Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ttđ tại cục thuế tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 100 - 105)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ttđ tại cục thuế tỉnh Thái Bình

TỈNH THÁI BÌNH

4.4.1. Các yếu tố bên trong của Cục thuế

4.4.1.1. Quan điểm của lãnh đạo ngành thuế đối với quản lý tiền thuê đất

Trong thời gian qua, tiền thuê đất và việc quản lý tiền thuê đất đã nhận được sự quan tâm của lãnh đạo Cục thuế tỉnh Thái Bình. Lạnh đạo cục đã thành lập phòng Quản lý các khoản thu từ đất từ tháng 4 năm 2011 để thực hiện quản lý, chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ đối với các khoản thu từ đất trong đó đặc biệt là tiền thuê đất. Tại các Chi cục thuế tuy khơng có đội riêng quản lý tiền thuê đất nhưng đều phân công cho công chức thực hiện quản lý tiền thuê đất trên địa bàn quản lý. Lãnh đạo ngành thuế các cấp đã quan tâm chỉ đạo sát sao việc quản lý tiền thuê đất, kịp thời giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình quản lý TTĐ. Qua đó, số thu tiền thuê đất hầu như đều tăng qua các năm đặc biệt năm 2016 số thu tiền thuê đất đạt 298,4 tỷ đồng đạt 331,6% so với dự toán được giao.

Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy được các thành tích đã đạt được, lãnh đạo ngành thuế cần quan tâm hơn nữa đến việc quản lý tiền thuê đất. Như phòng Quản lý các khoản thu từ đất tổng biên chế phòng năm 2011 là 07 công chức nhưng đến năm 2014 đến nay chỉ cịn 05 cơng chức điều này ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý tiền thuê đất đối với các đơn vị thuộc Cục thuế quản lý cũng như chỉ đạo quản lý tiền th đất trên tồn ngành thuế tỉnh Thái Bình. Các cơng chức quản lý tiền thuê đất tại các Chi cục thuế cũng thường xuyên thay đổi dẫn đến việc theo dõi quản lý tiền thuê đất không được xuyên suốt, kinh nghiệm quản lý tiền thuê đất của đội ngũ cơng chức tại Chi cục thuế cịn thiếu.

4.4.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý, năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức thuế

a. Tổ chức bộ máy quản lý

Hiện nay, mơ hình tổ chức bộ máy quản lý tiền th đất được thực hiện theo mơ hình chức năng, các nội dung quản lý được giao cho các phòng chức

năng thực hiện. Các phòng chức năng tham gia vào việc quản lý tiền thuê đất gồm: phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự tốn, phịng Quản lý các khoản thu từ đất, phòng Kê khai và kế tốn thuế, phịng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các phòng Kiểm tra thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế. Mơ hình quản lý này đang tương đối hiệu quả và phù hợp với tình hình quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình. Đặc biệt việc thành lập phòng Quản lý các khoản thu từ đất vào năm 2011 đã là bước nhảy quan trọng trong tổ chức bộ máy quản lý tiền thuê đất. Lần đầu tiên tại Cục thuế Thái Bình có một phịng chức năng riêng thực hiện nhiệm vụ quản lý tiền thuê đất có trách nhiệm gắn kết các nội dung quản lý tiền thuê đất của một đơn vị. Qua đó việc quản lý tiền thuê đất được thực hiện hiệu quả hơn từ việc quản lý hồ sơ thuê đất, giải quyết các vướng mắc về tiền th đất đến các nội dung tính thơng báo nộp tiền thuê đất, theo dõi thu nộp, quản lý nợ, kiểm tra tiền thuê đất và tuyên truyền hỗ trợ người thuê đất.

Nhưng cần phải xây dựng được quy trình riêng để quản lý tiền th đất, cần có cơ chế phối hợp quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận trong việc quản lý tiền thuê đất. Từ đó, nâng cao được trách nhiệm của từng phòng chức năng trong quản lý tiền thuê đất để việc quản lý tiền thuê đất hiệu quả hơn.

b. Năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ công chức quản lý tiền thuê đất

Về số lượng công chức thuế hiện nay thiếu hụt so với định biên. Tổng số công chức thuế thuộc các phòng chức năng liên quan đến quản lý tiền thuê đất là 32 người bằng 64% so với định mức của Tổng cục Thuế giao.

