3.2.1. Phương pháp thu thập
3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau: - Các bài báo, bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả, tạp chí chuyên ngành được đăng trên báo, Internet…
- Các báo cáo hàng năm về kết quả ngân sách trong đó có chỉ tiêu thu tiền thuê đất của Cục thuế tỉnh Thái Bình.
- Các công trình nghiên cứu trước đây có liên quan.
- Các văn bản pháp lý về công tác quản lý thuế về tiền thuê đất.
3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp
- Tính đến năm 2017, các doanh nghiệp thuê đất thuộc Cục thuế Thái Bình quản lý gồm 385 doanh nghiệp. Nghiên cứu lựa chọn điều tra 30 doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh đạt 7,8% tổng số doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh do Cục Thuế quản lý theo tỷ lệ tương ứng từng loại hình doanh nghiệp (23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 5 doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài) do đây là các doanh nghiệp được thuê đất với diện tích lớn và số tiền thuê đất phải nộp hàng năm lớn trong số các doanh nghiệp thuê đất của tỉnh. Các số liệu điều tra bao gồm: Hình thức thuê đất, thời gian thuê đất, tình hình sử dụng đất, cách tínhtiền thuê đất, mức thu tiền thuê đất, tinh thần và thái độ của cán bộ thuế; các thuận lợi khó khăn và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý thuế về tiền thuê đất.
- Các dữ liệu này được thu thập từ việc phát phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp chọn đại diện, cán bộ thuế chọn phỏng vấn và ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế tiền thuê đất, kết hợp với phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, toạ đàm, xin ý kiến tham vấn.
- Thực hiện phỏng vấn 07 cán bộ công chức các phòng chức năng của Cục Thuế bao gồm: phòng QLCKTTĐ, phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán, phòng Kê khai và kế toán thuế, phòng Kiểm tra thuế, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; phòng QLCKTTĐ 02 người, các phòng khác mỗi phòng 01 người. Do đây là những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tiền thuê đất và cũng là những người trực tiếp tham gia quản lý tiền thuê đất do đó sẽ có những đánh giá chính xác và toàn diện về công tác quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình.
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại, loại bỏ các phiếu điều tra không bảo đảm chất lượng, được xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo tiêu thức nghiên cứu: hình thức thuê đất, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh… với sự trợ giúp của phần mềm Excel.
3.2.3. Phương pháp phân tích
3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở số liệu thu thập được sử dụng để mô tả về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình; quá trình thành lập, phát triển, cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thái Bình; tình hình quản lý tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình, làm sáng tỏ những mặt mạnh, mặt yếu, những bất cập và nguyên nhân.
3.2.3.2. Phương pháp so sánh
thực tiễn, giữa các năm, giữa các địa phương... như sự khác biệt giữa quy định về kiểm tra tiêu chí quy mô đối với các đơn vị thực hiện dự án xã hội hóa được miễn tiền thuê đất với thực tế cơ chế phối hợp các ngành của tỉnh trong kiểm tra. Việc so sánh số liệu về số thu, số miễn giảm tiền thuê đất qua các năm 2015 - 2017 của Cục thuế để đánh giá được tình hình thực hiện thu nộp, miễn giảm tiền thuê đất từ đó tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi đó. So sánh diện tích đất cho thuê của các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình để đánh giá được khả năng thực hiện thu tiền thuê đất của từng huyện, thành phố.
Qua đó có cái nhìn toàn diện về đối tượng nghiên cứu, đặc biệt có những đánh giá, phân tích đối tượng nghiên cứu ở thực tiễn để đưa ra những nhận định chuẩn xác và có cơ sở khoa học.
3.2.4. Phương pháp chuyên gia
Thực hiện tham khảo ý kiến các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm quản lý tiền thuê đất ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Thái Bình nói riêng về đề tài nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả lựa chọn chuyên gia là cán bộ công chức các phòng chức năng của Cục thuế bao gồm: phòng QLCKTTĐ, phòng Tổng hợp – nghiệp vụ - dự toán, phòng Kê khai và kế toán thuế, phòng Kiểm tra thuế, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.
3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình phát triển kinh tế và tình hình cho thuê đất tại tỉnh Thái Bình
- Tổng sản phẩm GRDP;
- Tổng giá trị sản xuất theo lĩnh vực hoạt động; - Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu người; - Diện tích đất cho thuê theo địa bàn huyện;
- Số doanh nghiệp thuê đất theo loại hình doanh nghiệp; - Số doanh nghiệp thuê đất theo mục đích thuê đất.
