Đặc điểm cơ bản của Cụcthuế tỉnh Thái Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 46 - 54)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm cơ bản của Cụcthuế tỉnh Thái Bình

3.1.1.1. Quá trình thành lập và phát triển của Cục thuế tỉnh Thái Bình

a. Quá trình hình thành và phát triển

Cùng với ngành Thuế cả nước, vào thập niên 40, thế kỷ 20 (1945-1950) Ty sở thuế trực thu Thái Bình cũng được thành lập, gồm có 9 cán bộ do ông Nguyễn Trọng Thăng là Ty sở trưởng, trực thuộc Ủy ban hành chính lâm thời.

Năm 1951, Chi sở thuế vụ trực thuộc Ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh Thái Bình được thành lập do ơng Nguyễn Văn Lộc ủy viên ủy ban phụ trách, sau một thời gian ơng Phạm Hồi được cử giữ chức Chi sở trưởng. Cuối năm 1951 phịng thuế nơng nghiệp trực thuộc ủy ban hành chính kháng chiến tỉnh được thành lập trên cơ sở sát nhập số cán bộ của Ban tiếp tế Việt Bắc, ông Nguyễn Văn Chu được cử phụ trách, sau đó ơng Nguyễn Văn Ưởng được bổ nhiệm giữ chức trưởng phòng.

Năm 1952 phịng thuế Nơng nghiệp chuyển về trực thuộc Ty Tài chính. Năm 1960 Chi sở Thuế vụ sát nhập thành một phịng thuộc Ty Tài chính. Cuối năm 1960, Chi sở thuế vụ sát nhập và trở thành một phịng của Ty Tài chính. Từ năm 1980 Chi cục thuế Công thương nghiệp được thành lập trực thuộc Ty Tài chính, ơng Bùi Khoan - Phó ty Tài chính được bổ nhiệm giữ chức Chi cục trưởng.

Giai đoạn 1986 - 1990 đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, ở Thái Bình sau khi hợp nhất ba tổ chức thu, thành lập Cục thuế Ơng Nguyễn Văn Hỳ Phó giám đốc Sở tài chính được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng và là Cục trưởng đầu tiên của ngành thuế Thái Bình.

Cục thuế tỉnh Thái Bình được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ/TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, với cơ cấu tổ chức bộ máy gồm 8 Chi cục thuế huyện, thị xã và 10 phòng chức năng thuộc Văn phòng Cục thuế. Sau nhiều lần điều chỉnh cơ cấu tổ chức đến nay tổ chức bộ máy của Cục thuế được kiện tồn theo mơ hình chức năng gồm 15 phịng chun mơn và 8 Chi cục thuế huyện, thành phố trực thuộc, phù hợp với yêu cầu của Luật quản lý thuế.

b. Chức năng, nhiệm vụ Cục thuế tỉnh Thái Bình

- Chức năng của Cục thuế:

+ Cục thuế tỉnh Thái Bình là tổ chức trực thuộc Tổng cục thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

+ Cục thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế:

Cục thuế tỉnh Thái Bình thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ quyền hạn cụ thể như sau:

+ Tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

+ Phân tích, tổng hợp, đánh giá cơng tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự tốn thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hồn thuế, xố nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

+ Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

+ Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, cơng khai hố thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

+ Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ tài chính, Tổng cục thuế.

+ Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

+ Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách pháp luật về thuế đối với người nộp thuế; tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế.

+ Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế.

+ Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế.

+ Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế quản lý biên lai, ấn chỉ thuế lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khắc phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả cơng tác của Cục thuế.

+ Kiến nghị với Tổng cục trưởng Tổng cục thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Tổng cục thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Cục thuế.

+ Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật.

nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước.

+ Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế.

+ Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thơng tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Cục thuế.

+ Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Cục thuế.

+ Quản lý bộ máy biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Cục thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

+ Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật.

