Những ưu điểm trong việc vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đố

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu

2.4.1. Những ưu điểm trong việc vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đố

- Từ phía Chính phủ:

 Đánh giá được tầm quan trọng của xu hướng tự do hoá thương mại thế giới nên đã tích cực đàm phán, ký kết hiệp định song phương, đa phương với Mỹ; kiên trì theo đuổi các vòng đàm phán

 Có các biện pháp đối phó với các rào cản thương mại mà Mỹ dựng nên trong thương mại giữa hai nước qua các thời kỳ.

 Hỗ trợ các doanh nghiệp các thông tin về rào cản kỹ thuật theo yêu cầu của WTO và các hiệp định

- Từ phía Hiệp hội dệt may

 Có góp ý, kiến nghị với Chính phủ để bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp thành viên khi Chính phủ đưa ra các biện pháp đối phó với các rào cản đối với hàng dệt may do Mỹ dựng lên như trong việc phân bổ hạn ngạch, việc thành lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may.

 Tham gia tổ chức quản lý, giám sát hàng dệt may trong nước nhằm giúp các doanh nghiệp dệt may trong nước đi đúng hướng, tránh được các vụ kiện bán phá giá từ phía các doanh nghiệp Mỹ

 Mở rộng hoạt động ra quốc tế bằng việc tác động đến Hiệp hội các doanh nghiệp nhập khẩu hàng dệt may, các tổ chức người tiêu dùng của Mỹ để các tổ chức này có tác động ngược lại đến Chính phủ Mỹ trong việc xoá bỏ các chính sách bất hợp lý đối với Việt Nam.

- Từ phía doanh nghiệp: các doanh nghiệp đã chú ý đến việc đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn về môi trường và trách nhiệm xã hội

 Nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam về các rào cản kỹ thuật đã nâng lên rõ rệt: Nhiều doanh nghiệp sau khoảng thời gian rất dài tham gia xuất khẩu hàng dệt may đã quen với việc đáp ứng các quy định của thị trường xuất khẩu,

và luôn quan tâm đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp đã ý thực được: để vượt qua rào cản kỹ thuật thì cần thiết phải tăng chi phí rất lớn, song muốn đẩy mạnh xuất khẩu thì không có cách nào khác phải đáp ứng các quy định của nước nhập khẩu.

 Khả năng đáp ứng các rào cản của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tốt hơn. Nhìn vào số liệu kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam trong thời gian qua, ta có thể thấy được kết quả nỗ lực của dệt may của Việt Nam trong việc đáp ứng các rào cản kỹ thuật của các thị trường lớn. Kim ngạch xuất khẩu tăng thường xuyên trong khi các rào cản kỹ thuật của nước ngày càng tinh vi chứng tỏ Việt Nam đã có những thích nghi và đổi mới nhất định để đáp ứng các rào cản này.

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế trong việc vượt qua các rào cản thương mại của Mỹđối với hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w