5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2. Khó khăn của Việt Nam khi xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển
Mặc dù có nền tảng phù hợp cho định hướng xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển, song các nhà nghiên cứu cũng nhận định rằng để xây dựng thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển, Việt Nam sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức. Theo các nhà nghiên cứu, muốn xây dựng một chính phủ kiến tạo, điều kiện tiên quyết là phải có thể chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội kiến tạo. Tuy nhiên, những thể chế này hiện nay còn thiếu, chưa hoàn chỉnh hoặc chưa được định hình ở Việt Nam nên sẽ là lực cản lớn đối với xây dựng chính phủ kiến tạo.
Sự lãnh đạo của Đảng chưa ngang tầm cao mới. Trong giai đoạn mới cả nước
đang chủ trương xây dựng và phát triển đất nước theo mô hình mới phù hợp với hội nhập quốc tế. Ngay lúc này vị trí và vai trò của Đảng cần phải được khẳng định và phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, việc phát triển và nâng cao chất lượng đảng viên vẫn chưa được các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung chỉ đạo thực hiện, nhất là đối với những tổ chức cơ sở đảng yếu kém, có nhiều khó khăn, những địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; thu hẹp đáng kể tình trạng chi bộ sinh hoạt ghép, chưa có chi bộ ở các thôn, ấp, bản, làng. Mặc dù số đảng viên mới kết nạp là đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, nữ, trí thức, học sinh, sinh viên, dân tộc thiểu số, người theo tôn giáo, người lao động trong các thành phần kinh tế và chủ doanh nghiệp tư nhân tăng hơn so với khóa trước. Song, một bộ phận đảng viên không nhỏ vẫn chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn, trình độ thấp chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong thời đại mới, nhà nước mới.
Phẩm chất chính trị cũng chưa thật sự vững vàng một bộ phận đảng viên chạy theo các nhu cầu vật chất, chưa cố gắng khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ; chưa tích cực rèn luyện tư tưởng, đạo đức, nâng cao bản lĩnh chính trị để vượt qua các cám dỗ vật chất; còn buông thả trong cuộc sống và sinh hoạt, đề cao chủ nghĩa cá nhân.
Trình độ phát triển kinh tế- xã hội còn thấp. Ngày 23-10, trong phiên khai mạc
Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
48
hội năm 2017. Ông nêu rõ thực trạng kinh tế - xã hội cũng bộc lộ một số hạn chế, yếu kém cần tiếp tục quan tâm giải quyết.
Cụ thể, nợ xấu trong hệ thống ngân hàng ở mức dưới 3% nhưng thực chất nợ xấu toàn nền kinh tế vẫn còn ở mức cao. Tiến độ tổ chức lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập; sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn trong những ngành Nhà nước không cần nắm giữ chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc các nhà đầu tư nước ngoài dịch chuyển dòng vốn và mở rộng quy mô sản xuất tại Việt Nam là tín hiệu tích cực nhưng nếu không được thẩm định, kiểm soát kỹ cũng kéo theo sự chuyển dịch công nghệ lạc hậu, kém thân thiện môi trường vào nước ta, đồng thời đặt ra những khó khăn, thách .
Các dự án BOT giao thông bên cạnh các đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nhưng dư luận xã hội cũng bày tỏ sự không hài lòng về một số khâu trong quá trình triển khai dự án Tình hình vi phạm pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản tại các địa phương diễn ra hết sức phức tạp nhưng chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý. Việc khai thác trái phép các loại tài nguyên như vàng, cát, sỏi... làm thất thoát tài nguyên, thất thu ngân sách, ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh trật tự xã hội. Tình trạng cháy rừng, phá rừng nghiêm trọng, tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, mất trật tự an toàn xã hội còn diễn biến phức tạp gây bức xúc, lo lắng trong nhân dân. Tình trạng di cư, nhất là di cư tự do tại một số khu vực như ở Tây Nguyên vẫn có chiều hướng phức tạp làm thay đổi cơ cấu, phân bố dân cư, lao động và gây nhiều hạn chế trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội về nhà ở, nước sạch, giáo dục, y tế, việc làm và trật tự an toàn xã hội do thiếu nguồn lực để giải quyết. Chất lượng khám chữa bệnh tuyến y tế cơ sở chưa cao. Đời sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiên tai còn khó khăn. Tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm còn diễn biến phức tạp và nghiêm trọng hơn với sự xuất hiện của một số phương thức, thủ đoạn mới của tội phạm tham nhũng, buôn lậu, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao gây bức xúc, lo lắng trong xã hội. An ninh trật tự tại một số địa bàn còn diễn biến phức tạp, đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia còn nhiều khó khăn. Tình hình khiếu nại, tố cáo tuy có giảm về số lượt, số đơn, số vụ việc nhưng tính chất và mức độ phức tạp lại tăng lên
Bộ máy nhà nước và quản lý kinh tế-xã hội còn yếu kém, Việt Nam có hệ thống
chính trị nhất nguyên đó là yếu tố thuận lợi cho việc xây dựng mô hình nhà nước kiến tạo, song nó cũng mang không ít khó khăn và thách thức. Thể hiện ở chỗ, trong một hệ thống chính trị nhất nguyên xã hội chủ nghĩa, vai trò của nhà nước thường bị tác động
49
bởi đảng cầm quyền, và vai trò của nghị viện thường được đề cao, trong khi vai trò của chính phủ thường mờ nhạt. Những yếu tố này, cùng với truyền thống theo nguyên tắc lãnh đạo tập thể, có thể gây trở ngại cho xây dựng nhà nước kiến tạo phát triển mà vốn đòi hỏi phải có một chính phủ với vị trí, vai trò và thẩm quyền lớn để có thể chủ động và tự quyết trong hoạch định và điều hành chính sách kinh tế. Ngoài ra hiện nay bộ máy nhà nước ta còn quá cồng kềnh, hoạt động dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, thiếu gắn kết trực tiếp với thành quả lao động của các thành viên các tổ chức đó, một sản phẩm tạo ra còn được coi là thành tích của nhiều tổ chức thì khó có thể có một chính phủ kiến tạo được hình thành, trừ khi có cải cách mạnh mẽ và có giải pháp đột phá tổ chức lại các tổ chức này.
