Rào cản thuế quan

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

5. Kết cấu

2.2.1. Rào cản thuế quan

Mức thuế suất đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ được căn cứ vào chủng loại hàng hoá dựa trên các Hiệp định song phương và đa phương mà Mỹ đã ký kết với các quốc gia khác. Mức thuế này được thể hiện trong Biểu thuế suất hài hoà (HTS) hiện hành của Mỹ, được ban hành trong Luật thương mại và Cạnh tranh Omnibus năm 1988 và có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 1989.

Hàng dệt may đa số tính thuế theo trị giá, tức là bằng một tỷ lệ phần trăm trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu.

Kể từ khi Hiệp định thương mại Việt Mỹ (2001) có hiệu lực, Mỹ đã áp dụng Quy chế quan hệ thương mại bình thường và Quy chế tối huệ quốc (MFN) dành cho Việt Nam. Khác, 10,462,798 , 34% Hoa Kỳ, 13,182,320 , 43% Hàn Quốc, 3,065,996 , 10% Nhật Bản, 3,950,675 , 13%

mức thuế nhập khẩu mã Mỹ áp dụng với hàng dệt may của Việt Nam là mức thuế tối huệ quốc (MFN) – áp dụng chung đối với các thành viên của WTO.

Việt Nam từng được Mỹ áp dụng Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Ðây là chương trình đặc biệt mà nước phát triển dành cho các nước đang phát triển nhằm giảm mức thuế đánh trên các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, ngày 10/02/2020, Mỹ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển.

Năm 2016 khi Mỹ rút khỏi TPP, Việt Nam mất đi một cơ hội quan trọng trong tiến trình giảm thuế suất nhập khẩu vào thị trường Mỹ.

Như vậy, hiện tại hàng dệt may của Việt Nam không được hưởng ưu đãi thuế quan đặc biệt nào mà chỉ được áp dụng mức thuế tối huệ quốc. Dưới đây là thuế suất cụ thể của nhóm mặt hàng mã 61 (quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc) và nhóm mặt hàng mã 62 (quần áo và hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc) theo thông tin từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC).

Bảng 2.1: Thuế suất mà Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng của Việt Nam thuộc nhóm HS 61, đơn vị: %.

Mã HS Mô tả hàng hóa Mức thuế suất

MFN mà Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Hoa

Kỳ

6101 Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-

coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự,

dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.03.

15.13%

6102 Áo khoác dài, áo khoác mặc khi đi xe (car-

coat), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc, trừ các loại thuộc nhóm 61.04.

16.68%

6103 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc.

6104 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân (1), chân váy (skirt), chân

váy dạng quần, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.

6105 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim

hoặc móc. 20%

6106 Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt- blouse), dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.

20.47% 6107 Quần lót, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo

choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, dệt kim hoặc móc.

8.73%

6108 Váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, dệt kim hoặc móc.

10.74%

6109 Áo phông, áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót

khác, dệt kim hoặc móc. 15.95%

6110 Áo bó, áo chui đầu, áo cardigan, gi-lê và các mặt hàng tương tự, dệt kim hoặc móc.

12.45%

6111 Quần áo và hàng may mặc phụ trợ dùng cho trẻ

em, dệt kim hoặc móc.

15.30% 6112 Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và

bộ quần áo bơi, dệt kim hoặc móc. 24.13%

6113 Quần áo được may từ các loại vải dệt kim hoặc móc thuộc nhóm 59.03, 59.06 hoặc 59.07.

5.45%

6114 Các loại quần áo khác, dệt kim hoặc móc. 19.13%

6115 Quần tất, quần nịt, bít tất dài (trên đầu gối), bít tất ngắn và các loại hàng bít tất dệt kim khác, kể cả nịt chân (ví dụ, dùng cho người giãn tĩnh mạch) và giày, dép không đế, dệt kim hoặc móc.

12.54%

6116 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao,

dệt kim hoặc móc. 10.16%

6117 Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác,

dệt kim hoặc móc; các chi tiết dệt kim hoặc móc của quần áo hoặc của hàng may mặc phụ trợ.

7.94%

Bảng 2.2: Thuế suất mà Mỹ áp dụng đối với các mặt hàng của Việt Nam thuộc nhóm HS 62, đơn vị: %

Mã HS Mô tả hàng hóa Mức thuế suất

MFN mà Việt Nam phải đối mặt khi xuất khẩu sang thị trường Hoa

Kỳ 6201 Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car-

coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ trùm (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai, trừ các loại thuộc nhóm 62.03.

