Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 58 - 64)

5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.1. Nhà nước phải đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân

“Trong tư tưởng Hồ Chí Minh thì độc lập, thống nhất đất nước không tách rời với tự do, hạnh phúc của nhân dân”. Do vậy, khi đã tìm được con đường giải phóng dân tộc, lựa chọn một mô hình nhà nước mới cho dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng Đảng, cùng nhân dân ta bắt tay ngay vào xây dựng "Nhà nước dân chủ, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân". Nhà nước ở Việt Nam là nhà nước dân chủ nhân dân, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân "tự quyết định". Tư tưởng Hồ Chí Minh "Dân là gốc của nước", "nước lấy dân làm gốc" là nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức, xây dựng nhà nước, là một sự vận dụng sáng suốt tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin, “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân” vào thực tiễn Việt Nam.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân là nhà nước trong đó nhân dân là chủ; dân là người có địa vị cao nhất, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng nhất của đất nước, dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định: Nước ta là nước dân chủ; địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ; bao nhiêu quyền hạn là của dân; quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Trong Nhà nước ta, toàn bộ quyền lực đều thuộc về nhân dân. Quan niệm toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, trở thành nguyên tắc cơ bản tổ chức bộ máy quyền lực nhà nước và phải được thể hiện rõ trong các văn bản pháp lý mà đạo luật cao nhất là Hiến pháp.

Trong Nhà nước ta khi nhân dân là chủ thể của quyền lực thì người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được ủy quyền, được nhân dân trao quyền để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi người cầm quyền, cán bộ công chức nhà nước là “đầy tớ” là “công bộc” của dân. Làm công bộc của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng rất khó khăn, nặng nề. Muốn

52

vậy, người cầm quyền phải gần dân, sát dân, hiểu dân, thương dân, tin dân và biết sử dụng sức mạnh của dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh ý thức rất rõ vị trí của Người trong hệ thống quyền lực Nhà nước Việt Nam. Người nhiều lần nhắc nhở: Ở nước ta từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của nhân dân; dân đặt ở đâu thì làm ở đó; Người làm Chủ tịch nước cũng là nhận sự trao quyền, ủy thác của nhân dân [25,tr75]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ phải do dân làm chủ; nhà nước phải tin dân và dựa vào dân. Nội dung quyền làm chủ nhà nước của dân rất rộng, trước hết thể hiện ở chỗ: Nhân dân là người tổ chức nên các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương thông qua thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước... Nhân dân có quyền bầu cử, ứng cử thì cũng có quyền thực hiện chế độ bãi miễn theo ba mức độ từ thấp đến cao: bãi miễn đại biểu; bãi miễn các cơ quan nhà nước; bãi miễn nội các Chính phủ nếu các đại biểu đó, các cơ quan nhà nước và nội các Chính phủ không còn phù hợp với nhân dân, đi ngược lại lợi ích của nhân dân.

Trong mô hình Nhà nước kiến tạo mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề cập là nhân dân có quyền tham gia công việc quản lý nhà nước; sao cho các quyết định của cơ quan nhà nước đều xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân; phê bình, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, các đại biểu do mình cử ra. Mọi nguồn lực mà nhà nước có để hoạt động đều được huy động từ dân. Nhà nước muốn là của dân, nhà nước phải làm tốt bổn phận là người đại biểu thay mặt nhân dân, quyền hành nơi nhà nước là do dân giao phó. Có nghĩa là quyền hành của nhân dân là quyền hành được thông qua người đại diện, người đại biểu do dân cử ra. Chính vì vậy, khi thực hiện mô hình này nhà nước ta phải hết sức lưu ý và cân nhắc đến nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân và vì dân trong quá trình xây dựng nền dân chủ thật sự làm chủ của nhân dân đồng thời tạo dựng niềm tin chính trị vững chắc cho nhân dân đối với Đảng Nhà nước. Để nhân dân có tinh thần tập trung cao trong quá trình gia tăng sản xuất, hoạt động thương mại, dịch vụ… trở thành các doanh nghiệp lớn quy mô và trình độ cao đưa Việt Nam tiến xa trong mục tiêu trở thành đất nước công nghiệp.

Đặc biệt trong quá trình kế thừa nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân… nhà nước cũng cần chú ý đến quyền lực của nhân dân trong việc giám sát cán bộ công chức nhà nước của Người. Năm 1946, trả lời phỏng vấn báo

53

nước ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ nhận chức Chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như một người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận, bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui...”[25,tr89] .Trong xây dựng nhà nước dân chủ kiến tạo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn yêu cầu nhà nước phải thường xuyên thực hiện phê bình và tự phê bình, lắng nghe ý dân, làm công tác quản lý nhà nước sao cho tốt hơn. Nhà nước muốn công việc của mình mang lại hiệu quả cao thì nhà nước bắt buộc phải dựa vào dân và phải thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", để người dân tham gia vào công việc nhà nước một cách đầy đủ và thực sự; kiến tạo nghĩa là tạo ra môi trường, điều kiện, xây dựng thiết chế để dân làm chủ.

