Đối với Doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 74)

5. Kết cấu

3.2.3. Đối với Doanh nghiệp

- Doanh nghiệp cần chủ động, tích cực tìm hiểu để có thể hiểu rõ và hiểu đúng các quy định trong thương mại quốc tế, các quy định về việc chống bán phá giá và trợ giá, các bước điều tra và khởi kiện, hệ thống luật thương mại Mỹ có liên quan đến việc hình thành các rào cản đối với hàng dệt may để không bị động khi vấp phải một trong các rào cản khi xâm nhập vào thị trường Mỹ. Khi bị kiện doanh nghiệp cần khẩn trương liên hệ với Hiệp hội dệt may, tổ chức chuẩn bị các nội dung thống nhất sẽ phải trả lời nước nhập khẩu. Doanh nghiệp cần nêu cao tinh thần đoàn kết, huy động sức mạnh tổng hợp cùng đấu tranh với đơn kiện. Tranh thủ sức mạnh của luật sư trong khi giải quyết đơn kiện.

- Đẩy mạnh việc nghiên cứu thị trường Mỹ, xúc tiến thương mại, tìm hiểu các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ bằng nhiều phương pháp: khảo sát trực tiếp, phân tích số liệu, tìm kiếm thông tin trên internet,... Để có thể chủ động đối phó và vượt qua các rào cản thương mại thì cần phải đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu thị trường để hiểu rõ hơn về thị trường Mỹ và để cho các nhà nhập khẩu hiểu rõ hơn về hàng hoá và doanh nghiệp mình. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp chủ yếu đưa các phái đoàn đi khảo sát thị trường nước ngoài. Việc khảo sát, nghiên cứu này là cần thiết nhưng sẽ phải chịu chi phí đáng kể về thời gian và tiền bạc. Mặt khác, nếu không được chuẩn bị tốt về nội dung, phương pháp này cũng mang lại hiệu quả không cao. Do đó, các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, phạm vi về mặt hàng còn hạn chế có thể sử dụng các kỹ năng và phương pháp nghiên cứu thị trường thông qua các phương pháp phân tích thống kê kinh tế từ các nguồn tài liệu có thể thu thập được trong nước (đặc biệt là qua internet). Đồng thời có thể kết hợp sử dụng các phương pháp chuyên gia, sử dụng các cộng tác viên ở nước ngoài (trong cơ quan kinh tế, thương vụ của Việt Nam) hoặc thuê khoán chuyên gia tư vấn trong Hiệp hội dệt may,…

- Đầu tư, đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp và các sản phẩm dệt may khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Mặc dù nhiều mặt hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu được vào thị trường Mỹ nhưng sản phẩm và các doanh nghiệp Việt Nam có năng lực cạnh tranh còn thấp. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp phụ thuộc vào các yếu tố: chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ khoa học công nghệ, sản phẩm của

doanh nghiệp, năng suất lao động, chi phí sản xuất và quản lý, đầu tư cho nghiên cứu, triển khai. Muốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá, vượt qua được các rào cản thương mại cần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua việc thực hiện một chiến lược kinh doanh khoa học, đúng đắn; đổi mới sản phẩm cả về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hoá; nâng cao trình độ quản lý và kỹ năng của cán bộ công nhân viên;…

Ngoài ra, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may cần cố gắng giảm giá thành sản phẩm thông qua các biện pháp nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cố định trong quản lý, giảm tiêu hao năng lượng điện trong sản xuất (ở Việt Nam thường cao hơn 2,4 đến 3,6 lần so với các nước trong khu vực), chia sẻ giữa các doanh nghiệp chi phí tiếp thị, chi phí thông tin thị trường. Triệt để thực hiện chủ trương tiết kiệm 10% chi phí của các doanh nghiệp, coi đó như là cơ sở để tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc. Chỉ có làm như vậy, các doanh nghiệp dệt may mới tạo được giá cả sản phẩm có tính cạnh tranh trên thị trường và được nhiều người tiêu dùng chấp nhận.

- Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế để nâng cao khả năng thích ứng với môi trường cạnh tranh quốc tế.

Các doanh nghiệp nước ngoài luôn sử dụng lý thuyết về lợi thế theo quy mô và thường có những đơn hàng với khối lượng lớn tới hàng trăm triệu USD. Tuy nhiên, doanh nghiệp dệt may của Việt Nam phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã không đáp ứng được yêu cầu này. Vì vậy, cần hình thành và phát triển các doanh nghiệp có quy mô lớn thông qua việc mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước với nhau và với các thành phần kinh tế khác, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tiễn cho thấy trong các vụ tranh chấp về thương mại có liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp,… nếu có yếu tố nước ngoài cùng đứng về phía Việt Nam thì các phán quyết cuối cùng bao giờ cũng có lợi cho Việt Nam. Do đó, muốn vượt rào cản để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần chủ động liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các công ty đa quốc gia hoặc các tập đoàn kinh tế lớn.