Việc thiếu hụt cán bộ ở các phịng chức năng ảnh hưởng khơng nhỏ đến chất lượng quản lý tiền th đất vì cơng chức thuế không cập nhật kịp thời dữ liệu vào phần mềm ứng dụng; việc trả lời các vướng mắc của người thuê đất đôi khi chưa đảm bảo thời gian quy định do các hồ sơ thuê đất phức tạp liên quan đến các chính sách của nhiều thời kỳ nên phải nghiên cứu tìm hiểu một cách có hệ thống để trả lời đơn vị; thường phải kéo dài thêm thời gian kiểm tra tại các doanh nghiệp, không tiến hành được nhiều cuộc kiểm tra.

Về công tác đào tạo công chức Cục Thuế tỉnh Thái Bình làm khá tốt, trong 3 năm (2015 – 2017), đã tổ chức được 37 đợt tập huấn kỹ năng công tác thanh tra,

kiểm tra thuế, kỹ năng khai thác ứng dụng QLT tập trung, kỹ năng lãnh đạo, giao tiếp, ứng xử. Tuy nhiên công tác đào tạo còn bộc lộ một số hạn chế như chỉ tập trung chú trọng vào công chức làm công tác kiểm tra thuế, các công chức các phòng khác chưa được chú trọng; thiếu các lớp tập huấn chuyên đề về tiền thuê đất cho công chức thuế thực hiện quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế cũng như toàn ngành thuế.

4.4.1.3. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu tiền thuê đất

Cơ sở vật chất phục vụ công việc tại Cục thuế tỉnh Thái Bình được quan tâm, trang bị khá đầy đủ. 100% cơng chức được bố trí cơng việc có trang bị bàn làm việc, tủ cá nhân, máy vi tính được kết nối với mạng internet tương đối ổn định. Môi trường làm việc cũng được lãnh đạo Cục thuế quan tâm, hàng năm tổ chức các cuộc tham quan nghỉ mát hè tạo điều kiện nghỉ ngơi, giao lưu giữa các phịng để tạo tinh thần phấn khởi, tính đồn kết giữa các phịng chức năng trong Cục thuế.

Những tháng đầu năm 2014, ngành thuế trong đó có Cục thuế Thái Bình đang sử dụng 16 ứng dụng quản lý thuế đối với DN, nhìn chung các ứng dụng đã đáp ứng được phần nào u cầu cơng tác QLT nói chung và quản lý tiền thuê đất nói riêng tuy nhiên việc xây dựng, nâng cấp ứng dụng chưa thực sự được chú trọng đầu tư dẫn tới việc nâng cấp ứng dụng thường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời điểm chính sách thuế có hiệu lực vì vậy hoạt động QLT thuế đối với DN trên hệ thống mạng internet, mạng nội bộ chưa thực sự đồng bộ.

Từ tháng 10 năm 2014 khi Ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) được triển khai thực hiện là một bước tiến mới của ngành thuế. Hệ thống TMS đã thay thế 16 ứng dụng hỗ trợ công tác quản lý thuế đang triển khai phân tán tại Cục thuế và Chi cục Thuế, đã đáp ứng được toàn bộ các khâu xử lý dữ liệu cho các quy trình nghiệp vụ đăng ký thuế, quản lý hồ sơ, quản lý và xử lý kê khai, quyết toán thuế, kế toán thuế nội địa, quản lý nợ, hồn thuế. Vì thế, ứng dụng TMS dễ dàng áp dụng một quy trình nghiệp vụ quản lý thuế chuẩn trên toàn quốc cho cả 3 cấp của ngành Thuế; cung cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế một cách nhanh chóng, chính xác do chỉ cần kết nối với một ứng dụng chung là TMS, mà không phải kết nối với nhiều ứng dụng như trước đây, tránh được các sai sót khi trao đổi dữ liệu giữa các cấp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc cập nhật các thông tin người nộp thuế.