13.20%

6202 Áo khoác ngoài, áo choàng mặc khi đi xe (car- coats), áo khoác không tay, áo choàng không tay, áo khoác có mũ (kể cả áo jacket trượt tuyết), áo gió, áo jacket chống gió và các loại tương tự, dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái, trừ loại thuộc nhóm 62.04.

13.65%

6203 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, quần dài, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi), dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.

10.75%

6204 Bộ com-lê, bộ quần áo đồng bộ, áo jacket, áo blazer, váy liền thân (1), chân váy (skirt), chân váy dạng quần, quần yếm có dây đeo, quần ống chẽn và quần soóc (trừ quần áo bơi) dùng cho

phụ nữ hoặc trẻ em gái.

9.72%

6205 Áo sơ mi nam giới hoặc trẻ em trai. 14.48%

6206 Áo blouse, sơ mi và sơ mi cách điệu (shirt- blouses) dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.

10.32% 6207 Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, quần

lót, quần đùi, quần sịp, áo ngủ, bộ pyjama, áo

choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho nam giới hoặc trẻ em trai.

6208 Áo ba lỗ (singlet) và các loại áo lót khác, váy lót, váy lót bồng (petticoats), quần xi líp, quần đùi bó, váy ngủ, bộ pyjama, áo ngủ của phụ nữ bằng vải mỏng và trong suốt (negligees), áo choàng tắm, áo choàng dài mặc trong nhà và các loại tương tự dùng cho phụ nữ hoặc trẻ em gái.

10.82%

6209 Quần áo may sẵn và phụ kiện may mặc cho trẻ

em.

14.24% 6210 Quần áo may từ các loại vải thuộc nhóm 56.02,

56.03, 59.03, 59.06 hoặc 59.07.

5.57% 6211 Bộ quần áo thể thao, bộ quần áo trượt tuyết và

quần áo bơi; quần áo khác.

12.30% 6212 Xu chiêng, gen, áo nịt ngực (corset), dây đeo

quần, dây móc bít tất, nịt tất, các sản phẩm tương tự và các chi tiết của chúng, được làm hoặc không được làm từ dệt kim hoặc móc.

10.65%

6213 Khăn tay và khăn vuông nhỏ quàng cổ. 8.69%

6214 Khăn choàng, khăn quàng cổ, khăn choàng

rộng đội đầu, khăn choàng vai, mạng che và các loại tương tự.

6.25%

6215 Cà vạt, nơ con bướm và cravat. 8.03%

6216 Găng tay, găng tay hở ngón và găng tay bao. 8.76%

6217 Hàng phụ kiện may mặc đã hoàn chỉnh khác;

các chi tiết của quần áo hoặc của phụ kiện may mặc, trừ các loại thuộc nhóm 62.12.

9.91%

Mức thuế nhập khẩu mà Mỹ áp dụng cho hàng dệt may Việt Nam khá cao: thấp nhất là 5% và cao nhất là 24%. Thuế nhập khẩu trung bình là 14,29% và 10,29% tương ứng với mã HS 61 và 62 – nhóm mặt hàng dệt may chủ yếu.

So sánh với các nước khác trên thế giới, Việt Nam nằm trong nhóm bị áp thuế trung bình từ 10-15%, đây cũng là mức thuế mà Mỹ áp lên phần lớn các quốc gia.

Biểu đồ 2.6: Mức thuế trung bình được áp dụng cho các nước trên thế giới bởi Mỹ

Nguồn: Market Access Map thuộc Trung tâm thương mại quốc tê ITC 10 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ nhiều nhất là Trung Quốc, Việt Nam, Honduras, Indonesia, Cam-pu-chia, Ấn Độ, Bangladesh, El Savaldor, Jordan, Nicaragua. Mức thuế trung bình 14,29%, so sánh với Honduras, El

Savaldor, Jordan, Nicaragua là 0%, khiến Việt Nam giảm lợi thế cạnh tranh khi thâm nhập vào thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới này.

Biểu đồ 2.7: Mức thuế nhập khẩu trung bình đối với mã HS 61 mà Mỹ đang áp dụng lên 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất

Nguồn: Market Access Map thuộc Trung tâm thương mại quốc tê ITC

Biểu đồ 2.8: Mức thuế nhập khẩu trung bình đối với mã HS 62 mà Mỹ đang áp dụng lên 10 quốc gia có giá trị nhập khẩu lớn nhất

Nguồn: Market Access Map thuộc Trung tâm thương mại quốc tê ITC

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w