụ như Hàn Quốc chẳng hạn, mặc dù hiện nay đã chuyển theo hướng Tân Tự do và mang tính “nhà nước điều tiết”, nhưng trong thời kỳ
33
1960 - 1980 cũng đã thể hiện sự chủ động dẫn dắt sự phát triển, thông qua các chính sách đột phá (lựa chọn 1 vài ngành công nghiệp mũi nhọn), cơ quan điều phối siêu bộ (EPB - Ủy ban Kế hoạch Kinh tế) và sở hữu nhà nước trong toàn bộ khối ngân hàng. Kinh tế Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp nặng và sản xuất ô tô. Với sự hỗ trợ của chính phủ, ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp đóng tàu đã phát triển mạnh mẽ, hiện giờ Hàn Quốc có nhiều công ty nổi tiếng hoạt động đa quốc gia như Huyndai, Samsung có thị phần lớn trên thị trường đóng tàu và ô tô toàn cầu, tập đoàn Hyundai Kia Automotive Group đã đưa Hàn Quốc trở thành nước đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất ô tô. Bên cạnh đó, hai nhà sản xuất thiết bị bán dẫn hàng đầu Hàn Quốc là Samsung Electronics và Hynix cũng chiếm gần 50% thị trường toàn cầu. Bên cạnh đó, chính phủ Hàn Quốc thực hiện một kế hoạch phát triển kinh tế hiệu quả được gọi là ‘Kế hoạch năm năm’, được thiết kế để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Mỗi kế hoạch trong số đó đã góp phần vào quá trình công nghiệp hóa và mở rộng thị trường. Ngoài ra Chính phủ đẩy mạnh cơ sở đào tạo nghề nông, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật… đây là các đặc điểm mà Nhật Bản không có.
So với Nhật Bản và Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) không có sự chủ động và mạnh mẽ định hướng như vậy, một phần là vì khu vực kinh tế tư nhân ở Đài Loan còn nhỏ, không có các đại công ty tư nhân như ở hai nước trên. Xinhgapo cũng là mô hình Nhà nước kiến tạo phát triển khác biệt, với kết hợp cả thương mại và đầu tư tự do với khu vực doanh nghiệp nhà nước lớn. Thú vị là mô hình Đông Á không chỉ có ở Đông Á mà Pháp cũng đã từng sử dụng chiến lược phát triển tương tự: nhà nước thông qua Ủy ban Kế hoạch để chủ động định hướng và dẫn dắt các đầu tư và cũng sử dụng sức mạnh của các doanh nghiệp nhà nước là đầu tàu.
Việt sử dụng mô hình nhà nước kiến tạo phát triển đã giúp các quốc gia Đông Á ngày một phát triển hơn và được mô tả là một nhà nước tương đối tự trị đang điều phối thị trường, đã đưa ra khái niệm nhà nước kiến tạo phát triển bằng cách nhấn mạnh “sự độc lập nội tại” của nhà nước trong các mạng lưới chính phủ - doanh nghiệp mạnh mẽ. Tuy nhiên những mạng lưới này không được kết hợp với những mạng lưới chính phủ - lao động hay giữa doanh nghiệp - lao động, vì thế mà khác xa với những nền kinh tế thị trường tự do Anh - Hoa Kỳ bởi nó chứa đựng yếu điểm của một cơ chế thị trường khuyết danh. Đồng thời, các mô hình Đông Á khác với các nền kinh tế với thị trường được điều phối của châu Âu, bởi nó không bao gồm tổ chức lao động từ quá trình phối hợp nghiệp đoàn. Ngoài ra những bất cân bằng kinh tế toàn cầu là nguyên nhân của sự
34
tương tác trên tầm quốc tế giữa các mô hình tăng trưởng nội địa ở Đông Á với những mô hình phát triển nội địa có tính tương thích ở châu Mỹ và châu Âu. Những mô hình khác biệt này phụ thuộc lẫn nhau trên bình diện quốc tế, làm ảnh hưởng đến sự phụ thuộc trong định hướng của các mô hình quốc nội.
