Rào cản phi thuế quan

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 46)

5. Kết cấu

2.2.2. Rào cản phi thuế quan

Trong khi hàng rào thuế quan được dỡ bỏ dần, các nước lại gia tăng rào cản phi thuế quan. Việc các nước đặt ra rào cản kỹ thuật rất khắt khe là thách thức lớn đối với xuất

khẩu của Việt Nam. Trong khi thuế quan có mục tiêu chính sách, cách thức thực hiện tương đối rõ ràng và đơn giản, mục tiêu thực hiện của các rào cản phi thuế quan lại khá trừu tượng nên các nước (đặc biệt các nước phát triển, các nước có kinh nghiệm trong các vụ tranh chấp thương mại) có thể tận dụng để gây khó khăn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.

Dựa trên các điều khoản cam kết trong các Hiệp định WTO, chính phủ Mỹ đã ban hành nhiều luật riêng để điều chỉnh thương mại hàng hoá nói chung và một số quy định đối với hàng dệt may nói riêng. Những luật lệ, quy định này lại trở thành rào cản đối với những nước xuất khẩu dệt may vào thị trường Mỹ. Có thể kể đến các rào cản phi thuế quan như sau:

- Yêu cầu về nhãn hiệu thương mại: Những yêu cầu về nhãn hiệu đối với hàng dệt may được quy định cụ thể trong Luật về nhãn sản phẩm len (WPLA) 1939 và quy chế về nhãn mác hàng dệt may (Care Labelling).

Tất cả các sản phẩm có chứa sợi len khi nhập khẩu và Mỹ (trừ thảm, chiếu và các sản phẩm đã được sản xuất từ hơn 20 năm trước khi nhập khẩu) đều phải có tem hoặc gắn nhãn theo yêu cầu của WPLA và các quy định dưới luật do FTC ban hành. Những thông tin cần có là:

 Tỷ lệ trọng lượng các sợi thành phần của sản phẩm len (trừ các thành phần trang trí dưới 5% tổng trọng lượng) gồm len mới, len tái chế, các sợi khác không phải len (nếu lớn hơn 5%) và tổng số các sợi khác không phải len.

 Tỷ lệ tối đa tổng trọng lượng len, các thành phần không phải sợi (nonfibrous), các chất phụ khác.

 Tên nhà sản xuất hoặc tên người đưa sản phẩm vào lưu thông tại Mỹ (nhà nhập khẩu).

Luật WPLA cũng yêu cầu xuất trình hoá đơn thương mại cho các lô hàng nhập khẩu có trị giá trên 500 USD. Hoá đơn thương mại phải đầy đủ các thông tin theo yêu cầu của luật này.

Quy chế về nhãn mác hàng dệt may yêu cầu các nhà sản xuất và nhà nhập khẩu quần áo và một số sản phẩm dệt phải cung cấp những chỉ dẫn thông thường về bảo quản sản phẩm tại thời điểm những sản phẩm đó được bán cho người mua hay thông qua

việc sử dụng các ký hiệu về bảo quản hay các cách khác được mô tả trong quy định này.

Các mặt hàng phải tuân thủ luật này gồm: quần áo mặc để che hay bảo vệ thân thể. Các mặt hàng được miễn trừ áp dụng quy định này gồm giày dép, găng tay, mũ, khăn mùi xoa, thắt lưng, dây nịt tất, ca vát. Các loại quần áo không thuộc loại dệt và được làm ra chỉ để dùng một lần thì không phải có chỉ dẫn sử dụng thông thường. Theo quy định của luật này các nhà sản xuất và nhập khẩu phải:

 Cung cấp đầy đủ những chỉ dẫn về bảo quản thông thường đối với quần áo, hay cung cấp những cảnh báo nếu như quần áo có thể bị hỏng khi giặt

 Đảm bảo những chỉ dẫn bảo quản, nếu được tuân thủ, sẽ không gây thiệt hại đáng kể đối với sản phẩm

 Cảnh báo người tiêu dùng về một số quy trình mà họ cho rằng có thể phù hợp với những chỉ dẫn trên nhãn nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng đến sản phẩm. Ví dụ, một chiếc quần có thể bị hỏng khi là, và nhãn phải ghi chữ “không được là”

 Đảm bảo rằng nhãn hướng dẫn sử dụng sẽ tồn tại rõ ràng trong suốt quá trình sử dụng của sản phẩm.