Trong cơ cấu tổ chức nhà nước ở nước ta hiện nay còn thiếu vắng cơ chế kiểm soát lẫn nhau trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của nhà nước. Quốc hội đã can dự nhiều hơn vào những thảo luận có ý nghĩa khi thông qua các đạo luật. Tuy nhiên, vai trò của Quốc hội trong xây dựng chính sách và giám sát hoạt động của Chính phủ vẫn còn khá hạn chế. Bên cạnh đó, với thành phần gồm đa số đại biểu Quốc hội là kiêm nhiệm thường xuyên phục vụ cho cơ quan hành pháp hoặc không ít người còn đảm nhận vị trí lãnh đạo các doanh nghiệp nhà nước đã gây ra tình trạng xung đột lợi ích ngay trong chính cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân. Hội đồng nhân dân các cấp là các cơ quan dân cử địa phương bầu ra Ủy ban nhân dân với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Tuy nhiên, mức độ tự chủ của cơ quan này cũng bị ràng buộc bởi một loạt các quan hệ đan xen cùng các quy định về báo cáo liên quan đến cấp ủy ở địa phương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban nhân dân cấp trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội và chính quyền trung ương. Chức năng giám sát của hội đồng chỉ giới hạn trong sự giám sát tuân thủ chính sách và pháp luật.
Đội ngũ cán bộ, công công chức chưa chuyên nghiệp: Tính kỷ luật, đạo đức và
văn hóa sống của đội ngũ cán bộ, công chức và người dân còn chưa cao, bệnh thành tích, dối trá, nói không đi đôi với làm, vẫn còn tồn tại nhiều, tham nhũng, tiêu cực còn trầm trọng nên sẽ gây khó khăn không ít cho xây dựng một chính phủ kiến tạo.
Đứng trước những thời cơ và thách thức mọi vấn đề đặt ra của Chính phủ chưa thể suôn sẻ và thành công ngay được. Nhưng với quyết tâm “phải chuyển từ phương thức mệnh lệnh hành chính sang Chính phủ kiến tạo, phục vụ; quyết tâm xây dựng một chính phủ liêm chính, minh bạch, hiệu quả; nói không với tham nhũng, tiêu cực, lãng phí” của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và với sự ủng hộ của toàn hệ thống
50
chính trị và toàn thể nhân dân, thì dù còn nhiều thách thức, khó khăn ở phía trước, nhưng chúng ta vững niềm tin chắc chắn chính phủ kiến tạo, liêm chính, hành động và phục vụ sẽ được định hình và xây dựng ở Việt Nam trong thời gian tới, đưa đất nước phát triển trên một tầm cao mới.
Hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, văn hóa pháp luật còn thấp. Hệ thống luật
pháp chưa đồng bộ, còn mâu thuẫn và chồng chéo, thiếu tính thống nhất, khó áp dụng. Cùng một vấn đề nhưng lại có nhiều văn bản hướng dẫn khác nhau, văn bản của cấp thấp hơn có thể phủ quyết văn bản của cấp cao hơn và nhiều khi trái ngược với văn bản của cấp cao hơn. Trong đời sống xã hội hiện đại nói chung, trong hoạt động thị trường nói riêng, văn hóa pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Song, cần phải thừa nhận rằng, về phương diện này, điểm thiếu hụt đáng kể của văn hóa truyền thống Việt Nam là chưa có một văn hóa pháp luật thực sự, phù hợp với yêu cầu. của kinh tế thị trường. Chúng ta đã chỉ quen sống trong một nền “văn hóa luật tục” được chỉ dẫn bởi luân lý, lệ làng. Di sản văn hóa pháp luật chỉ là những nếp hành xử cũ liên quan đến các hiện tượng luật pháp. Vì vậy, chúng ta phải nỗ lực xây dựng một văn hóa pháp luật phù hợp với yêu cầu của kinh tế thị trường hiện đại, làm cho “pháp luật nước ta tương thích với luật pháp quốc tế”. Chúng ta phải chú trọng hơn nữa việc xây dựng chế độ lý tính hóa, quy phạm hóa, dùng “tinh thần pháp trị” để tự hoàn thiện. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân, vay mượn có bản sắc những thành tựu của văn hóa pháp luật nước ngoài để bù đắp cho thiếu hụt của truyền thống.