4.4.2. Các yếu tố bên ngồi Cục thuế

4.4.2.1. Chính sách của Nhà nước về tiền thuê đất

Sau khi Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội thơng qua, Chính phủ đã ban hành một loạt các Nghị định hướng dẫn Luật đất đai trong đó có Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Về cơ bản Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 đã đáp ứng tương đối phù hợp với Luật đất đai năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế cơng tác quản lý tiền th đất cịn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Đặc biệt là việc có sự chênh lệch rất lớn giữa các đơn vị đều thuê đất trước thời điểm ngày 01/01/2006 nhưng nếu trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất có ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá (không quá 15% so với chu kỳ ổn định trước đó) thì được điều chỉnh theo ngun tắc trên nên tiền thuê đất phải nộp rất thấp và trường hợp trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất không ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá phải xác định đơn giá thuê đất theo giá đất, quy định về tính tiền thuê đất tại thời điểm điều chỉnh đơn giá do đó số tiền thuê đất phải nộp sau khi điều chỉnh của các đơn vị này tăng rất lớn so với chu kỳ trước đó. Điều này gây khó khăn và khơng tạo được sự bình đẳng giữa các đơn vị thuê đất, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Qua đó, cho phép các đơn vị thuê đất trước ngày 01/01/2006 trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất không ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá được xác định như các đơn vị trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất có ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá áp dụng từ ngày 01/01/2016 điều này đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị và tạo được sự công bằng cho các đơn vị thuê đất.

Để hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về tiền thuê đất, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 77/2014/TT- BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT- BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP. Điều này đã làm cho các quy định về tiền thuê đất kịp thời được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên trong quá thực hiện quy định về tiền thuê đất và quản lý tiền thuê đất vẫn cịn bộc lộ một số hạn chế cần được hồn thiện, đồng bộ hơn để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN vừa thúc đẩy được các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh.

4.4.2.2. Quan điểm của lãnh đạo địa phương về tiền thuê đất

Tại tỉnh Thái Bình, sau khi Luật đất đai năm 2013 và các quy định về tiền thuê đất được ban hành UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo cho các sở ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số các quyết định có liên quan đến tiền thuê đất như: Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 về việc ban hành quy định về giá đất và Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2015; Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015; Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về Quy định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình và một loạt các quyết định liên quan đến ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trong những năm qua tiền thuê đất và quản lý tiền thuê đất đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của lãnh đạo tỉnh để việc thực hiện số thu tiền thuê đất hàng năm ln vượt cao so với dự tốn được giao. Nhưng để nâng cao hiệu quả việc quản lý tiền thuê đất trong thời gian tới đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống các quy định về tiền thuê đất tại tỉnh Thái Bình, cần sớm ban hành các quy định về cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các sở ngành, cơ chế phối hợp trong việc kiểm tra các đơn vị có thuê đất đặc biệt với các doanh nghiệp đã được miễn tiền thuê đất cho nhiều năm, số tiền thuê đất được miễn lớn.

4.4.2.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người thuê đất

Trong thời gian qua bằng nỗ lực của ngành thuế trong việc tuyên truyền các chính sách về tiền thuê đất đến người thuê đất thông qua các buổi đối thoại doanh nghiệp hàng quý, tổ chức tập huấn các chính sách mới về tiền thuê đất, phát tờ rơi tuyên truyền về quy định tiền thuê đất,… ý thức chấp hành việc nộp tiền thuê đất của người thuê đất đã được nâng cao rõ rệt. Thể hiện qua việc số lượt người tham dự các buổi tập huấn, đối thoại doanh nghiệp tăng qua từng năm từ 950 người năm 2015 đến năm 2017 là 1.045 người. Tổng tiền thuê đất nợ đến thời điểm ngày 31/12 liên tục giảm trong giai đoạn năm 2015 – 2017 nếu năm 2015 là 46,6 tỷ đồng đến năm 2017 chỉ còn 39,8 tỷ đồng.

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người thuê đất, Cục thuế cần đa dạng hơn nữa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách tiền thuê đất, quản lý tiền thuê đất đến từng người thuê đất. Bên cạnh đó cần phân loại được đối tượng thuê đất thành các nhóm để có các biện pháp tuyên truyền cho hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 100 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)