Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

5. Kết cấu

3.2.1. Đối với Chính Phủ

- Căn cứ vào các tiêu chuẩn và các yêu cầu sinh thái của hàng dệt- may nhập khẩu vào thị trường Mỹ, Chính phủ cần xây dựng ngay những tiêu chuẩn cấp nhà nước hoặc cấp Bộ, cấp ngành để làm cơ sở phấn đấu cho các doanh nghiệp xuất khẩu, để nâng cao uy tín và sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Những tiêu chuẩn như thế sẽ tạo ra những sức ép “bên trong” nhằm tạo ra các sản phẩm “xanh” phù hợp.

- Chính phủ xem xét ban hành những quy định cụ thể về việc áp dụng các tiêu chuẩn môi trường đối với các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều loại hoá chất độc hại trong khâu nhuộm, xử lý vải,… Bên cạnh đó cần có chế tài và xử phạt nặng đối với những doanh nghiệp không tuân thủ các quy định đã đề ra về môi trường, bởi không chỉ đáp ứng yêu cầu của nước bạn mà còn tác động trực tiếp đến môi trường tại Việt Nam. Chỉ đạo, yêu cầu doanh nghiệp không cố tình hạ giá thành sản phẩm nhằm thu lợi cục bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích toàn ngành, gây ra nguy cơ bị kiện bán phá giá đối với sản phẩm dệt may.

- Tăng cường sự liên kết giữa các bộ, ban, ngành trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến xuất khẩu hàng dệt may vào Hoa Kỳ. Không chỉ kịp thời cập nhật thông tin mà còn nhanh chóng phản hồi và có kiến nghị đối với nước bạn.

- Nhận thức đúng tác động của các rào cản thương mại của Mỹ đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam từ có các biện pháp vượt qua một cách chủ động, tích cực:

- Đối với chương trình giám sát hàng dệt may: Có những biện pháp giám sát và quản lý giá bình quân, không để giá giảm đột ngột; tổng hợp số liệu kịp thời của năm nhóm hàng mà Mỹ đặt trong cơ chế giám sát; hạn chế các lô hàng đơn giản, đẳng cấp thấp và giá quá thấp; kiện toàn lại hệ thống sổ sách liên quan đến xuất xứ và chi phí đầu vào của lô hàng xuất khẩu. Bộ Công thương cần làm việc với Bộ thương mại Mỹ theo hướng giảm bớt các tác động, ảnh hưởng của cơ chế giám sát (giảm bớt diện mặt hàng có khả năng sản xuất ra khỏi danh sách bị giám sát) và minh bạch hoá các tiêu chí, điều kiện tự khởi động điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam của Mỹ để các nhà nhập khẩu nước ngoài và doanh nghiệp yên tâm sản xuất kinh doanh

- Đối với các rào cản kỹ thuật: Tiếp tục củng cố điểm hỏi đáp về rào cản kỹ thuật thông qua việc: quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của điểm hỏi đáp; đảm bảo hỗ trợ đầy đủ về tài chính; nguyên tắc làm việc của điểm hỏi đáp phải rõ ràng, tuân thủ theo một quy trình cụ thể, nghiêm túc; đội ngũ nhân viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, trình độ tiếng Anh tốt, phong cách làm việc chuyên nghiệp, được trang bị các thiết bị văn phòng hiện đại; chủ động tham gia vào các cuộc họp của Uỷ ban TBT và các hoạt động có liên quan khác để có thể kịp thời nắm được xu thế và chủ động phối hợp trong công tác TBT, góp phần cập nhật các thông tin chính xác cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. - Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về tác động của các rào cản đối với hàng dệt may của Mỹ và hỗ trợ doanh nghiệp để vượt qua các rào cản về trách nhiệm xã hội và sở hữu trí tuệ:

 Xây dựng hệ thống thông tin hữu ích về thị trường dệt may Mỹ. Chính phủ cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền và đào tạo để các doanh nghiệp hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về Hiệp định chống bán phá giá của WTO và các quy định về chống bán phá giá của Mỹ

 Chính phủ một mặt cần phải lồng ghép vào chương trình phổ biến kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế để nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp về triển khai thực hiện và đăng ký để được cấp chứng chỉ SA 8000, mặt khác Chính phủ cũng cần hỗ trợ và tư vấn pháp luật và điều kiện vật chất để các doanh nghiệp dệt may có thể vượt qua rào cản này một cách tốt nhất

 Hiện nay phần lớn hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu thông qua hình thức gia công, ít chịu tác động của rào cản về nhãn hiệu. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, hàng dệt may Việt Nam trong tương lai sẽ phải sử dụng thương hiệu riêng của mình. Vì vậy, chính phủ cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp theo hướng: nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về nhãn hiệu, thương hiệu và xuất xứ hàng hoá; đơn giản hoá thủ tục, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu một cách nhanh chóng nhất; cung cấp thông tin, tư vấn cho doanh nghiệp về xây dựng và quảng bá thương hiệu;…

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w