Nhà nước do dân, dân làm chủ nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất biện chứng của cả quyền và nghĩa vụ làm chủ; nó thể hiện bản chất dân chủ triệt để của nhà nước kiểu mới. Đối với nhà nước kiến tạo phát triển cũng vậy, các cơ quan nhà nước cần tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào công tác rà soát, kiểm tra và nắm bắt tình hình hoạt động của nhà nước. Nếu kế thừa và vận dung tốt quan niệm này của Hồ Chí Minh chắc chắn sẽ góp phần thực hiện được một phần quan trọng trong các yếu tố góp phần xây dựng thành công mô hình nhà nước kiến tạo phát triển

Theo Hồ Chí Minh nhà nước vì dân là nhà nước phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của dân lên trên hết, đem lại lợi ích cho dân. Nhà nước đó hoạch định các đường lối, chủ trương, chính sách đều phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy con người là mục tiêu phấn đấu lâu dài, chứ không vì quyền lợi của một nhóm người hay một tập đoàn xã hội nào đó như nhà nước ở các chế độ xã hội khác. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, gần đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã khẳng định: dùng người tài, chọn người tài cho đất nước chứ không chọn người nhà. Người hiền tài dù ở trong núi thẳm, rừng sâu cũng phải tìm cho được. Những tâm huyết như vậy là rất quý giá nhưng bây giờ phải chứng minh bằng hành động và đo bằng hiệu quả biến chuyển tích cực. Có nghĩa là trong quá trình tuyển dụng nhân tài, chúng ta cần phải thắt chặt công tác thi tuyển một cách minh bạch để tìm ra người tài thật sự phục vụ cho đất nước. Bên cạnh đó các đường lối, chủ trương, chính sách phải rõ ràng với mọi quyết định phải đặt lợi ích nhân dân lên hàng đầu.

Mô hình nhà nước kiến tạo là một mô hình nghiêng về thực hiện chức năng xã hội, nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tự do lao động sản xuất, liên kết hỗ trợ doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân đạt được mục tiêu của

54

Đại hội XII đề ra “trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm

2020”. Để làm được điều kì diệu đó thì việc kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà

nước của dân, do dân vì dân… tạo dựng nên nhà nước kiến tạo thực sự do dân làm chủ ngày càng có ý nghĩa quan trọng.

3.3.2. Nhà nước phục vụ lợi ích của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân trên mọi lĩnh vực

Nhà nước kiến tạo phát triển tạo ra môi trường xã hội thuận lợi, tạo mọi điều kiện cho sự phát triển của cá nhân doanh nghiệp và xã hội. Trong đó Nhà nước thì không làm thay dân, mà tạo khuôn khổ thể chế và mọi điều kiện cần thiết khác để từng người dân có thể làm ăn dễ dàng, có thể vươn lên thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Khi người dân có điều kiện để mưu cầu hạnh phúc, cũng như có năng lực làm chủ cuộc sống, phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống tốt đẹp thì đó là sự phát triển. Sự phát triển đó là thực chất nhất và bền vững nhất. Điều quan trọng là Nhà nước phải xây dựng cho được những khuôn khổ thể chế cần thiết để cho công việc làm ăn của người dân ngày một dễ dàng hơn. Quan trọng nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh, quyền tự do tài sản phải được bảo đảm; sự minh bạch phải được tăng cường; các cam kết hợp đồng phải được tôn trọng và Nhà nước bảo đảm sự tôn trọng đó; các tranh chấp phải được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả; cơ chế cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh tế, cũng như mọi hoạt động khác phải được bảo đảm. Đến đây để thực hiện tốt điều này chúng ta cần nhận thức đúng, thấm nhuần hơn nữa tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ nhân dân là nhà nước phục vụ nhân dân. Mọi hoạt động của chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân. Hồ Chủ tịch từng nêu rõ trách nhiệm của nhà nước trước hết là nhằm thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu nhất của nhân dân. Nhà nước quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân bằng cách hướng dẫn nhân dân tự chăm lo thỏa mãn các nhu cầu, lợi ích của mình, chứ không phải làm thay dân.

