Các biện pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

5. Kết cấu

2.3.3. Các biện pháp từ phía doanh nghiệp

Thực tiễn thời gian qua cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã áp dụng các biện pháp vượt rào cản kỹ thuật sau:

Thứ nhất, để đáp ứng với rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tích cực và chủ động tiếp cận với yêu cầu của các nước nhập khẩu, xây dựng các hệ thống quản lý đảm bảo tuân thủ về chất lượng, an toàn sản phẩm, môi trường, trách nhiệm xã hội và ghi nhãn hàng dệt may. Cụ thể là: - Đầu tư đổi mới và hiện đại hóa công nghệ, dây truyền sản xuất. Để có thể xuất khẩu bền vững tại thị trường rộng lớn và khó tính, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam hiểu rằng đã đến lúc chuyển mạnh từ các công nghệ và thiết bị truyền thống sang loại hình sản xuất “thân thiện với môi trường” sử dụng các máy móc thiết bị phù hợp, tiên tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo khả năng “vượt rào”. Theo báo cáo của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Hay một ví dụ điển hình đối với Công ty may Việt Tiến ngoài việc tập trung cho nguồn nhân lực, May Việt Tiến luôn đầu tư đổi mới thiết bị và cải tiến công nghệ như: hệ thống thiết kế mẫu rập, nhảy size, hệ thống giác sơ đồ, trải, cắt tự động…, mua hoặc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore…Nhờ đó, công ty quản lý được số liệu trên từng công đoạn, xây dựng hệ thống thời gian cho từng bước công việc, phân công lao động, ghép bước công việc một cách hợp lý, giảm thiểu được thời gian sản xuất, tiết kiệm được chi phí, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường.

- Nhiều doanh nghiệp dệt may áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9001:2000; hệ thống quản lý môi trường ISO 14001; thực hiện quản lý nội vi; kiểm soát quá trình; thay đổi nguyên liệu; cải tiến thiết bị; ứng dụng công nghệ sản xuất mới; … như Công ty may Việt Tiến, Công ty dệt Phong Phú, Công ty may 10, Công

ty cổ phần dệt 10/10, Công ty cổ phần kinh doanh len Sài Gòn, Công ty cổ phần may Sài Gòn 3, Công ty Scavi Việt Nam , Công ty TNHH sợi Tianan, Công ty may Nhà Bè, Công ty may Hưng Yên, Công ty dệt May Thành công, Công ty Dệt may Hà Nội ,v.v. Chính vì vậy, các doanh nghiệp này đã có được một hệ thống quản lý tương đối bài bản, tiết kiệm chi phí, tiết kiệm sử dụng nguyên, nhiên vật liệu, đồng thời giảm thiểu chất thải ra môi trường, góp phần đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bảo vệ, cải thiện môi trường, đáp ứng tốt hơn các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất, xuất khẩu.

- Các chuyên gia của Viện Dệt may cũng cho rằng, một số doanh nghiệp rất quan tâm đến các vấn đề liên quan đến trách nhiệm xã hội. Ví dụ, ở công ty May 10, bình quân hàng năm, công ty đón tiếp hàng chục đoàn của các đối tác nước ngoài đến kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các đoàn kiểm tra, công ty đã đầu tư hàng trăm triệu đồng trang bị thẻ từ, bảng chấm công điện tử... giúp cho việc kiểm tra số giờ làm thêm của công nhân được dễ dàng và minh bạch. Để kiểm tra việc có sử dụng lao động vị thành niên hay không, trong hồ sơ tuyển dụng lao động, công ty có đầy đủ các loại giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu của đối tác nước ngoài như: chứng minh thư nhân dân, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, giấy kiểm tra sức khoẻ... Đối với các phân xưởng sản xuất, công ty đã trang bị đầy đủ hệ thống chiếu sáng, thông gió, thiết bị y tế, phòng cháy chữa cháy, có cửa thoát hiểm cho người lao động khi có sự cố. Tuy nhiên, những công ty thực sự quan tâm đến vấn đề trách nhiệm xã hội như May 10 còn ít; việc áp dụng và thực hiện các tiêu chuẩn phù hợp với SA 8000 còn rời rạc, chưa có tính đồng bộ và nhất quán.

- Các doanh nghiệp cũng chú trọng hơn đến xây dựng và củng cố thương hiệu, các quy định về ghi nhãn sản phẩm. Một doanh nghiệp có xuất khẩu thành công hay không được đánh giá qua mức độ ảnh hưởng của họ đối với người tiêu dùng, thị trường đối tác. doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng chứng tỏ là một doanh nghiệp uy tín, và sản phẩm phải vượt qua được những rào cản kỹ thuật cũng như các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng. Chẳng hạn như công ty may Việt Tiến, xây dựng và bảo vệ thương hiệu là chuyện sống còn. Các thương hiệu như: Việt Tiến, Vee Sendy, T-up, Vie Laross đã được công ty tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu của mình tại các thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ, thông qua một công ty xúc tiến thương mại

phát triển của Nhật Bản. Công ty cũng tiến hành xây dựng thương hiệu của mình tại các nước trong khối ASEAN như Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, đồng thời, tiếp tục đăng ký thương hiệu của mình tại các nước châu Âu và sẽ kết hợp với Hội Luật gia Hà Nội để đẩy mạnh hoạt động chống hàng gian, hàng giả, làm mất uy tín thương hiệu của mình.

Song song với các biện pháp ngăn chặn, Công ty đặc biệt chú trọng đến việc trang bị các thiết bị, công nghệ hiện đại tạo ra những sản phẩm riêng biệt của mình như: tạo những đặc điểm về kỹ thuật- chất lượng đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 trên cơ sở in vẽ, thiết kế chính xác trên các thiết bị hiện đại nhất, bảo đảm độ chính xác cao đúng chiều vải, tạo ra những đường may thẳng, đều bền chắc cho sản phẩm... Đồng thời tạo ra các đặc điểm về hình thức như: chỉ mang duy nhất nhãn hiệu "Viettien" thể hiện trên bao bì, nhãn chính, nhãn treo của các loại sản phẩm. Cúc nhựa có khắc chìm chữ "Viettien", hoặc "Vtec", riêng đối với các sản phẩm cao cấp có đặc điểm chống hàng giả rất dễ nhận biết.

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp dệt may lớn đã gắn chặt quyền lợi với các công ty nhập khẩu, đây là một trong những biện pháp các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu áp đặt cho các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt Nam đã kết hợp với các doanh nghiệp Hoa Kỳ trong hoạt động sản xuất, phân phối mặt hàng dệt may, chính điều này đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được một số rào cản.

2.4. Đánh giá thực trạng trong việc vượt qua các rào của thương mại của Mỹ đốivới hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w