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế giao.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Cục thuế tỉnh Thái Bình

Cục thuế tỉnh Thái bình hiện nay có 01 Cục trưởng và 02 Phó cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý các công việc chuyên môn. Cục thuế tỉnh Thái bình có 15 phịng chức năng và 8 Chi cục thuế trực thuộc (Là các Chi cục thuế huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Thái bình). Các phịng chức năng tiếp quản lý và thực hiện những nhiệm vụ Cục trưởng giao cho.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục thuế tỉnh Thái Bình gồm các phịng: - Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;

- Phịng Kê khai và Kế tốn thuế;

- Phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; - 03 Phòng Kiểm tra thuế;

- 02 Phòng Thanh tra thuế;

- Phòng quản lý thuế thu nhập cá nhân; - Phịng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn - Phòng Kiểm tra nội bộ;

- Phòng Tổ chức cán bộ;

- Phịng Hành chính - Quản trị - Tài vụ - ấn chỉ; - Phòng Tin học;

- Phòng QLCKTTĐ.

Sơ đồ 3.1. Mơ hình phân cấp quản lý tại Cục thuế tỉnh Thái bình

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Bình

Cục trưởng Phó Cục trưởng Phịng Thanh Tra1 Phịng Thanh Tra2 Phó Cục trưởng Phịng Tổ chức Phịng KTNB Phòng Kiểm tra 2 Phòng THNVDT Phòng KK&KTT Phòng HC-QT- TV-AC Phòng QLCKTT Đ Phòng Kiểm tra 3 Phòng Tin học Phòng Kiểm tra 1 Phòng QLT TNCN Phòng QLN&CC NT Phòng TT hỗ trợ NNT CCT Thành phố CCT huyện Vũ Thư CCT huyện Kiến Xương CCT huyện Tiền Hải CCT Thái Thụy CCT huyện Hưng Hà CCT huyện Đông Hưng CCT huyện Quỳnh Phụ download by : skknchat@gmail.com

3.1.1.3. Tình hình lao động tại Cục thuế tỉnh Thái Bình

Tình hình lao động tại Cục thuế tỉnh Thái Bình giai đoạn năm 2015 – 2017 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1. Tình hình lao động tại Cục thuế Thái Bình năm 2015 - 2017

STT Chỉ tiêu 2015 (người) 2016 (người) 2017 (người) So sánh (%) 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ 1 Tổng số lao động 137 132 126 96,4 95,5 95,9

2 Phân theo giới tính

- Nam 70 67 62 95,7 92,5 94,1 - Nữ 67 65 64 97,0 98,5 97,7 3 Phân theo trình độ chun mơn - Sau đại học 18 20 25 111,1 125,0 117,9 - Đại học 111 105 95 94,6 90,5 92,5 - Cao đẳng, trung cấp và đào tạo khác 8 7 6 87,5 85,7 86,6 4 Phân theo trình độ lý luận chính trị - Cử nhân, cao cấp 6 8 9 133,3 112,5 122,5 - Trung cấp 68 93 95 136,8 102,2 118,2

- Chưa qua đào tạo 63 31 22 49,2 71,0 59,1

5 Phân theo tính chất

cơng việc

- Trực tiếp 104 101 98 97,1 97,0 97,1

- Gián tiếp 33 31 28 93,9 90,3 92,1

Nguồn: Cục thuế tỉnh Thái Bình (2015 – 2017) Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy, tổng số công chức, người lao động của Cục thuế tỉnh Thái Bình là 126 người trong đó cơng chức nữ 64 người (chiếm 50,8%), được sắp xếp bố trí cơng tác ở 15 phịng. Cơng chức, người lao động tuy được nâng cao về chất lượng để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ, yêu cầu công tác quản lý thuế trong giai đoạn mới nhưng số lượng giảm do nghỉ chế độ, chuyển công tác và không được tuyển dụng kịp thời. Người lao động được phân theo trình độ học vấn, năng lực chuyên môn như sau:

- Lý luận chính trị: Cử nhân, cao cấp 09 người, trung cấp 95 người.