Nhà sản xuất hay nhà nhập khẩu phải có cơ sở hợp lý cho những chỉ dẫn sử dụng và bảo quản ghi trên nhãn hướng dẫn sử dụng. Điều đó có nghĩa là phải có chứng cớ xác thực để biện minh cho những chỉ dẫn bảo quản của mình. Ví dụ, nhà sản xuất không thể nói “chỉ được giặt khô” trừ phi họ có lý do để chứng minh rằng giặt nước thông thường sẽ làm hỏng sản phẩm.

-Quy định về xuất xứ hàng hoá: Luật phân biệt các sản phẩm sợi dệt (TFPIA) và các quy định của Uỷ ban thương mại liên bang (FTC) quy định các sản phẩm sợi dệt nhập khẩu vào Mỹ phải được dán tem hoặc gắn nhãn hoặc đánh dấu cung cấp những thông tin liên quan đến loại sợi.

Những thông tin phải cung cấp theo yêu cầu của Luật TFPIA gồm:

 Tên và tỷ lệ phần trăm theo trọng lượng của các loại sợi cấu thành sản phẩm dệt (không kể sợi trang trí cho phép) với trọng lượng lớn hơn 5% trong sản phẩm, theo thứ tự tỷ lệ trọng lượng giảm dần. Các sợi thành phần có trọng lượng từ 5% trở xuống được ghi là “sợi khác” hoặc “các sợi khác” ở cuối cùng.

 Tên của nhà sản xuất hoặc tên số đăng ký (do FTC) cấp của một hoặc nhiều nguời bán hoặc giao dịch sản phẩm sợi này. Tên thương hiệu (trademark) đã được đăng ký tại Cơ quan đăng ký sở hữu trí tuệ của Mỹ có thể được ghi trên tem hoặc nhãn thay cho các tên khác, nếu chủ của thương hiệu này trước đó đã cung cấp cho FTC một bản sao thương hiệu

 Tên của nước gia công hoặc nước sản xuất

Hàng nhập khẩu vào Mỹ không tuân thủ các quy định cung cấp thông tin liên quan đến thành phần sợi của sản phẩm sẽ bị Hải quan Mỹ giữ hàng lại và tiến trình giao hàng do vậy có thể bị chậm lại.

- Bản quyền: Phần 602(a) thuộc Luật sửa đổi về bản quyền nhãn hiệu 1976 quy định rằng việc nhập khẩu vào Mỹ các bản sao chép từ nước ngoài mà không được phép của người có bản quyền là vi phạm luật bản quyền, và sẽ bị bắt giữ và tịch thu, các bản sao sẽ bị huỷ. Tuy nhiên, các hàng hoá này có thể được trả lại nước xuất khẩu nếu chứng minh thoả đáng cho cơ quan Hải quan là hàng không phải cố tình vi phạm. Các chủ sở hữu bản quyền muốn được cơ quan hải quan Mỹ bảo vệ quyền lợi cần đăng ký khiếu nại bản quyền với Văn phòng bản quyền và đăng ký với Hải quan theo quy định hiện hành

Nếu hàng hoá thuộc quyền sở hữu của người khác thì người không có quyền đó không được nhập khẩu sản phẩm đó vào Mỹ.

- Mã số nhà sản xuất hàng dệt may (MID): Theo quy định của Cục Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CPB), kể từ ngày 05/10/2005, các nhà nhập khẩu hàng dệt may Mỹ phải khai báo mã số của nhà sản xuất nước ngoài (Manufacturer Identification Code viết tắt là MID). Mã MID là cơ sở để CPB xác định xuất xứ hàng hoá và ngăn chặn hàng hoá khai sai xuất xứ nhập khẩu vào Mỹ.

Mã MID chỉ dành cho các nhà sản xuất chứ không dành cho các công ty kinh doanh hoặc công ty bán hàng không phải là nhà sản xuất. Nếu nghi ngờ mã MID không phải là của nhà sản xuất, Hải quan cảng có thể yêu cầu sửa đổi thông tin sau khi hàng đã qua cửa khẩu. Lỗi lặp lại trong khai báo mã MID khi nhập khẩu có thể dẫn đến tăng mức phát đối với công ty nhập khẩu hoặc công ty môi giới hải quan.

Ngoài ra, Mỹ cũng sử dụng các tiêu chuẩn về môi trường theo ISO 14000 và tiêu chuẩn về an toàn lao động SA 8000 đối với hàng dệt may nhập khẩu.

-Tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm:

Điểm đặc biệt trong tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ là ở chỗ nước này không sử dụng tiêu chuẩn quốc tế và phụ thuộc nhiều vào các chứng chỉ bắt buộc. Mức độ sử dụng các tiêu chuẩn do các tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ban hành ở Hoa Kỳ tương đối thấp, thậm chí các tiêu chuẩn này không được biết đến tại Hoa Kỳ dù rằng tất cả các thành viên tham gia Hiệp định TBT đều cam kết sử dụng rộng rãi hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Một số tiêu chuẩn của Hoa Kỳ được coi là "tương đương về mặt kỹ thuật" với các tiêu chuẩn quốc tế. Ở Hoa Kỳ, không có thị trường thống nhất toàn liên bang đối với hàng dệt may do có sự khác biệt về yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm giữa liên bang và bang, giữa các khu vực hoặc bang với nhau, hoặc thậm chí giữa các quận và thành phố với nhau. Do vậy, các nhà sản xuất nước ngoài muốn tiêu thụ những sản phẩm này tại các nơi khác nhau ở Hoa Kỳ phải thay đổi các tiêu chuẩn cho phù hợp không những với tiêu chuẩn liên bang, mà còn với các tiêu chuẩn ở các địa phương cụ thể. Sự thay đổi này sẽ phát sinh chi phí sản xuất, điều này gây cản trở không nhỏ đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài.

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đối với hàng dệt may của Hoa Kỳ là vô cùng phức tạp do nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ, các hiệp hội, các tổ chức quốc tế nghiên cứu và phát triển, áp dụng tiêu chuẩn nào là tuỳ thuộc vào từng khách hàng cụ thể. Ví dụ:

Các tiêu chuẩn về kiểm tra màu sắc nhuộm sản phẩm dệt, công nghệ hoàn tất, làm sạch sản phẩm dệt may do Hiệp hội các chuyên gia hoá học và màu sản phẩm dệt của Hoa Kỳ (American Association of Textile Chemists and Colorists) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt Hoa Kỳ (American Textile Manufacturers Institute) quy định.

Đối với từng loại sản phẩm cụ thể cũng có những tiêu chuẩn chất lượng riêng: các tiêu chuẩn về vải công nghiệp do Hiệp hội vải công nghiệp quốc tế (Industrial Fabrics Association International), Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt Hoa Kỳ quy định; các tiêu chuẩn về quần áo ngủ do Hiệp hội sản phẩm quần áo ngủ quốc tế (International Sleep Products Association) quy định; các tiêu chuẩn về vải không dệt do Hiệp hội vải không dệt (Association of Nonwoven Fabrics

Industry), Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế quy định

- Tiêu chuẩn bảo vệ môi trường: Hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ bắt buộc phải đáp ứng các tiêu chuẩn dán nhãn sinh thái, để đảm bảo sức khỏe và sự an toàn của người sử dụng, đồng thời đảm bảo môi trường và chống ô nhiễm.

Tại Hoa Kỳ, luật bảo vệ môi trường được thể hiện rất chặt chẽ và thực hiện từ 1/1/2010. Ở cấp độ liên bang đã có rất nhiều đạo luật liên quan đến môi trường được áp dụng, trong đó quan trọng nhất phải kể đến hệ thống quản lý môi trường ISO 14000. Các tiêu chuẩn môi trường yêu cầu hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ phải là các sản phẩm đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng và không gây ô nhiễm môi trường trong sản xuất. Các quy định và tiêu chuẩn môi trường gồm các quy định về đóng gói, bao bì; các quy định về ghi nhãn; các quy định và tiêu chuẩn về phương pháp sản xuất, chế biến sản phẩm. Những năm gần đây đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các loại nhãn mác môi trường trên sản phẩm hoặc trên bao bì sản phẩm ở Hoa Kỳ để nhấn mạnh đến các thuộc tính và đặc điểm về môi trường của chúng. Hầu hết các nhãn mác này được sử dụng một cách tự nguyện và do nhà sản xuất hoặc người bán lẻ chủ động quyết định, nhằm mục đích tiếp thị khuyếch trương thương hiệu hàng hóa của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp và theo xu hướng phát triển, các nhãn hiệu đó có thể bị bắt buộc. Những quy định đó nhằm để cảnh báo người tiêu dùng về tính chất độc hại của sản phẩm đối với môi trường

- Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội

Ngoài các tiêu chuẩn kỹ thuật trên, tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA-8000 có thể được coi là trở ngại lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu hàng dệt may từ Việt Nam chủ yếu là do sự thiếu nhận thức và sự khác biệt về văn hóa giữa các nhà xuất khẩu Việt Nam và người mua Hoa Kỳ. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hoặc không muốn tiết lộ hồ sơ tài chính, đặc biệt nếu họ là doanh nghiệp tư nhân, hoặc không đủ khả năng chi trả các chi phí cần thiết cho chứng nhận SA-8000.