- Các doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống ghi nhận, lưu trữ hồ sơ sản xuất, xuất nhập khẩu đầy đủ, khoa học, hiện đại nhằm tạo cơ sở sẵn sàng cho việc ứng phó với khả năng phải tham gia các vụ kiện tranh chấp thương mại quốc tế.

Hiện nay có khoảng hơn 2000 doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 0,5%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25% còn lại doanh nghiệp tư nhân và công ty cổ phần chiếm 74,5%. Như vậy, có thể thấy các công ty có quy mô vừa và nhỏ trong ngành dệt may chiếm tỷ trọng rất lớn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty này lại có hệ thống lưu giữ chứng từ, tài liệu sổ sách kế toán theo cách truyền thống là ghi chép, chưa sử dụng các công cụ kế toán hiện đại và internet. Vì vậy, khi có yêu cầu về cung cấp số liệu từ phía các cơ quan quản lý Nhà nước và Hiệp hội dệt may, các doanh nghiệp thường lúng túng, chậm trễ gây khó khăn cho việc ứng phó với rào cản về bán phá giá mà các nước nhập khẩu dựng lên.

- Chủ động áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế và đáp ứng yêu cầu bảo vệ sức khoẻ và môi trường. Do mức sống người dân ở Mỹ rất cao, Hiệp hội người tiêu dùng có vai trò rất lớn trong việc chấp nhận hoặc phản đối về việc nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó nếu có những biểu hiện nghi vấn về chất lượng. Vì vậy, để vượt qua được các rào cản, các doanh nghiệp dệt may cần chủ động, khẩn trương xây dựng các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, GMP, HACCP, SA 8000... , lựa chọn áp dụng tuỳ theo đặc thù riêng của từng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có thể áp dụng cùng lúc các hệ thống ISO 9001:2000, ISO 14001:2000, SA 8000.

- Tích cực sử dụng vải sản xuất trong nước để tăng tỷ lệ nội địa của sản phẩm xuất khẩu, đủ điều kiện được cấp C/O để hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS). Theo luật của Mỹ, để được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập hàng hoá phải được nhập khẩu trực tiếp từ nước hưởng lợi vào lãnh thổ hải quan Mỹ và trị giá hàng hoá được tạo ra tại nước hưởng lợi phải đạt ít nhất 35%. Hàng năm, trên cơ sở đề xuất của Đại diện thương mại Mỹ (USTR) sau khi tham khảo ý kiến công chúng, Uỷ ban thương mại Mỹ (ITC) và các cơ quan hành pháp, Tổng thống sẽ quyết định những mặt hàng và những nước được hưởng GSP. Vì vậy, để có thể vượt qua rào cản về thuế quan, các doanh nghiệp cần tăng tỷ lệ nội địa hoá, sử dụng nhiều nguyên, phụ liệu trong nước vào việc sản xuất hàng xuất khẩu.

- Xây dựng trang Web của từng doanh nghiệp để thúc đẩy xúc tiến thương mại sang thị trường Mỹ. Hiện nay, chỉ một số ít các doanh nghiệp dệt may có trang web riêng trong khi đó, các đối tác Mỹ thường xuyên tìm kiếm, nghiên cứu và sàng lọc thông tin trước khi liên hệ trực tiếp với khách hàng hoặc các tổ chức xúc tiến thương mại để hỏi thêm chi tiết hoặc kiểm tra thông tin. Vì vậy, trang Web sẽ tạo cho doanh nghiệp nhiều cơ hội hơn được khách hàng Mỹ biết đến. Các doanh nghiệp cần chú ý đến một số điểm khi xây dựng trang Web như:

 Tên miền trang web phải dễ đọc, dễ nhớ và dễ viết để thuận tiện cho khách hàng truy cập. Tên miền trang web cũng thường được dùng làm đuôi địa chỉ email của công ty nên không nên quá dài. Không nên dùng tên miền tiếng Việt vì các khách hàng nước ngoài thường không biết và không có phông chữ tiếng Việt để truy cập.

 Trang web cần được thiết kế chuyên nghiệp, bắt mắt, dễ sử dụng và không nên phức tạp. Các doanh nhân thường là những người bận rộn vì vậy trang web phải được thiết kế để đảm bảo người sử dụng tìm được những thông tin họ cần nhanh nhất.

 Mục đích chủ yếu của trang web là giới thiệu công ty và sản phẩm, thuyết phục người mua mình là nhà xuất khẩu đáng tin cậy, nghiêm túc và khuyến khích họ liên hệ với mình. Để đạt được mục đích này, trên mục giới thiệu về công ty (About us), ngoài những thông tin như tên, địa chỉ giao dịch, lịch sử công ty,… cần phải nêu tên tất cả những hiệp hội doanh nghiệp (nhất là những hiệp hội quốc tế có uy tín) mà công ty là thành viên; các thành tích, danh hiệu, chứng nhận mà công ty hoặc sản phẩm của công ty đã được các tổ chức trong nước và quốc tế chứng nhận hoặc trao tặng.