Đối với lợi ích các doanh nghiệp, doanh nhân, kinh tế tư nhân Chủ Tịch Hồ Chí Minh cũng có những chỉ dẫn: Người dùng từ nông gia (nhà nông) thương gia (nhà buôn, kinh doanh sản xuất), Người chủ trương kháng chiến kiến quốc thì phải huy động được toàn bộ sức lực của toàn dân mà trong đó Người rất chú trọng đội ngũ doanh nhân, rất chú trọng vấn đề phát triển kinh tế. Không chỉ kinh tế nhà nước (quốc doanh), Người chú trọng phát triển kinh tế của các tiểu thương, tiểu chủ, các thương

55

gia, miễn là họ không làm chỉ cho mình mà họ đóng góp vào ích lợi của quốc dân. Dân giàu thì nước mạnh, xóa được đói, giảm được nghèo tiến tới khá giả, từ khá giả lên giàu có, đã giàu có thì nên giàu có nữa, miễn là sử dụng sức lao động chính đáng của mình. Thước đo là ích quốc lợi nhà, dân giàu nước mạnh, tận dụng tiềm lực tối đa của dân chúng trong xã hội. Người chủ trương phát triển các thành phần kinh tế miễn là có hướng dẫn đúng về luật pháp, tạo môi trường hoạt động hợp pháp, khuyến khích động viên, có động lực để cho họ phát triển. Người rất chú trọng lợi ích của nước nhà, của nhân dân, lợi ích của bản thân người sản xuất kinh doanh. Với Người lợi ích là động lực để nhân dân phấn đấu và làm việc

Trong hệ thống chính trị và an sinh xã hội cũng vậy, một nhà nước muốn đặt lợi ích của dân lên trên hết, nhà nước đó phải kiến tạo các đường lối, chủ trương và các chính sách đều phải phục vụ cho lợi ích của dân. Công việc gì của nhà nước mà có lợi cho dân là phải làm ngay, việc có hại thì phải tránh. Ngoài việc đem lại lợi ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, nhà nước phải biết kết hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng. Và điều đặc biệt quan trọng là để phục vụ, cải thiện đời sống an sinh xã hội cho nhân dân nhà nước phải thật sự liêm khiết, trong sạch, minh bạch, chịu trách nhiệm trước nhân dân, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi. Bản chất dân chủ của Nhà nước Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh được xác định rất rõ: Nhà nước là đại diện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối chính trị của Đảng. Mọi đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đều phải phản ánh lợi ích của đại đa số nhân dân. Nhân dân không chỉ có quyền mà còn có trách nhiệm tham gia hoạch định và thi hành các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Bên cạnh đảm bảo lợi ích cho nhân dân thì Nhà nước kiến tạo cũng cần có trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước toàn thể nhân dân cho mọi hành động của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn, nhắc nhở, yêu cầu Đảng, Nhà nước cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức phải thực hiện tốt tinh thần trách nhiệm, trước nhân dân và trước nhiệm vụ, công việc được giao, dù là việc to hay việc nhỏ. Có thể hiểu, nêu cao tinh thần trách nhiệm nghĩa là Nhà nước phải bảo đảm làm tròn nhiệm vụ, công việc, phần việc được giao, với sự ràng buộc đối với lời hứa của mình, nếu kết quả thực hiện không tốt, hoặc nếu thực hiện sai, thất hứa thì phải gánh chịu hậu quả. Để tránh những hậu quả đấy đòi hỏi đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức trong bộ

56

máy nhà nước phải có năng lực làm việc, ý thức trách nhiệm cao và đòi hỏi phải có tinh thần chủ động, tự động trong thực thi công vụ, thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, kể cả khi gặp khó khăn, trở ngại, thách thức lớn nhất.

Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Trước khi làm một việc gì phải cẩn thận suy xét xem việc đó thành công thì ảnh hưởng thế nào, thất bại thì ảnh hưởng thế nào; có khi việc thì thất bại mà ảnh hưởng lại tốt, và trái lại” [7, tr,106]. Khi đưa ra những quyết định hay đường lối chính sách Đảng và Nhà nước phải có sự chuẩn bị, tính toán kỹ, đề ra chương trình, kế hoạch, biện pháp và các phương án thực hiện cụ thể để bảo đảm đạt kết quả cao nhất; đồng thời phải tính toán, dự liệu, lường trước những khó khăn, phức tạp để chủ động phòng ngừa, có phương án khắc phục kịp thời. Khi để xảy ra hậu quả trong thực hiện công việc, nhiệm vụ, phần việc được giao, dù là nhỏ nhất phải dũng cảm nhận trách nhiệm và có biện pháp khắc phục, sửa chữa, không đổ lỗi cho tập thể, cho khách quan, cho người khác. Chủ động phòng tránh hoặc khắc phục những sai lầm trong công tác.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà nước kiến tạo kiểu mới ở Việt Nam phải là một nhà nước dân chủ triệt để. Và để khắc họa rõ nét những đặc trưng nàyNgười đã xác lập các cơ sở, nền móng pháp lý tổ chức, hoạt động của một nhà nước liêm khiết, kiến tạo và hành động vì nhân dân. Các cơ sở pháp lý đó là nền tảng tư tưởng để tổ chức, xây dựng, hoàn thiện nhà nước qua các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Người

Một phần của tài liệu 22891 16122020234137432HTHMINHTNHBnchnh (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)