Mô hình nhà nước kiến tạo của Scandinavia: Ngoại trừ Phần Lan các nước Scandinavia cũng có các định hướng chủ động trong các chính sách phát triển các ngành công nghiệp, cho dù không ở phạm vi rộng như các nước Đông Á.
Nhà nước Thụy Điển đã từng tập trung đột phá vào các ngành như luyện kim (giữa thế kỷ XVIII), đường sắt (1850), thủy điện (1890) v.v.. thông qua sự hợp tác và chủ động dẫn dắt khối doanh nghiệp tư nhân. Những năm đầu thế kỷ XX, Nhà nước Thụy Điển cũng thông qua các chính sách bảo vệ các ngành công nghiệp nặng Nhà nước Đan Mạch cũng đã từng can thiệp và các chính sách ưu tiên định hướng cho sự phát triển xuất khẩu nông sản, và là động lực tăng trưởng chính trong những năm 1930. Các nước Scandinavia có sự chủ động trong đầu tư cho các hướng nghiên cứu phát triển, làm nền tảng cho các ngành công nghiệp được lựa chọn và ưu tiên. Cho đến nay, các viện, trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn ở các nước này phần lớn là của nhà nước. Các chính sách phúc lợi được quan tâm, trong đó góp phần định hướng thúc đẩy sự biến đổi cơ cấu kinh tế; do vậy làm giảm sức ép chính trị đối với các lần tái cơ cấu kinh tế do nhà nước chủ động dẫn dắt. [10, tr.22]
Mô hình của các nước Scandinavia cho thấy, có thể có nhiều cách thức khác nhau mà không nhất thiết phải quá nhấn mạnh vai trò thống trị của nhà nước một cách thái quá như ở các mô hình Đông Á. Vai trò của nhà nước Scandinavia còn gắn kết chặt chẽ với mức độ, phạm vi đáp ứng của các dịch vụ xã hội. Ở Thụy Điển và các nước Bắc Âu, an sinh xã hội từ giáo dục, y tế, phúc lợi được phân bổ rộng rãi, tiêu chí không chặt chẽ, có nghĩa là mọi người dân đều được đảm bảo các lợi ích và dịch vụ an sinh xã hội cơ bản với mức giá hợp lý hoặc miễn phí. Mọi người dân được hưởng các dịch vụ này từ lúc ở thời kỳ thai nghén cho tới khi chết. Mô hình nhà nước kiến tạo các nước Scandinavia cũng có mức độ bình đẳng cao, có nghĩa là phân phối thu nhập tương đối công bằng thông qua việc áp dụng mức độ đánh thuế cao, giáo dục miễn phí và cơ hội bình đẳng trong tiếp cận việc làm; Chính phủ đảm bảo việc làm đầy đủ thông qua việc thực hiện các chính sách thị trường lao động tích cực và nhà nước kiến tạo có thể được thực hiện thông qua nhiều công cụ khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh chính trị - xã hội và điều kiện phát triển.
35
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển ở Mỹ, theo các nhà nghiên cứu, nước Mỹ
cũng được xem là nơi phát kiến các ý tưởng và thực hiện các chính sách của nhà nước kiến tạo phát triển. Một trong các ý tưởng cốt lõi của nhà nước kiến tạo – ý tưởng về bảo vệ các “ngành công nghiệp non trẻ” (Infantry industry) - xuất phát từ Bộ trưởng Tài chính (Treasury Secretary) đầu tiên của Mỹ là Alexander Hamilton vào năm 1791. Từ những năm 1830 cho đến tận chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ là nước có chính sách bảo hộ mậu dịch mạnh mẽ nhất. Có thể không có sự chủ động định hướng rõ rệt như ở các nước Đông Á sau này, song sự bảo hộ đó cũng không phải là bảo vệ chung chung mà có định hướng của nhà nước đối với một số lĩnh vực như đường sắt, nông nghiệp, giao thông đường thủy… Bên cạnh đó, nhà nước Mỹ cũng chủ động ưu tiên cho khu vực Research & Development (R&D). Ngay cả sau chến tranh thế giới thứ II, khi đã nắm giữ các địa vị thống trị và bắt đầu kêu gọi “tự do hóa thương mại và đầu tư”, Mỹ vẫn ẩn giấu các đặc điểm của nhà nước kiến tạo phát triển theo một cách rất đặc biệt. Đó là sự chủ động tạo lập mạng lưới giữa các chuyên gia trong và ngoài nhà nước, để áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ mới vào kinh tế một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
Dù cho đến nay vẫn còn nhiều rất quan điểm khác nhau về nhà nước kiến tạo phát triển ở Mỹ, song có một thực tế không thể phủ nhận được rằng rất nhiều ngành công nghiệp của Mỹ có được lợi thế cạnh tranh do chính các định hướng, các đơn đặt hàng và đầu tư của nhà nước mà các ví dụ điển hình có thể kể đến là công nghiệp máy tính điện tử, dược phẩm, công nghệ gen.
