Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 58 - 62)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau: - Các bài báo, bài viết có liên quan đến đề tài nghiên cứu của các tác giả, tạp chí chuyên ngành được đăng trên báo, Internet…

- Các báo cáo hàng năm về kết quả ngân sách trong đó có chỉ tiêu thu tiền thuê đất của Cục thuế tỉnh Thái Bình.

- Các cơng trình nghiên cứu trước đây có liên quan.

- Các văn bản pháp lý về công tác quản lý thuế về tiền thuê đất.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

- Tính đến năm 2017, các doanh nghiệp thuê đất thuộc Cục thuế Thái Bình quản lý gồm 385 doanh nghiệp. Nghiên cứu lựa chọn điều tra 30 doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh đạt 7,8% tổng số doanh nghiệp thuê đất trên địa bàn tỉnh do Cục Thuế quản lý theo tỷ lệ tương ứng từng loại hình doanh nghiệp (23 doanh nghiệp ngoài quốc doanh, 5 doanh nghiệp nhà nước, 2 doanh nghiệp có

vốn đầu tư nước ngoài) do đây là các doanh nghiệp được thuê đất với diện tích lớn và số tiền thuê đất phải nộp hàng năm lớn trong số các doanh nghiệp thuê đất của tỉnh. Các số liệu điều tra bao gồm: Hình thức thuê đất, thời gian thuê đất, tình hình sử dụng đất, cách tínhtiền th đất, mức thu tiền thuê đất, tinh thần và thái độ của cán bộ thuế; các thuận lợi khó khăn và nguyên nhân của các hạn chế trong công tác quản lý thuế về tiền thuê đất.

- Các dữ liệu này được thu thập từ việc phát phiếu khảo sát đối với các doanh nghiệp chọn đại diện, cán bộ thuế chọn phỏng vấn và ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý thuế tiền thuê đất, kết hợp với phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm, toạ đàm, xin ý kiến tham vấn.

- Thực hiện phỏng vấn 07 cán bộ cơng chức các phịng chức năng của Cục Thuế bao gồm: phòng QLCKTTĐ, phịng Tổng hợp - nghiệp vụ - dự tốn, phịng Kê khai và kế tốn thuế, phịng Kiểm tra thuế, phịng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; phòng QLCKTTĐ 02 người, các phòng khác mỗi phòng 01 người. Do đây là những người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tiền thuê đất và cũng là những người trực tiếp tham gia quản lý tiền thuê đất do đó sẽ có những đánh giá chính xác và tồn diện về cơng tác quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các dữ liệu sau khi được thu thập được kiểm tra lại, loại bỏ các phiếu điều tra không bảo đảm chất lượng, được xử lý bằng phương pháp phân tổ thống kê theo tiêu thức nghiên cứu: hình thức thuê đất, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh… với sự trợ giúp của phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mơ tả

Trên cơ sở số liệu thu thập được sử dụng để mô tả về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Bình; quá trình thành lập, phát triển, cơ cấu tổ chức của Cục thuế Thái Bình; tình hình quản lý tiền thuê đất trên địa bàn tỉnh Thái Bình, làm sáng tỏ những mặt mạnh, mặt yếu, những bất cập và nguyên nhân.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

thực tiễn, giữa các năm, giữa các địa phương... như sự khác biệt giữa quy định về kiểm tra tiêu chí quy mơ đối với các đơn vị thực hiện dự án xã hội hóa được miễn tiền thuê đất với thực tế cơ chế phối hợp các ngành của tỉnh trong kiểm tra. Việc so sánh số liệu về số thu, số miễn giảm tiền thuê đất qua các năm 2015 - 2017 của Cục thuế để đánh giá được tình hình thực hiện thu nộp, miễn giảm tiền th đất từ đó tìm ra ngun nhân của sự thay đổi đó. So sánh diện tích đất cho thuê của các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình để đánh giá được khả năng thực hiện thu tiền thuê đất của từng huyện, thành phố.

Qua đó có cái nhìn tồn diện về đối tượng nghiên cứu, đặc biệt có những đánh giá, phân tích đối tượng nghiên cứu ở thực tiễn để đưa ra những nhận định chuẩn xác và có cơ sở khoa học.

3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Thực hiện tham khảo ý kiến các nhà khoa học, các nhà quản lý có kinh nghiệm quản lý tiền thuê đất ở Việt Nam nói chung, ở tỉnh Thái Bình nói riêng về đề tài nghiên cứu. Trong đề tài này tác giả lựa chọn chuyên gia là cán bộ cơng chức các phịng chức năng của Cục thuế bao gồm: phòng QLCKTTĐ, phòng Tổng hợp – nghiệp vụ - dự tốn, phịng Kê khai và kế tốn thuế, phịng Kiểm tra thuế, phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu thể hiện tình hình phát triển kinh tế và tình hình cho thuê đất tại tỉnh Thái Bình

- Tổng sản phẩm GRDP;

- Tổng giá trị sản xuất theo lĩnh vực hoạt động; - Tổng sản phẩm GRDP bình quân đầu người; - Diện tích đất cho thuê theo địa bàn huyện;

- Số doanh nghiệp thuê đất theo loại hình doanh nghiệp; - Số doanh nghiệp thuê đất theo mục đích th đất.

b. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng quản lý tiền thuê đất tại Cục thuế Thái Bình

- Tổng số thu tiền thuê đất qua các năm;

Hội đồng nhân dân tỉnh;

- Số hồ sơ kê khai tiền thuê đất đã giải quyết; - Số thu tiền thuê đất theo địa bàn từng huyện; - Số hồ sơ miễn, giảm TTĐ đã giải quyết; - Số tiền thuê đất được miễn, giảm; - Cơ cấu nợ TTĐ so với tổng nợ thuế; - Số tiền thuê đất nợ đến ngày 31/12;

- Số tiền thuê đất nợ đến ngày 31/12 theo khả năng thu; - Số doanh nghiệp bị cưỡng chế TTĐ;

- Số tiền thuê đất đã cưỡng chế;

- Số văn bản trả lời đơn vị vướng mắc về TTĐ;

- Số lần giải đáp vướng mắc TTĐ trực tiếp qua điện thoại; - Số lần tuyên truyền TTĐ trên các phương tiện truyền thông; - Số lượng tờ rơi, tờ gấp tuyên truyền về TTĐ;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)