Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm quản lý tiền thuê đất của một số địa phương trong nước nước
2.2.1.1. Kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Thừa Thiên Huế
- Thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền để người nộp thuế nắm
bắt đầy đủ chính sách.
Cục thuế định kỳ tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị th đất khi có thay đổi về chính sách tiền th đất, giúp các đơn vị nắm bắt kịp thời văn bản chính sách nhằm thực hiện đúng quy định. Cùng với đó, thường xuyên phối hợp với Hội đồng giáo dục pháp luật của tỉnh, huyện, thị xã và thành phố trong việc lồng ghép tuyên truyền các chính sách pháp luật tiền thuê đất đến từng tổ chức cá nhân thuê đất.
- Tổ chức tốt phong trào thi đua: Phát động thi đua theo từng tháng, quý
và cuối tháng, quý đều có đánh giá, phân loại cán bộ cơng chức, những đồng chí tích cực, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ thì được bình xét phân loại, đề xuất hình thức và danh hiệu khen thưởng thích đáng, công bằng, minh bạch, đã khơi dậy ý thức phấn đấu, lòng tự hào về sự cống hiện của bản thân. Mọi người đều phấn khởi khi được đánh giá đúng thành tích đóng góp của mình.
- Xây dựng các sáng kiến, cải tiến phù hợp và triển khai có hiệu quả góp phần tăng thu bù đắp các khoản hụt do chính sách giảm thu. Căn cứ các quy định về tiền thuê đất tham mưu cho UBND tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra tình hình sử dụng đất tập trung vào các đơn vị được miễn giảm tiền thuê đất với số tiền lớn. Qua đó kịp thời phát hiện các đơn vị vi phạm thực hiện truy thu thuế và xử phạt theo quy định.
- Ưu tiên công tác kiểm tra chống thất thu ngân sách và chống nợ đọng thuế về tiên thuê đất. Cục thuế thường xuyên kiểm tra rà soát NNT thuê đất trên địa bàn để đưa vào quản lý thuế. Tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế. Kiểm tra định kỳ theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất việc tuân thủ các quy định về tiền thuê đất của NNT. Qua kiểm tra, tình trạng nợ đọng, chây ỳ nợ thuế về tiền thuê đất giảm mạnh. Nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng nợ cũ, phát sinh nợ mới về tiền thuê đất Cục thuế đưa chỉ tiêu thu nợ thuế tiền thuê đất vào xét thi đua khen thưởng của Cán bộ Thuế.
2.2.1.2. Kinh nghiệm của Cục thuế thành phố Đà Nẵng
- Đẩy mạnh cải cách hành chính hỗ trợ người nộp thuế
Thông qua việc thực hiện mơ hình “Một cửa”, “Một cửa liên thơng”; Đề án 30 của Chính phủ về “Chung tay cải cách hành chính”, Cuộc vận động “3 hơn” (Nhanh hơn - Hợp lý hơn - Thân thiện hơn) của thành phố đã tạo sự chuyển biến rõ nét về cơng tác cải cách hành chính của ngành thuế Đà Nẵng. Hàng loạt chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế được ngành triển khai như phối hợp với các Chi nhánh Ngân hàng thương mại trên địa bàn triển khai nộp thuế điện tử cho các doanh nghiệp.
Để thực hiện tốt cơng tác cải cách hành chính, ngồi việc cải tiến quy trình, rút gọn thủ tục, nâng cao đạo đức công vụ thì khơng thể khơng ứng dụng mạnh mẽ Công nghệ thơng tin trong hoạt động nghiệp vụ. Do đó, ngành đã khơng ngừng đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin thông qua việc triển khai nâng cấp các ứng dụng phục vụ cho công tác quản lý như: Quản lý thuế (QLT), Quản lý hồ sơ (QHS), Quản lý nợ (QTN), Chương trình thanh tra (TTR), Nhận tờ khai (NTK), Kiểm tra nội bộ (KTNB), Phân tích thơng tin doanh nghiệp (TPH ), Quản lý ấn chỉ (QLAC), Kế toán tài vụ (IMAS), hệ thống Quản lý thuế tập trung (TMS),... duy trì và vận hành ổn định hệ thống mạng, hạ tầng truyền thông tại Cơ quan Cục và các Chi cục Thuế; ổn định đường truyền từ Cục Thuế đến Kho bạc nhà nước và các Chi cục Thuế để phục vụ công tác trao đổi dữ liệu giữa hai đơn vị,…
Đặc biệt, ngành đã triển khai các hình thức kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử đến người nộp thuế. Việc ứng dụng CNTT trong công tác kê khai, nộp thuế đã tạo thuận lợi và giảm đáng kể các thủ tục hành chính của cơ quan thuế với người dân, doanh nghiệp. Thơng qua đó góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, quan trọng hơn là hạn chế đến tối đa tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực của cơng chức thuế đối với Người nộp thuế.