b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình
- Tổng số thu tiền thuê đất qua các năm;
Hội đồng nhân dân tỉnh;
- Số hồ sơ kê khai tiền thuê đất đã giải quyết; - Số thu tiền thuê đất theo địa bàn từng huyện; - Số hồ sơ miễn, giảm TTĐ đã giải quyết; - Số tiền thuê đất được miễn, giảm; - Cơ cấu nợ TTĐ so với tổng nợ thuế; - Số tiền thuê đất nợ đến ngày 31/12;
- Số tiền thuê đất nợ đến ngày 31/12 theo khả năng thu; - Số doanh nghiệp bị cưỡng chế TTĐ;
- Số tiền thuê đất đã cưỡng chế;
- Số văn bản trả lời đơn vị vướng mắc về TTĐ;
- Số lần giải đáp vướng mắc TTĐ trực tiếp qua điện thoại; - Số lần tuyên truyền TTĐ trên các phương tiện truyền thông; - Số lượng tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về TTĐ;
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHO THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 4.1.1. Thực trạng đất cho thuê trên địa bàn tỉnh Thái Bình 4.1.1. Thực trạng đất cho thuê trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Diện tích đất cho thuê trên địa bàn tỉnh Thái Bình được tổng hợp qua bảng số liệu sau đây:
Bảng 4.1. Diện tích đất cho thuê trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2015-2017
STT Huyện 2015 (m2) 2016 (m2) 2017 (m2) So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Hưng Hà 4.987.408 4.851.371 4.676.722 97,3 96,4 96,8 2 Đông Hưng 544.733 723.236 889.303 132,8 123,0 127,8 3 Quỳnh Phụ 7.405.235 7.591.495 7.705.367 102,5 101,5 102,0 4 Thái Thụy 27.160.328 25.646.140 26.604.986 94,4 103,7 99,0 5 Tiền Hải 10.379.935 10.657.132 10.507.932 102,7 98,6 100,6 6 Kiến Xương 7.571.486 7.678.815 7.870.961 101,4 102,5 102,0 7 Vũ Thư 6.106.939 6.281.549 6.495.122 102,9 103,4 103,1 8 Thành phố Thái Bình 6.933.388 7.019.902 7.118.180 101,2 101,4 101,3 Tổng 71.089.452 70.449.640 71.868.573 99,1 102 100,5
Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình (2015 – 2017) Bảng 4.1. cho thấy tổng diện tích đất của tỉnh dành cho các doanh nghiệp thuê thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn năm 2015 - 2017 có biến động nhưng số biến động không cao bình quân diện tích đất cho thuê tại tỉnh Thái Bình chỉ tăng 0,5% trong giai đoạn năm 2015 -2017.
Các huyện có diện tích đất cho thuê lớn nhất trong cơ cấu diện tích toàn tỉnh là 02 huyện Thái Thụy, Tiền Hải; trong đó, huyện Thái Thụy là lớn nhất với diện tích đất cho thuê 25,6 triệu m2 chiếm 36% tổng diện tích đất cho thuê toàn tỉnh và huyện Tiền Hải diện tích đất cho thuê 10,6 triệu m2 chiếm 15% tổng diện tích đất cho thuê toàn tỉnh. Do hai huyện Thái Thụy và Tiền Hải là hai huyện ven biển có diện tích đất nông nghiệp cho thuê để nuôi trồng hải sản chiếm tỷ lệ cao, diện tích đất cho thuê lớn; đặc biệt huyện Thái Thụy là địa phương có diện tích đất cho thuê để nuôi ngao tăng vọt từ năm 2014 là do sản lượng ngao tiêu thụ
được lớn và bán được giá ngao nên người dân tại Thái Thụy tập trung phát triển nghề nuôi ngao. Bên cạnh đó, năm 2016 Dự án Xây dựng Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thực hiện đầu tư tại huyện Thái Thụy đã thu hồi hơn 1 triệu m2 đất chủ yếu là đất nông nghiệp cho thuê của các đơn vị đến năm 2017 mới làm thủ tục thuê đất với UBND tỉnh nên diện tích đất cho thuê huyện Thái Thụy giảm từ 27,1 triệu m2 năm 2015 xuống 25,6 triệu m2 năm 2016.
Huyện Đông Hưng có diện tích đất cho thuê ít nhất, khoảng 723 nghìn m2 chiếm tỷ trọng thấp chỉ 1% tổng diện tích đất cho thuê toàn tỉnh. Lý do là huyện Đông Hưng là huyện có diện tích 191,76 km2 chiếm 12,3% diện tích toàn tỉnh, không có nguồn tài nguyên khoáng sản, không có khu công nghiệp lớn phát triển nên không thu hút được nhiều nguồn đầu tư của các doanh nghiệp.
4.1.2. Thực trạng doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Tình hình cho thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình được tổng hợp qua bảng 4.2.
Bảng 4.2. Tổng hợp các doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2015 - 2017
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
STT Chỉ tiêu 2015 (DN) 2016 (DN) 2017 (DN) So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Tổng số doanh nghiệp thuê
đất 1.424 1.469 1.537 103,2 104,6 103,9 2 Phân theo loại hình doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân 1.210 1.246 1.304 103,0 104,7 103,8 - Doanh nghiệp nhà nước 195 201 208 103,1 103,5 103,3 - Doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài 19 22 25 115,8 113,6 114,7
3 Mục đích thuê đất
- Đất thương mại dịch vụ 773 781 807 101,0 103,3 102,2 - Đất sản xuất kinh doanh 558 593 632 106,3 106,6 106,4 - Đất nông nghiệp 93 95 98 102,2 103,2 102,7 Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Bình (2015 – 2017)
Theo bảng 4.2, các doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình đa phần là các doanh nghiệp tư nhân thuê đất như năm 2016 số lượng doanh nghiệp tư nhân thuê đất là 1.246 doanh nghiệp trên tổng số 1.469 doanh nghiệp thuê đất đạt tỷ lệ 84,8%. Điều này phản ánh được việc các doanh nghiệp tư nhân là nhân tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của địa phương.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp thuê đất tại Cục thuế Thái Bình chủ yếu là vào mục đích đất thương mại dịch vụ. Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp ven biển, không nằm gần các trung tâm kinh tế của khu vực, tài nguyên thiên nhiên không phong phú. Nên các đơn vị sản xuất không phát triển mà hầu hết là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sử dụng nhiều lao động như may mặc, giầy da nhưng hoạt động gia công là chủ yếu.
