Các yếu tố bên ngoài Cụcthuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 103 - 105)

4.4.2.1. Chính sách của Nhà nước về tiền thuê đất

Sau khi Luật đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua, Chính phủ đã ban hành một loạt các Nghị định hướng dẫn Luật đất đai trong đó có Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Về cơ bản Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 đã đáp ứng tương đối phù hợp với Luật đất đai năm 2013. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng vào thực tế công tác quản lý tiền thuê đất còn bộc lộ một số hạn chế nhất định.

Đặc biệt là việc có sự chênh lệch rất lớn giữa các đơn vị đều thuê đất trước thời điểm ngày 01/01/2006 nhưng nếu trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất có ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá (không quá 15% so với chu kỳ ổn định trước đó) thì được điều chỉnh theo nguyên tắc trên nên tiền thuê đất phải nộp rất thấp và trường hợp trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất không ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá phải xác định đơn giá thuê đất theo giá đất, quy định về tính tiền thuê đất tại thời điểm điều chỉnh đơn giá do đó số tiền thuê đất phải nộp sau khi điều chỉnh của các đơn vị này tăng rất lớn so với chu kỳ trước đó. Điều này gây khó khăn và không tạo được sự bình đẳng giữa các đơn vị thuê đất, nên Chính phủ đã ban hành Nghị định số 135/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. Qua đó, cho phép các đơn vị thuê đất trước ngày 01/01/2006 trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất không ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá được xác định như các đơn vị trên quyết định cho thuê đất, hợp đồng cho thuê đất có ghi nguyên tắc điều chỉnh đơn giá áp dụng từ ngày 01/01/2016 điều này đã kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị và tạo được sự công bằng cho các đơn vị thuê đất.

Để hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ về tiền thuê đất, Bộ Tài chính đã ban hành các Thông tư hướng dẫn như: Thông tư số 77/2014/TT- BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; Thông tư số 333/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2014/TT- BTC ngày 16/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP. Điều này đã làm cho các quy định về tiền thuê đất kịp thời được áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.

Tuy nhiên trong quá thực hiện quy định về tiền thuê đất và quản lý tiền thuê đất vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần được hoàn thiện, đồng bộ hơn để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN vừa thúc đẩy được các doanh nghiệp thuê đất để sản xuất kinh doanh.

4.4.2.2. Quan điểm của lãnh đạo địa phương về tiền thuê đất

Tại tỉnh Thái Bình, sau khi Luật đất đai năm 2013 và các quy định về tiền thuê đất được ban hành UBND tỉnh đã tích cực chỉ đạo cho các sở ngành tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số các quyết định có liên quan đến tiền thuê đất như: Quyết định số 3077/QĐ-UBND ngày 19/12/2014 về việc ban hành quy định về giá đất và Bảng giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2015; Quyết định số 619/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2015; Quyết định số 34/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Thái Bình về Quy định đơn giá thuê đất, thuê mặt nước khi Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trên địa bàn tỉnh Thái Bình và một loạt các quyết định liên quan đến ưu đãi miễn, giảm tiền thuê đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Trong những năm qua tiền thuê đất và quản lý tiền thuê đất đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của lãnh đạo tỉnh để việc thực hiện số thu tiền thuê đất hàng năm luôn vượt cao so với dự toán được giao. Nhưng để nâng cao hiệu quả việc quản lý tiền thuê đất trong thời gian tới đòi hỏi phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống các quy định về tiền thuê đất tại tỉnh Thái Bình, cần sớm ban hành các quy định về cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các sở ngành, cơ chế phối hợp trong việc kiểm tra các đơn vị có thuê đất đặc biệt với các doanh nghiệp đã được miễn tiền thuê đất cho nhiều năm, số tiền thuê đất được miễn lớn.

4.4.2.3. Ý thức chấp hành pháp luật của người thuê đất

Trong thời gian qua bằng nỗ lực của ngành thuế trong việc tuyên truyền các chính sách về tiền thuê đất đến người thuê đất thông qua các buổi đối thoại doanh nghiệp hàng quý, tổ chức tập huấn các chính sách mới về tiền thuê đất, phát tờ rơi tuyên truyền về quy định tiền thuê đất,… ý thức chấp hành việc nộp tiền thuê đất của người thuê đất đã được nâng cao rõ rệt. Thể hiện qua việc số lượt người tham dự các buổi tập huấn, đối thoại doanh nghiệp tăng qua từng năm từ 950 người năm 2015 đến năm 2017 là 1.045 người. Tổng tiền thuê đất nợ đến thời điểm ngày 31/12 liên tục giảm trong giai đoạn năm 2015 – 2017 nếu năm 2015 là 46,6 tỷ đồng đến năm 2017 chỉ còn 39,8 tỷ đồng.

Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người thuê đất, Cục thuế cần đa dạng hơn nữa các hình thức tuyên truyền, phổ biến chính sách tiền thuê đất, quản lý tiền thuê đất đến từng người thuê đất. Bên cạnh đó cần phân loại được đối tượng thuê đất thành các nhóm để có các biện pháp tuyên truyền cho hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)