Với phương châm “Đồng hành cùng Người nộp thuế trong thực thi pháp luật thuế”, Cục Thuế thành phố Đà Nẵng đã và đang triển khai nhiều hoạt động như tổ chức tập huấn chính sách kết hợp đối thoại, giải đáp vướng mắc cho người nộp thuế; hỗ trợ tư vấn trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế và qua điện thoại; tiếp nhận câu hỏi và trả lời bằng văn bản, qua hộp thư điện tử, qua Trang thông tin điện tử Cục Thuế và Cổng thông tin điện tử Thành phố...
- Chống thất thu thuế về tiền thuê đất với giải pháp “NNT tham gia chống thất thu”. Giải pháp được chỉ đạo chặt chẽ, kiên quyết của chính quyền địa phương, sự ủng hộ của NNT nên đã đạt được kết quả khả quan. Cơ quan thuế thực hiện nghiêm túc việc cơng khai thủ tục hành chính thuế về tiền thuê đất, phản hồi mức độ hài lòng của NNT và thái độ phục vụ của Công chức Thuế. Thường xuyên tổ chức đối thoại với NNT để kịp thời giải đáp những vướng mắc, bức xúc của NNT liên quan đến các khoản thu từ đất (trong đó có tiền thuê đất). NNT đã đưa ra nhiều ý kiến tham gia giải pháp chống thất thu về tiền thuê đất như: cơ quan thuế cần tổ chức kiểm tra, giám sát một cách linh hoạt và phù hợp hơn; đối với NNT đã thực hiện tốt các quy định về tiền thuê đất, tự giác trong kê khai nộp thuế thì nên giảm thiểu số lần kiểm tra nhằm tạo điều kiện cho NNT trong quá trình kinh doanh; cơ quan thuế nên xây dựng kế hoạch từ đầu năm để NNT cam kết thực hiện. Cơ quan thuế trực tiếp quản lý khảo sát, xem xét thực tế nếu kế hoạch đăng ký của NNT phù hợp thì thơng báo để họ thực hiện. Làm như vậy sẽ giảm được số lượt kiểm tra của cơ quan thuế, giảm áp lực của công tác kiểm tra; đồng thời có điều kiện để tăng cường cơng tác kiểm tra tại NNT chưa tự giác chấp hành.
2.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý tiền thuê đất rút ra cho Cục thuế Thái Bình
- Cục thuế cần thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền để người nộp thuế nắm bắt đầy đủ chính sách. Định kỳ phải tổ chức các buổi tập huấn cho các đơn vị th đất khi có thay đổi về chính sách tiền thuê đất, giúp các đơn vị nắm bắt kịp thời văn bản chính sách nhằm thực hiện đúng quy định. Tổ chức đa dạng các hình thức tuyên truyền phù hợp với tưng đối tượng nộp thuế. - Tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện đánh giá kết quả công bằng, minh bạch, kịp thời động viên khen thưởng cho cán bộ, cơng chức có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua để tạo động lực phấn đấu cho toàn thể cán bộ, cơng chức trong tồn ngành.
- Phải tích cực xây dựng các sáng kiến, cải tiến phù hợp và triển khai có hiệu quả. Cục thuế căn cứ quy định pháp luật và điều kiện thực tế tại địa phương để chủ động xây dựng các sáng kiến, cải tiến tham mưu cho UBND tỉnh áp dụng trên phạm vi toàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tiền thuê đất.
- Phải nhận thức được đúng, đầy đủ vai trị của cơng tác kiểm tra trong quá trình quản lý tiền thuê đất. Từ đó, phải ưu tiên công tác kiểm tra chống
thất thu ngân sách, chống nợ đọng thuế về tiên thuê đất để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp gian lận, trốn thuế.
- Cục thuế phải đẩy mạnh hơn nữa việc thực hiện cải cách hành chính trong tồn ngành thuế. Thực hiện tốt mơ hình “Một cửa”, “Một cửa liên thông”, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ, triển khai các hình thức kê khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi, tránh phiền hà cho người nộp thuế.
- Cục thuế cần thực hiện nghiêm túc việc cơng khai thủ tục hành chính thuế về tiền thuê đất, phản hồi mức độ hài lòng của NNT và thái độ phục vụ của Cơng chức Thuế. Có cơ chế cụ thể để người nộp thuế được tham gia vào việc nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế. Thường xuyên tổ chức đối thoại với người nộp thuế để kịp thời nắm bắt những tâm tư nguyện vọng cũng như những phản ánh về những bất cập, hạn chế trong công tác quản lý thuế.