Xét theo mức độ can thiệp của nhà nước đối với nền kinh tế: có thể được phân chia thành 3 mô hình cơ bản: mô hình Nhà nước can thiệp sâu rộng; mô hình Nhà nước can thiệp tương đối và mô hình Nhà nước can thiệp hạn chế.
Mô hình Nhà nước can thiệp sâu rộng được xem là mô hình nhà nước kiến tạo
phát triển theo kiểu truyền thống được xác lập tại một số quốc gia Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc) trong thời kỳ trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính diễn ra. Nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp trực tiếp và sâu rộng vào nền kinh tế thông qua các biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển của các nghành công nghiệp mới, giảm sự xáo trộn do sự thay đổi đầu tư và lợi ích từ các nền công nghiệp cũ sang các nền công nghiệp mới. Vai trò can thiệp của nhà nước bao gồm cả định hướng mục tiêu phát triển như công nghiệp hóa, định hướng xuất khẩu… và kết nối các cơ quan nhà nước lẫn các
36
doanh nghiệp tư nhân để đạt được các mục tiêu đó, chính vì thế đây được coi như là phiên bản mạnh (strong version) của mô hình nhà nước kiến tạo phát triển
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp tương đối là mô hình mà vai trò
can thiệp tích cực của Nhà nước đã được giảm nhẹ đi (soft version). Mô hình này xuất hiện kể từ khi Nhật Bản bị rơi vào thập kỷ mất mát từ đầu những năm 1990, và đặc biệt kể từ khi khủng hoảng kinh tế tài chính Châu Á diễn ra vào năm 1997-1998. Ở thời kỳ này, Nhà nước thay thế các biện pháp can thiệp trực tiếp bằng việc thực thi các chính sách mang tính định hướng nền kinh tế như: “dựa cơ bản vào nền kinh tế tư nhân như là nhà đầu tư thay vì sở hữu nhà nước; chấp nhận vai trò cơ bản của nhà nước trong việc chỉ đạo đầu tư, phối hợp các dự án và cung cấp thông tin đặc biệt trong các dự án có nhiều đầu vào và lợi nhuận dài hạn; sự hợp tác và trao đổi sâu rộng giữa lĩnh vực công và tư; đẩy mạnh xuất khẩu và mở cửa tương đối cho nhập khẩu; quan tâm trực tiếp đến các doanh nghiệp, sự đổi mới và phát triển của các sản phẩm mới thay vì phụ thuộc vào công nghệ và bí quyết nhập khẩu; quan tâm trực tiếp đến các doanh nghiệp tư nhân; tư nhân hóa hoặc hợp tác công tư trong việc cung cấp các dịch vụ công; thúc đẩy các thị trường vốn và tài chính trong nước để thu hút và phân bổ nguồn lực; chú trọng các bảo đảm xã hội bao gồm các nỗ lực giảm bất bình đẳng, duy trì tinh thần đoàn kết và bảo vệ chống lại một số chi phí tái cấu trúc; các chương trình phúc lợi kèm điều kiện làm việc của người thụ hưởng hoặc đầu tư vào nguồn nhân lực”[10,tr.20].