SA 8000 không phải là một bộ quy tắc ứng xử duy nhất và các doanh nghiệp buộc phải lựa chọn, do đây vốn là quy tắc mang tính chất tự nguyện, song khi xuất khẩu

sang thị trường Hoa Kỳ, SA 8000 được coi như giấy thông hành cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.

SA 8000 là một tiêu chuẩn quốc tế được xây dựng nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc trên toàn cầu, tiêu chuẩn này được xây dựng dựa trên các Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế, Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em và Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền.

Việc áp dụng SA 8000 mang lại nhiều lợi ích cho một doanh nghiệp mà cụ thể là tăng sức cạnh tranh, thu hút khách hàng nhiều hơn, giảm chi phí quản lí các yêu cầu xã hội khác, tạo cho công ty một chỗ đứng tốt trong thị trường lao động, tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với công ty.

Chính vì những lợi ích này mà Bộ tiêu chuẩn SA 8000 ngày càng được áp dụng phổ biến trên thế giới.

SA 8000 có 8 lĩnh vực quan trọng trong trách nhiệm xã hội và 01 yếu tố hệ thống quản lý. Bao gồm:

1. Lao động trẻ em

Theo SA8000, lao động trẻ em được coi là bất kỳ công việc nào được thực hiện bởi một đứa trẻ dưới 15 tuổi, trừ khi độ tuổi tối thiểu để làm việc cao hơn theo luật địa phương. Tiêu chuẩn này cũng đặt ra các yêu cầu đối với việc làm của những người lao động trẻ tuổi, người trẻ hơn 18 tuổi nhưng trên 15 tuổi như được chỉ định ở trên. Nhiều quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, cho phép sử dụng lao động trẻ.

Một nhà cung cấp thường sẽ đáp ứng các yêu cầu của phần này nếu họ tuân thủ luật lao động địa phương và quốc gia. Bên cạnh giới hạn độ tuổi, tiêu chuẩn yêu cầu: - Lao động trẻ chỉ làm việc ngoài giờ học nếu họ tuân theo luật giáo dục bắt buộc - Lao động trẻ không làm việc quá tám giờ mỗi ngày hoặc làm việc vào ban đêm; và - Trẻ em và lao động trẻ không có điều kiện làm việc không an toàn

2. Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc

SA8000 cấm các nhà cung cấp sử dụng lao động cưỡng bức hoặc nô lệ, cũng như giữ lại các tài liệu cá nhân, tiền lương hoặc lợi ích từ người lao động. Việc giữ lại tài liệu của công nhân có thể khiến người lao động khó có thể rời đi theo ý muốn. SA8000 yêu cầu nhân viên có quyền rời khỏi nơi làm việc vào cuối mỗi ngày làm việc và quyền chấm dứt việc làm của họ với thông báo hợp lý.

Lao động cưỡng bức là một khía cạnh quan trọng của việc tuân thủ xã hội đã bị cấm thông qua một số cơ quan lập pháp cụ thể bên ngoài các tiêu chuẩn tự nguyện. Hoa Kỳ đã cấm tất cả hàng nhập khẩu được thực hiện bằng lao động cưỡng bức vào năm 2016 và cấp cho cơ quan hải quan quyền thu giữ các lô hàng nghi ngờ tại biên giới. 3. Sức khỏe và an toàn người lao động

Một nhà cung cấp được yêu cầu cung cấp một môi trường làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động theo tiêu chuẩn SA8000. Phần này có nhiều điểm chung với Đạo luật Sức khỏe & An toàn Lao động năm 1970 của Hoa Kỳ .

Theo tiêu chuẩn SA8000, nhà cung cấp của bạn phải:

- Giảm thiểu hoặc loại bỏ các nguyên nhân của tất cả các mối nguy hiểm an toàn

Một phần của tài liệu Rào cản thương mại của mỹ đối với hàng dệt may việt nam trong giai đoạn 2015 2020 thực trạng và giải pháp (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w