5. Kết cấu
3.1.4. Cơ hội và thách thức trước sự bùng nổ của Cuộc Cách mạng Công
Cách mạng công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng…, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, dệt may là một trong những ngành công nghiệp xuất khẩu trọng điểm của cả nước.
Năm 2020, đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành dệt may Việt Nam nhằm đề xuất định hướng chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển trong giai đoạn 2019 - 2030” do Bộ Khoa học và Công nghệ giao cho Tập đoàn Dệt may Việt Nam thực hiện đã được nghiệm thu cấp Nhà nước. Quá trình thực hiện đề tài cho thấy, các doanh nghiệp dệt may đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới mạnh mẽ công nghệ sản xuất thông qua ứng dụng công nghệ số hóa và tự động hóa của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đây là giải pháp hữu hiệu nhất để tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tránh bị tụt hậu trong bối cảnh chi phí lao động trong nước và giá nhập khẩu nguyên phụ liệu ngày càng tăng.
Sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đem đến cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may biết nắm bắt xu hướng và thời cơ. Tất cả các ngành sản xuất trong nền kinh tế hiện nay đều cạnh tranh bằng năng suất, đặc biệt những ngành xuất khẩu, không chỉ là cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước với nhau, mà còn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Dệt may là ngành điển hình, sử dụng nhiều lao động, 90% sản lượng dùng để xuất khẩu và cạnh tranh trực tiếp với các quốc gia có quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh. Dệt may Việt Nam sẽ có bước tiến xa hơn nếu giải quyết được vấn đề năng suất, thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm. Năng
suất hiện nay cạnh tranh với nhau chủ yếu bằng khoa học và công nghệ, không cạnh tranh bằng kỹ năng của người lao động thông thường như trước. Tiến bộ khoa học công nghệ có thể làm giảm số lượng lao động trên một đơn vị sản phẩm, làm cho giá trị lao động ở mỗi đơn vị sản phẩm giảm đi từ 5-10 lần tùy vào loại hình sản phẩm. Trong những năm 2014-2015, khi các khách hàng từ Hoa Kỳ và châu Âu có xu thế dịch chuyển sang các quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh - những quốc gia rất đông dân, có lực lượng lao động dồi dào và thu nhập người lao động thấp hơn Việt Nam, nếu tại thời điểm đó, tiếp tục sử dụng phương án cạnh tranh bằng lao động giá hợp lý thì không thể duy trì được sự phát triển của dệt may Việt Nam. Kể từ năm 2014, mô hình đầu tư của ngành dệt may đã đi theo hướng sử dụng ít lao động và đặt ra một mục tiêu: Doanh thu, kim ngạch xuất khẩu trên đầu người phải tăng ít nhất gấp đôi so với mức độ tăng của số người lao động… Đây là cách ngành dệt may chuẩn bị ứng phó trước tác động của doanh nghiệp 4.0 và cũng chính từ mục tiêu như thế, phải đi tìm kiếm các công nghệ sử dụng ít lao động, đặc biệt ứng dụng robot hóa trong nâng cao năng suất lao động.
Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra những thách thức cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam do đầu tư cho công nghệ mới yêu cầu về vốn lớn hơn rất nhiều so với phương thức đầu tư công nghệ cổ điển sử dụng nhiều lao động. Doanh nghiệp Việt Nam còn yếu về tiềm lực tài chính, các nguồn vốn ngoài ngân hàng thương mại, không có các nguồn khác như các quỹ hỗ trợ đầu tư cho phát triển công nghệ, quỹ đầu tư rủi ro cho công nghệ mới... Ngay cả thị trường vốn, huy động vốn cho doanh nghiệp bằng trái phiếu cũng còn phát triển rất yếu ở Việt Nam. Gần như tất cả các doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển đều phải dùng tới 70 - 80% vốn ngân hàng thương mại là lượng vốn có chi phí rất cao. Vì thế, muốn thúc đẩy nhanh quá trình phát triển đầu tư cho khoa học công nghệ thì trước hết phải phát triển thị trường vốn đa dạng, có chính sách hỗ trợ về vốn. Bên cạnh đó, hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải đồng hành trong việc thay đổi công nghệ quản lý, rút ngắn được thời gian xử lý các quy định mà doanh nghiệp phải thực hiện trong nền kinh tế.
3.2. Các giải pháp đề xuất nhằm vượt qua rào cản thương mại của hàng dệt may Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