 Mục đích của mục giới thiệu sản phẩm (Product) là để khách hàng có những khái niệm về sản phẩm của mình, do đó trang này nên giới thiệu một số chi tiết nhưng không nên giới thiệu quá nhiều về sản phẩm. Nếu không cung cấp đủ thông tin về sản phẩm thì người mua sẽ không quan tâm hoặc cho rằng công ty không nghiêm túc. Ngược lại, nếu cung cấp quá chi tiết về sản phẩm, nhất là về giá thì khách hàng sẽ không có nhu cầu liên hệ và công ty sẽ không có cơ hội để đàm phán.

 Các công ty Mỹ rất muốn quan hệ trực tiếp với nhà sản xuất hơn là các công ty xuất khẩu thuần tuý. Vì vậy, các công ty nên có một số hình ảnh về cơ sở sản xuất trực tiếp trên trang web. Các công ty Mỹ cũng rất quan tâm đến ổn định chất lượng sản phẩm, do vậy mô tả tóm tắt quá trình sản xuất hoặc đăng tải một số hình ảnh kiểm tra chất lượng tại cơ sở cũng sẽ tạo thêm sự quan tâm của khách hàng.

 Trang web nhằm khuyến khích các khách hàng liên hệ với công ty. Do vậy, mục liên hệ (Contact us) phải để ở vị trí dễ thấy. Trang web cần phải duy trì thường xuyên để khách hàng tin tưởng nếu họ liên hệ thì sẽ nhận được trả lời.

Tiểu kêt chương 3

Chương 3 đã trình bày những cơ hội, thách thức của việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ trong bối cảnh Mỹ rút khỏi hiệp định CPTPP, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đại dịch Covid-19, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và các rào cản mới có thể xuất hiện. Dựa trên những cơ sở đó cũng như căn cứ vào chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam , chương này cũng đưa ra một số giải pháp vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may từ phía Chính phủ, Hiệp hội dệt may và các doanh nghiệp trong ngành.

KẾT LUẬN

Mặc dù xu hướng tự do hoá thương mại đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải mở cửa thị trường, dỡ bỏ các biện pháp cản trở sự di chuyển của các luồng hàng hoá, dịch vụ nhưng trên thực tế, không một quốc gia nào từ bỏ hoàn toàn các rào cản thương mại nhằm thực hiện một số mục tiêu kinh tế xã hội của mình. Bên cạnh rào cản thuế quan mang lại nguồn thu cho ngân sách quốc gia, rào cản phi thuế quan với những tiêu chuẩn khắt khe đang được các quốc gia tăng cường sử dụng, đặc biệt là quốc gia phát triển và có sức mạnh thị trường lớn như Hoa Kỳ. Điều này đặt ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam nói riêng, khi muốn chiếm lĩnh thị trường tiềm năng này thì hơn hết cần phải tìm hiểu kỹ càng những yêu cầu của nước bạn và tìm vượt qua các rào cản đó bằng sức mạnh nội lực của doanh nghiệp mình.

Xoay quanh một số vấn đề về rào cản thương mại, nghiên cứu về đề tài “Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020: thực trạng và giải pháp” quả thực mang ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn rất lớn. Đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài đã đạt được những kết quả đáng kể. Đề tài đã đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ, thực trạng các rào cản thương mại mà Mỹ đang áp dụng với Việt Nam cũng như những biện pháp vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may từ phía Chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam. Để vượt qua rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu chủ yếu, hàng dệt may Việt Nam đã có những thích nghi, đổi mới quan trọng, đặc biệt là trong công nghệ sản xuất, tạo dựng thương hiệu và thay đổi cách thức giám sát, kiểm tra. Nhưng thực trạng đáp ứng các rào cản này vẫn bộc lộ nhiều hạn chế trong thời gian qua. Những hạn chế đó có nguyên nhân khách quan do trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ của Việt Nam còn thấp, nhưng nguyên nhân chủ quan quan trong nhất là do chất lượng nguồn nhân lực nước ta còn thấp, kể cả trong các cơ quan chính phủ và các doanh nghiệp dệt may. Nhận thức và ý thức về việc chủ động nắm bắt xu hướng của các rào cản để có biện pháp phòng ngừa mang tầm chiến lược còn yếu. Hiện nay các biện pháp vượt rào cản còn chưa triệt để. Đề tài đã nêu ra các quan điểm và định hướng vượt rào cản thương mại đối với hàng dệt may xuất khẩu thời gian tới trên tinh thần đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chủ động phòng

ngừa, nỗ lực hết mình và có định hướng chiến lược cả ở tầm quốc gia và doanh nghiệp để vượt rào cản thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Đề tài đã đề xuất các nhóm giải pháp chung và cụ thể đối với Nhà nước, Hiệp hội và doanh nghiệp nhằm vượt qua rào cản của các nước nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may. Nhà nước và Hiệp hội dệt may cần giúp đỡ hỗ trợ các doanh nghiệp vượt rào cản.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được như đã nêu trên, đề tài vẫn còn có nhiều hạn chế không thể tránh khỏi, rất mong được sự góp ý của các thầy, cô giáo, các giảng viên để đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w