9. Cấu trúc của luận văn
1.2.4. So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến
Từ việc phân tích các khía cạnh (xem bảng 1.1), cho thấy dạy học trực tuyến có một số ưu điểm và nhược điểm so với dạy học truyền thống:
1) Tính linh hoạt: NH có thể học mọi lúc, mọi nơi (Just-In-Time) miễn là có kết nối Internet hoặc các phương tiện truyền thông khác. Điều này rất phù hợp đối với những người đã có công việc ổn định muốn học thêm nâng cao trình độ kiến thức.
2) Tính thích ứng cá nhân: NH có thể hoàn thành khoá học nhanh hay chậm tuỳ theo trình độ và thời gian biểu của bản thân. Theo Jennifer Salopek thì một khoá học dựa vào Đào tạo trực tuyến sẽ nhanh hơn 50% so với khoá học truyền thống bởi vì NH có thể bỏ qua những nội dung mà họ đã biết và chuyển sang những nội dung họ cần được đào tạo.
3) Giảm chi phí đào tạo: Chỉ với chi phí ban đầu để thiết kế các nội dung học tập, Đào tạo trực tuyến được đánh giá có chi phí đào tạo thấp hơn nhiều so với lớp học truyền thống. Các nhà giáo dục học trên thế giới đang triển khai nhiều dự án, đặc biệt là việc giảm giá thành của các phần mềm công cụ nhằm đưa chi phí cho Đào tạo trực tuyến tiến dần đến mức thấp nhất hoặc miễn phí đào tạo cho người học.
4) Tài liệu học tập phong phú, luôn luôn được cập nhật: Đào tạo trực tuyến có thể giúp NH tiếp cận với kho tàng kiến thức khổng lồ của nhân loại với sự hỗ trợ của các máy tìm kiếm trên mạng Internet như google, yahoo. Mặt khác, NH cũng có thể
chia sẻ tài nguyên học tập của mình cho mọi người. Và đặc biệt, các thông tin này thường xuyên được bổ sung, cập nhật, giúp NH có thể nắm bắt được nội dung học tập một cách nhanh chóng, chính xác.
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống với dạy học trực tuyến [17] Yếu tố Dạy học truyền thống Dạy học trực tuyến
Lớp học - Phòng học có kích thước giới hạn. - Thời gian học đồng bộ.
- Không giới hạn về không gian. - Học tập mọi lúc, mọi nơi. Phương
tiện dạy học
- Các phần mềm dạy học, máy chiếu, overhead và bản trong, video, audio.
- SGK, thư viện.
- Môi trường đa phương tiện, mô phỏng, truyền hình trực tuyến. - Tài liệu dưới các dạng (doc, xls, pdf,
html, hml,…), các siêu liên kết, thư viện số.
Hình thức học tập
- Thảo luận trực tiếp giữa những NH, giữa NH và GV.
- Phản hồi thông tin trực tiếp. - NH ít mạnh dạn đưa ra các ý kiến
phê phán, phản đối với GV.
- Thảo luận gián tiếp qua e-mail, chat, diễn đàn học tập.
- Phản hồi thông tin sau hàng giờ, hàng tuần, thậm chí hàng tháng.
- NH dễ dàng đưa ra ý kiến của riêng mình, kể cả phê phán.
Tính thích ứng cá
nhân
- Một con đường học tập chung cho NH.
- Con đường và nhịp độ học tập được xác định bởi NH.
GV giảng
dạy
- NH không được chọn GV.
- GV phải soạn bài hoặc biên soạn tài liệu giảng dạy, chuẩn bị phương tiện dạy học khi lên lớp.
- NH được chọn GV giỏi.