Mô hình nhà nước kiến tạo phát triển can thiệp hạn chế là mô hình mà vai trò
can thiệp của nhà nước chỉ chủ yếu tập trung vào việc nâng cao năng lực của bộ máy chính quyền nhằm thúc đẩy các hoạt động thị trường thông qua các biện pháp bảo đảm trật tự xã hội, giảm tính bất định trong nền kinh tế, giảm bất đối xứng thông tin, giảm chi phí giao dịch… cho thị trường. Điểm căn bản của mô hình này là sự hạn chế can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế so với mô hình nhà nước kiến tạo phát triển truyền thống. Tuy nhiên, xét trong mối tương quan với chủ nghĩa tự do kinh tế thì mô hình nhà nước kiến tạo phát triển hạn chế vẫn là mô hình đề cao sự can thiệp của nhà nước.
Xét theo mức độ thành công, có thể phân loại mô hình nhà nước kiến tạo phát triển theo hai mức độ thành công và không thành công.
Khi đề cập đến mô hình thành công các nhà nghiên cứu thường nhắc đến các nước Đông Á. Yếu tố cơ bản dẫn đến sự thành công của các nước này được cho là nhờ vai trò và năng lực của các thiết chế nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế.
37
Các nhà nước này có một nền công vụ chuyên nghiệp, trung lập và ổn định. Hai nhân tố được cho cơ sở để tạo nên một nền công vụ phục vụ phát triển ở các nhà nước này bao gồm: sự cam kết của giới lãnh đạo đối với sự phát triển trong hầu hết các trường hợp, vai trò của tầng lớp tinh hoa mới (giới tinh hoa nhà nước và kinh doanh) trong kiến tạo phát triển kinh tế. Ngoài ra, như đã nêu, chế độ chuyên quyền tạo những điều kiện thuận lợi hơn trong việc thực thi các chính sách kiến tạo vì phát triển, và ngược lại các yếu tố dân chủ có thể trở thành những trở ngại cho các nhà nước kiến tạo phát triển (như các trường hợp ở Ấn Độ, Brazil và Nam Phi). Tuy nhiên, điều quan trọng dẫn đến sự thành công là sự cam kết mạnh mẽ phục vụ mục tiêu phát triển đất nước thay vì quản trị nền kinh tế phục vụ cho một số ít cá nhân hoặc các nhóm nhỏ. Sự khủng hoảng tài chính ở Châu Á phần nào đó cho thấy những hạn chế của nhà nước kiến tạo phát triển truyền thống, do vậy, các nhà nước kiến tạo phát triển cũng cần phải có sự thay đổi để phù hợp hơn với những điều kiện mới của xã hội.
Mặc dù có những thành công nhất định trong giai đoạn đầu, song phần lớn các nhà nước kiến tạo phát triển ở các quốc gia Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh được cho là không thực sự thành công. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm: sự không hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước; nền công vụ cồng kềnh và kém hiệu quả; cơ sở hạ tầng yếu kém mặc dù có đầu tư công; quá phụ thuộc vào các nguồn thu nhập từ thương mại, trong khi doanh thu nội sinh thấp; các chính sách bảo hộ không thúc đẩy sản xuất trong nước. Ngoài ra, một số lợi ích của nhà nước kiến tạo phát triển lại chỉ phục vụ cho một số nhóm và cá nhân tinh hoa trong xã hội, thay vì phục vụ cho sự phát triển
Mỗi một mô hình đều mang đặc điểm riêng cho từng khu vực địa lý cũng như văn hóa xã hội và mỗi mô hình đều có mức độ thành công khác nhau. Vì vậy có thể khẳng định rằng Việt Nam ta không phù hợp với bất kì một mô hình nào nói trên. Song trong quá trình xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển ở Việt Nam, chúng cần phải cân nhắc và thận trọng học hỏi kinh nghiệm từ các nước đã đi theo các mô hình