- Chuyên mơn: Thạc sỹ: 25 người; Đại học 95 người, cịn lại là trung học và đào tạo khác.

- Số lao động là đảng viên 116 người (trong đó nữ chiếm 47%).

Đội ngũ cán bộ, cơng chức của Cục thuế tỉnh Thái bình có trình độ nhất định. Tuy nhiên, với xu thế hội nhập, liên kết kinh tế trong khu vực tiến tới toàn cầu hoá kinh tế là tất yếu khách quan ảnh hưởng tới ý thức của NNT và cán bộ, công chức trong cơ quan quản lý thuế. Mặc dù ngành thuế Thái Bình đã có quyết tâm, cố gắng hàng năm hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước. Song với yêu cầu ngày càng cao, địi hỏi cán bộ, cơng chức thuế phải nâng cao chất lượng.

3.1.1.4. Kết quả hoạt động tại Cục thuế tỉnh Thái Bình

Từ năm 1990 đến năm 2016 ngành thuế ln hồn thành dự toán thu NSNN, với số thu năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 1991 số thu là 68,2 tỷ đồng đạt 120,3% dự toán, năm 2002 là 199,3 tỷ đồng đạt 159,4% dự toán tăng gấp 3 lần so với 10 năm trước. Riêng giai đoạn năm 2011-2015 thực hiện 15.829,5 tỷ đồng, đạt bình qn 135,8%/năm dự tốn Bộ Tài chính; nếu trừ chỉ tiêu tiền sử dụng đất thì số thu về thuế và phí thực hiện 11.304,9 tỷ đồng, đạt bình quân 122,2%/năm dự toán Bộ giao. Đặc biệt năm 2013 đã vượt qua con số 3.000 tỷ đồng, về đích trước thời hạn hai năm theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đề ra. Năm 2014, 2015 là một trong những tỉnh đứng tốp đầu cả nước về tỷ lệ vượt cao so với dự tốn.

Để cơng tác thu NSNN đạt kết quả cao, các quy trình quản lý đã được xây dựng và vận hành đáp ứng yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Từ ngày 01/7/2007, thực hiện Luật Quản lý thuế, mơ hình quản lý truyền thống theo đối tượng được chuyển sang mơ hình quản lý theo chức năng. Thực hiện trang bị máy tính cho 100% cán bộ, công chức trong ngành. Đến thời điểm hiện tại đã xây dựng được một hệ thống thông tin hiện đại với hệ thống mạng, thiết bị, mạng truyền thông và trên 30 phần mềm quản lý chuyên ngành, không những đáp ứng yêu cầu quản lý của ngành mà còn hỗ trợ người nộp thuế khai thuế qua mạng, nộp thuế điện tử. Đặc biệt cuối năm 2014 ngành thuế đã triển khai thành công ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS) trên cơ sở tích hợp 16 ứng dụng phân tán cấp Cục thuế và Chi cục thuế.

Công tác cải cách thủ tục hành chính thuế và hiện đại hóa cơng tác quản lý đã rút ngắn số giờ nộp thuế của doanh nghiệp từ 537 giờ xuống còn 117 giờ. Từ khi thành lập đến nay ngành thuế Thái Bình ln hồn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhiều tập thể, cá nhân đã được Chủ tịch nước, Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục thuế, UBND tỉnh Thái Bình tặng nhiều phần thưởng cao quý. Trong những năm qua đã có 12 tập thể, cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3; liên tục từ năm 2006 đến năm 2013 Cục thuế tỉnh Thái Bình được Bộ Tài chính tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, trong đó năm 2012 được tặng Cờ thi đua của Bộ Tài chính; năm 2014 được tặng Cờ thi đua của UBND tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế về tiền thuê đất đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thái bình (Trang 46 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)