2.3. MỘT SỐ CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
Quản lý tiền thuê đất là vấn đề nóng, mang tính thời sự nên được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Phan Thị Quyên (2016) nghiên cứu: "Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế về tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An". Nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về tiền thuê đất và quản lý thuế về TTĐ, phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý thuế về TTĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An chỉ ra các thành công và hạn chế cùng các nguyên nhân đề xuất giải pháp và khuyến nghị nhằm hồn thiện cơng tác quản lý thuế về TTĐ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, từ đó đáp ứng được mục tiêu tối ứu hóa nguồn thu ngân sách địa phương nhằm phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Nghệ An.
Bùi Thị Phương Linh (2017) nghiên cứu “Quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình”. Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng tại Cụcthuế tỉnh Thái Bình gồm: Hệ thống chính sách pháp luật về thuế; Các yếu tố ảnh hưởng từ phía Cục Thuế tỉnh Thái Bình (Hệ thống phần mềm quản lý thông tin doanh nghiệp chưa đồng bộ; Đội ngũ cán bộ thuế thiếu hụt về số lượng so với nhu cầu quản lý; Sự phối hợp giải quyết hồ sơ hoàn thuế
giá trị gia tăng của cơ quan thuế); nhóm yếu tố ảnh hưởng từ phía doanh nghiệp. Từ thực trạng trên, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp góp phần tăng cường quản lý hồn thuế giá trị gia tăng tại Cục thuế tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
Các nghiên cứu trên tuy có đề cập đến quản lý TTĐ tại địa bàn khác và quản lý hoàn thuế giá trị gia tăng, nhưng chưa có nghiên cứu vấn đề này tại Cục Thuế tỉnh Thái Bình.
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm cơ bản của Cục thuế tỉnh Thái Bình
3.1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Cục thuế tỉnh Thái Bình
a. Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với ngành Thuế cả nước, vào thập niên 40, thế kỷ 20 (1945-1950) Ty sở thuế trực thu Thái Bình cũng được thành lập, gồm có 9 cán bộ do ông Nguyễn Trọng Thăng là Ty sở trưởng, trực thuộc Ủy ban hành chính lâm thời.
Năm 1951, Chi sở thuế vụ trực thuộc Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Thái Bình được thành lập do ơng Nguyễn Văn Lộc ủy viên ủy ban phụ trách, sau một thời gian ơng Phạm Hồi được cử giữ chức Chi sở trưởng. Cuối năm 1951 phịng thuế nơng nghiệp trực thuộc ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh được thành lập trên cơ sở sát nhập số cán bộ của Ban tiếp tế Việt Bắc, ông Nguyễn Văn Chu được cử phụ trách, sau đó ơng Nguyễn Văn Ưởng được bổ nhiệm giữ chức trưởng phòng.
Năm 1952 phịng thuế Nơng nghiệp chuyển về trực thuộc Ty Tài chính. Năm 1960 Chi sở Thuế vụ sát nhập thành một phịng thuộc Ty Tài chính. Cuối năm 1960, Chi sở thuế vụ sát nhập và trở thành một phịng của Ty Tài chính. Từ năm 1980 Chi cục thuế Công thương nghiệp được thành lập trực thuộc Ty Tài chính, ơng Bùi Khoan - Phó ty Tài chính được bổ nhiệm giữ chức Chi cục trưởng.
Giai đoạn 1986 - 1990 đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, ở Thái Bình sau khi hợp nhất ba tổ chức thu, thành lập Cục thuế Ơng Nguyễn Văn Hỳ Phó giám đốc Sở tài chính được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng và là Cục trưởng đầu tiên của ngành thuế Thái Bình.
Cục thuế tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 8 Chi cục thuế huyện, thị xã và 10 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục thuế. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ cấu tổ chức đến nay tổ chức bộ máy của Cục thuế được kiện tồn theo mơ hình chức năng gồm 15 phịng chun mơn và 8 Chi cục thuế huyện, thành phố trực thuộc, phù hợp với yêu cầu của Luật quản lý thuế.
b. Chức năng, nhiệm vụ Cục thuế tỉnh Thái Bình
- Chức năng của Cục thuế:
+ Cục thuế tỉnh Thái Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
+ Cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế:
Cục thuế tỉnh Thái Bình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như sau:
+ Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.
+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.
+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.
+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.
+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.
sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ tài chính, Tổng cục thuế.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.