Đối với Hiệp hội dệt may

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

5. Kết cấu

3.2.2. Đối với Hiệp hội dệt may

- Kiện toàn tổ chức để tăng cường hiệu quả hoạt động của Hiệp hội. Trước đây, tất cả công việc đều do Ban thường vụ và Ban chủ tịch giải quyết nên nhiều vấn đề không thể giải quyết một cách triệt để và dứt điểm. Vì vậy, Hiệp hội cần thành lập từng bộ phận chuyên trách để phụ trách từng lĩnh vực trong sự phát triển của ngành dệt may và để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại của thị trường Mỹ như:

 Bộ phận chính sách sẽ tập trung vào những vấn đề về chính sách phát triển cho ngành dệt may và đối phó với các chính sách thương mại từ các nước khác, cụ thể là vấn đề chống giám sát hàng dệt may sang Mỹ hiện nay.

 Bộ phận thông tin sẽ thu thập và xử lý thông tin có tính chất chuyên ngành về thị trường dệt may Mỹ bao gồm nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ, các rào cản đang tồn tại và dự báo các rào cản có thể sẽ xuất hiện trong thời gian tới, các thủ tục cần biết khi xuất khẩu sang Mỹ,... Một điều đơn giản là muốn cho các doanh nghiệp của ngành dệt may vượt qua được các rào cản trong thương mại quốc tế, đặc biệt là các rào cản ở thị trường Mỹ thì phải biết được rào cản đó là gì, như thế nào và biện pháp khắc phục hay đối phó ra sao? Hiệp hội cần phải chủ động thu thập thông tin về tình hình thị trường và giá cả ở một nước thứ ba, có trình độ tương đương Việt Nam để có thể chủ động trong việc hầu kiện với các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp sao cho có lợi cho doanh nghiệp Việt Nam. Bộ phận thông tin cũng sẽ là nơi cung cấp thông tin, chuyển các thông tin đến các thành viên theo định kỳ thông qua các phương tiện thông tin hiện đại như e-mail, internet. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, trang web của Hiệp hội doanh nghiệp còn thường xuyên bị lỗi, khó truy cập, các thông tin đơn giản, thiếu cập nhật. Vì vậy, nhiệm vụ của bộ phận thông tin cũng là phải xây dựng được trang Web của Hiệp hội trở thành nơi cung cấp thông tin và liên lạc trực tuyến giữa Hiệp hội và các doanh nghiệp thành viên.

 Bộ phận pháp chế cần đi sâu nghiên cứu các vấn đề về chống bán phá giá và trợ giá, kinh nghiệm khởi kiện, kháng kiện của các nước đang phát triển, đồng thời kết hợp chặt chẽ với các tổ chức tư vấn pháp luật trong nước và quốc tế để sẵn sàng khởi kiện và kháng kiện. Ở hầu hết các nước, việc khởi kiện và

kháng kiện đều do các Hiệp hội chủ động phát động chứ không phải do các cơ quan quản lý Nhà nước. Vì vậy, trong thời gian tới, Hiệp hội cần phải chủ động, tích cực hơn nữa và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản chống bán phá giá.

- Điều hoà quy mô sản xuất và xuất khẩu, giá cả và chất lượng các sản phẩm dệt may để hạn chế các nguy cơ gặp phải các vụ kiện chống bán phá giá. Theo quy định của Hiệp định chống bán phá giá trong khuôn khổ của WTO, nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi thoả mãn 3 tiêu chuẩn: Một là, hàng nhập khẩu bị bán phá giá khi biên độ phá giá lớn hơn hoặc bằng 2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước lớn hơn hoặc bằng 3% khối lượng nhập khẩu sản phẩm tương tự; Hai là, việc bán phá giá này gây thiệt hại hoặc đe doạ gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước; Ba là, cuộc điều tra phá giá được tiến hành theo đúng thủ tục. Như vậy, để tránh cho các doanh nghiệp gặp phải các rắc rối do vụ kiện chống bán phá giá, Hiệp hội cần phải chủ động tính toán và thảo luận với các doanh nghiệp thành viên để tiến hành các biện pháp điều tiết sản lượng xuất khẩu sao cho không bằng hoặc vượt 3% khối lượng nhập khẩu của nước nhập khẩu. Khi khối lượng đã bằng hoặc vượt quá 3% thì cần chủ động điều tiết giá xuất khẩu để biên độ không bằng hoặc vượt quá 2%. Trường hợp tiêu chuẩn thứ nhất đã không đáp ứng được thì cần chủ động chuẩn bị các tư liệu và minh chứng để biện hộ cho việc chưa gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của bên khởi kiện. Nếu hai tiêu chuẩn trên vẫn chưa đủ lý lẽ để bảo vệ thì Hiệp hội phải chủ động hầu kiện hoặc kháng kiện để sao cho việc áp dụng thuế chống bán phá giá ở mức thấp nhấp có thể.

- Hiệp hội cần chủ động tham gia vào các tổ chức hoặc hiệp hội ngành hàng quốc tế như Liên đoàn Dệt May ASEAN (AFTEX), Uỷ ban Quốc tế về Dệt May,... Tích cực hưởng ứng và đưa ra các ý kiến đề xuất về hoạt động của các tổ chức này theo hướng nâng cao vai trò, uy tín của ngành dệt may Việt Nam; mở rộng hợp tác với các thành viên của tổ chức trong việc thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Tác động đến Hiệp hội người tiêu dùng, Hiệp hội các nhà nhập khẩu sản phẩm dệt may của Mỹ và trực tiếp kiến nghị lên chính phủ Mỹ để xoá bỏ cơ chế giám sát đối với hàng dệt may của Việt Nam hiện nay và những chính sách áp đặt vô lý của Mỹ trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w