4.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIỀN THUÊ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH THÁI BÌNH
4.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình
Bộ máy quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình được phân công, sắp xếp theo sơ đồ sau:
Công tác lập dự toán thu tiền thuê đất được giao cho Bộ phận dự toán thuộc phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán thực hiện. Bộ phận dự toán căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thông tư của Bộ Tài chính và công văn của Tổng cục thuế về lập dự toán thu ngân sách lập dự toán thu tiền thuê đất hàng năm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Phòng QLCKTTĐ có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ kê khai thực hiện nghĩa vụ tiền thuê đất do VPĐKĐĐ tỉnh chuyển sang theo quy định, thực hiện thông báo đơn giá thuê đất, thông báo nộp tiền thuê đất, đôn đốc thực hiện và theo dõi thu nộp tiền thuê đất trên ứng dụng quản lý thuế của ngành. Thực hiện trả lời các vướng mắc của đơn vị liên quan đến tiền thuê đất phải nộp, các chính sách miễn giảm và việc thực hiện thu nộp tiền thuê đất.
Phòng Kê khai và kế toán thuế có trách nhiệm nhận chứng từ nộp tiền thuê đất theo thông báo của phòng QLCKTTĐ từ Kho bạc nhà nước tỉnh truyền sang qua mạng trực tuyến.
Sơ đồ 4.1. Tổ chức bộ máy của công tác quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình
Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Bình Từ sơ đồ 4.1 cho thấy được từng nội dung trong công tác quản lý tiền thuê đất đều được phân công cho từng phòng ban cụ thể thực hiện và chịu trách nhiệm về phần việc của mình.
Công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế được giao cho phòng Quản lý nợ Dự toán thu thuế về
tiền thuê đất
Quản lý kê khai và hoạch toán tiền
thuê đất
Phòng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự toán được giao thực hiện
Các phòng Quản lý các khoản thu từ đất và Kê khai & kế toán thuế phối hợp thực hiện
Quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế
về tiền thuê đất
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ được giao thực hiện
Công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT về tiền thuê
đất
Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế được giao thực hiện
Kiểm tra thuế về tiền thuê đất
Các phòng Kiểm tra thuế được giao thực hiện đối với các doanh nghiệp thuộc phòng được phân công quản lý
và cưỡng chế nợ thuế phụ trách. Phòng có trách nhiệm phân tích các khoản nợ tiền thuê đất, đôn đốc nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế theo quy định.
Các phòng Kiểm tra thuế có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ tiền thuê thuê đất, phân tích đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm tra, thực hiện kiểm tra tại các đơn vị được phân công quản lý.
Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế có trách nhiệm nghiên cứu chính sách tiền thuê đất đặc biệt là chính sách mới có liên quan đến quyền lợi, trách nhiệm của người thuê đất, lập kế hoạch, thực hiện các hình thức để tuyên truyền phổ biến các quy định mới về tiền thuê đất cho người thuê đất.
4.2.2. Thực trạng quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế tỉnh Thái Bình
4.2.2.1. Dự toán thu tiền thuê đất
a. Công tác lập dự toán
Việc lập dự toán thuế trong đó có dự toán về thu tiền thuê đất được triển khai thực hiện ngay từ khi kết thúc 6 tháng đầu năm để xây dựng dự toán thu cho năm sau. Dự toán thu tiền thuê đất hàng năm được xây dựng đảm bảo thời gian quy định của Luật Ngân sách nhà nước, có thuyết minh đầy đủ về cơ sở pháp lý, giải trình cụ thể về việc tính toán các số liệu với mục tiêu đảm bảo thu ngân sách của dự toán được giao đồng thời xây dựng mức thu hợp lý để nuôi dưỡng nguồn thu cùng với thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Dự toán thu TTĐ hàng năm được xây dựng dựa vào các căn cứ sau đây: - Dựa theo các quy định hiện hành của NN, Chỉ thị của Thủ tướng CP, UBND tỉnh, Thông tư của BTC, công văn hướng dẫn của TCT quy định cụ thể khung tỷ lệ % tăng dự toán thu NSNN năm sau so với ước thực hiện năm nay;
- Dựa trên dự báo hàng năm về kế hoạch đầu tư (KHĐT), phát triển SXKD trong tỉnh;
- Căn cứ vào số liệu lập bộ của năm hiện tại, số liệu đã thực hiện của