- GV chuẩn bị nội dung dạy học, thiết kế, đóng gói và truyền tải nhờ CNTT&TT. Tích hợp các phương tiện dạy học trong nội dung dạy học. 5) Góp phần rèn luyện kỹ năng và thái độ học tập: Để học tập trong môi trường Đào tạo
trực tuyến đòi hỏi NH phải có thói quen học tập tốt, kỹ năng tự học và quản lý thời gian của riêng mình. Điều này tạo cho NH kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo. Khác với lớp học truyền thống, nhiều khi NH còn e ngại mà chưa mạnh dạn đưa ra các ý kiến phản đối, phê bình đối với các nội dung dạy học thì Đào tạo trực
tuyến tạo ra các diễn đàn trao đổi ý kiến một cách thẳng thắn, cởi mở. Đồng thời nó cũng loại bỏ sự băn khoăn của NH khi cùng một nội dung nhưng mỗi GV lại có cách tiếp cận vấn đề khác nhau. Qua đó góp phần rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc và phát triển tư duy phê phán ở NH.
6) Tăng khả năng ghi nhớ ở NH: Nhờ các ưu điểm nổi bật của kĩ thuật multimedia, Đào tạo trực tuyến tác động lên NH qua nhiều kênh thông tin như: văn bản, hình ảnh, biểu đồ, audio, video, hoạt hình, mô phỏng,…Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, môi trường học tập có tích hợp công nghệ truyền thông đa phương tiện làm tăng khả năng ghi nhớ ở NH. Không những thế, các nội dung học tập được thiết kế, truyền tải và liên kết đến các kho dữ liệu trên mạng giúp NH xem lại một cách dễ dàng các kiến thức mà lần đầu tiên chưa nắm rõ.
7) Quản lý dễ dàng việc học tập: Một số ý kiến cho rằng đào tạo trực tuyến thì vấn đề quản lý NH là rất khó khăn vì không biết NH có thực sự tham gia khoá học không, khi kiểm tra kết quả có người khác cùng hỗ trợ làm bài không. Tuy nhiên, cần tiếp cận vấn đề theo một hướng khác: Thông qua hệ thống quản lý học tập trực tuyến LMS/LCMS, nhà quản lý, GV, gia đình và những NH khác có thể dễ dàng theo dõi quá trình học tập và kết quả công khai của NH trong từng modulee. Nhờ đó, nhà quản lý và GV có thể xác định được nội dung nào NH cần được đào tạo lại hoặc đào tạo thêm nhằm giúp NH đạt được kết quả tốt nhất khi kết thúc khoá học. Điều này giúp GV dạy học phân hoá, cá biệt hoá NH rất tốt.
Tuy nhiên, đào tạo trực tuyến cũng có một số nhược điểm, đó là:
- Không hiệu quả khi dạy học một số khái niệm, nội dung khó, cần có sự giải thích, giải đáp tại chỗ.
- Đào tạo trực tuyến hạn chế (hoặc không thực hiện được) một số kĩ năng về thực tập, thực hành môn học.
- Làm giảm khả năng truyền đạt, lòng say mê nghề từ GV đến người học.
- Trong quá trình kiểm tra kiến thức môn học, GV không kiểm soát được đối tượng dự thi mà phụ thuộc hoàn toàn vào tính tự giác của người học.
- Làm tăng khối lượng làm việc của GV: GV không phải lên lớp song vẫn cần thường trực qua mạng Internet để theo dõi và hỗ trợ các nhóm/cá nhân người học.
- Xây dựng website khó khăn và đắt tiền hơn khóa học truyền thống.
- Hệ thống máy chủ và đầu vào mạng phải đủ khỏe để tránh quá tải. Các chi phí an ninh và bảo mật hệ thống cũng phải được tăng lên đáng kể để đảm bảo cho hệ thống vận hành an toàn và hiệu quả.
- Cần một đội ngũ kỹ thuật viên web, đồ họa và đa phương tiện lành nghề và chuyên nghiệp để hỗ trợ các GV trong việc thiết kế và thể hiện các bài giảng.
- Đối với người học, ngoài những kiến thức, kĩ năng bắt buộc về CNTT để đảm bảo có thể sử dụng và học trực tuyến, còn phải trả học phí để có quyền truy nhập bài giảng và được dự thi, các chi phí mua (hoặc thuê) máy tính, máy in và chi phí viễn thông [17]