Cơ hội và thách thức khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

5. Kết cấu

3.1.2. Cơ hội và thách thức khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra

Trong năm 2018, thị trường Mỹ chiếm 17.24% tổng xuất khẩu hàng may mặc của Trung Quốc trong khi 35.5% hàng dệt may và quần áo tiêu dùng tại Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc (theo World Bank). Như vậy, có thể thấy, ở nhóm hàng này, Mỹ ở vị thế phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Quốc. Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã dẫn đến sự thay đổi của các mô hình theo mùa đối với nguồn cung ứng và vận chuyển hàng may mặc. Trong khi tháng 7 đến tháng 10 từng là thời điểm bận rộn nhất để các thương hiệu thời trang và nhà bán lẻ Hoa Kỳ nhận thành phẩm từ Trung Quốc, thì vào năm 2019, mùa cao điểm bắt đầu sớm hơn vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 - chủ yếu là do các công ty thời trang Hoa Kỳ cố gắng tránh ảnh hưởng của mức thuế trừng phạt. Vì lý do tương tự, nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 11 và tháng 12 năm 2019 thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.

Khi cuộc chiến thương mại nổ ra, việc thuế suất tăng lên sẽ khiến cho các công ty đa quốc gia của Mỹ đang hoạt động tại Trung Quốc cũng như các công ty nội địa Trung Quốc có động cơ mạnh hơn để chuyển hướng các đơn hàng và chuyển hoạt động sản xuất mặt hàng may mặc sang các nước khác nhằm tránh thuế. Như vậy, các nước có lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực may mặc như Việt Nam, Bangladesh, Cam-pu-chia sẽ hưởng lợi trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung leo thang.

Khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung leo thang, ngành dệt may Việt Nam sẽ có cơ hội được hưởng lợi:

- Cơ hội từng bước mở rộng và gia tăng thị phần xuất khẩu sang Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn. Tuy nhiên, tác động tích cực này được đánh giá sẽ phát huy trong dài hạn. Ngành dệt may của Việt Nam có thể lấy thêm được thị phần của Trung Quốc tại thị trường Mỹ nhờ mức giá cạnh tranh hơn cũng như thu hút được thêm vốn đầu tư FDI, từ đó giúp xuất khẩu tăng, nhiều việc làm mới được tạo ra.

- Đồng NDT mất giá mạnh so với USD, qua đó cũng mất giá so với VND. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nguyên phụ liệu lớn nhất của Việt Nam. Việc NDT mất giá do đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam nhập được nguồn nguyên liệu với chi phí rẻ hơn.

Mặc dù trước mắt, các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam được hưởng lợi nhờ xu hướng dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc, tuy nhiên, vẫn có những thách thức liên quan đến nguyên phụ liệu, vốn được xem là rủi ro đặc thù của ngành may mặc. Hiện tại, với đa số các doanh nghiệp xuất hàng theo hình thức mua đứt – bán đoạn (theo chỉ định của đối tác hoặc tự chủ động nguồn nguyên liệu), phần lớn vải nguyên liệu dùng cho các đơn hàng này được nhập khẩu từ Mỹ, Trung Quốc, Hồng Kông, Ðài Loan… Trung Quốc cung cấp phần lớn bông, vải ra thế giới và Việt Nam là một trong số những nước nhập nhiều bông, vải của quốc gia này. Nếu Trung Quốc tăng thuế mặt hàng này, hoặc có kế hoạch hạn chế cung cấp cho những nước may mặc xuất khẩu, đặc biệt những nước có Mỹ là thị trường trọng điểm, thì khó khăn trong việc quản lý chi phí đầu vào hoặc tìm nguồn thay thế là không tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w