9. Cấu trúc của luận văn
2.2.2. Hệ thống thông tin quản lý học tập trực tuyến modulear Object-Oriented
Dynamic Learning Environment
2.2.2.1. Hệ thống quản lý học tập
Các hệ thống quản lý học tập đều có chung kiến trúc vĩ mô với hai thành phần chính: Hệ thống quản lý học tập LMS; Hệ thống quản lý nội dung học tập Learning Course Management System (LCMS). LMS là một hệ thống quản lý các hoạt động học tập liên quan đến GV, sinh viên, các kế hoạch học tập, các công cụ thảo luận, học trực tuyến, tổ chức thi trực tuyến, thư từ. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) là một hệ thống thông tin về bài giảng, đề thi, tài liệu tham khảo, các thông tin liên quan đến bài học và tài liệu học tập. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều hệ thống quản lý học tập (LMS) mã nguồn mở cho phép ta tạo và quản lý các khóa học trên Internet như: Moodle, Autor, DotNetSCORM, KanataLV, … Phần mềm nguồn mở giúp các trường đại học, các tổ chức giáo dục không bị phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng; có thể tùy biến được và mức độ hỗ trợ cũng như chất lượng luôn được đảm bảo. Trong đó Moodle được đánh giá là một trong các LMS tốt nhất trong hệ thống mã nguồn mở. Vì vậy nhóm đã lựa chọn mã nguồn mở Moodle để xây dựng hệ thống E-learning.
2.2.2.2. Hệ thống modulear Object-Oriented Dynamic Learning Environment Modular Object-Oriented Dynamic Learning Environment (Moodle)
Moodle là hệ thống thông tin, quản lý các hoạt động dạy học (LMS) mã nguồn mở, cho phép tạo các khóa học trên mạng Internet hay các website học tập trực tuyến.
Moodle thiết kế hướng tới giáo dục: Dễ dùng với giao diện trực quan, GV tự cài, nâng cấp, tự xây dựng các hoạt động dạy học, tài liệu hỗ trợ đồ sộ và chi tiết, phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo.
Moodle phát triển dựa trên ngôn ngữ Hypertext Preprocessor (PHP) là ngôn ngữ lập trình kịch bản (hay một loại mã lệnh) chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ (Ngôn ngữ được các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg, CNET sử dụng). Sử dụng Moodle với dữ liệu mã nguồn mở như MySQL
hoặc PostgreSQL.
Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường học triển khai Moodle. Nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã sử dụng Moodle. Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách sử dụng, chỉnh sửa và phát triển [32].
* Moodle có nhưng ưu thế sau:
- Phần mềm nguồn mở giúp bảo vệ khỏi sự độc tài của các công ty phần mềm đóng. - Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo. Mã nguồn mở có thể tùy biến hệ thống
để phù hợp với các yêu cầu đào tạo.
- Hỗ trợ: Cộng đồng Moodle, các nhân viên CNTT nội bộ, các công ty bên ngoài đều là những hỗ trợ đắc lực cho người sử dụng.
- Chất lượng: Các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle để cho ra một sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng.
- Sự tự do: Người sử dụng có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là “nô lệ” của phần mềm.
- Hỗ trợ toàn cầu: Moodle có một cộng đồng toàn cầu rộng lớn. - Moodle có thể tải về và sử dụng miễn phí.
- Cơ hội tham gia: Mỗi người có thể xây dựng LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng đồng toàn cầu. Nếu có chất lượng tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới.
Moodle thường được phát hành 6 tháng một lần.
- Với mô hình mở như Moodle, cho phép người sử dụng trao đổi trực tiếp với chính những người phát triển phần mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa.
* Moodle có những hoạt động chính sau:
- Quản trị trang web bao gồm các công việc: thêm "Chủ đề", thay đổi giao diện của
website, thêm các module hoạt động, thêm các gói ngôn ngữ mới.
- Quản lý người học:
+ Người học tạo tài khoản đăng nhập qua Email, được kiểm tra bởi sự chứng thực; tạo hồ sơ trực tuyến bao gồm: ảnh, mô tả cá nhân, địa chỉ Email (được bảo vệ bằng cách cho hiển thị hay không cho hiển thị).
+ GV có thể soạn thảo, thay đổi, di chuyển các hoạt động trong khóa học, kết nạp hoặc loại bỏ người học tùy theo yêu cầu.
+ Mỗi cá nhân sử dụng Moodle có thời gian biểu riêng được thay đổi cho phù hợp theo từng ngày (ví dụ: gửi thông báo, hạn nộp bài,...).
- Quản lý khóa học:
+ GV điều khiển các thiết lập cho khóa học; chọn các định dạng khóa học (theo tuần, theo chủ đề, thảo luận tập trung,...).
+ Hoạt động của khóa học rất đa dạng: Diễn đàn, kiểm tra đánh giá, tài liệu, bài khảo sát, bài tập lớn, “Chat”,...
+ Điểm của người học được quản lý, hiển thị và tải xuống dưới dạng một file. + Theo dõi, hiển thị các hoạt động của người học qua các hoạt động đã tham gia (lần truy cập cuối cùng, số lần đọc,...).
+ Thông báo, thông tin phản hồi của GV được gửi lên diễn đàn theo định dạng HTML hoặc văn bản thuần tuý.
- Bài tập lớn: GV thiết lập nội dung, hạn nộp, các chỉ dẫn, thang điểm. Người học trả bài bằng cách tải tới máy chủ ở bất kỳ định dạng file nào. Hệ thống kiểm soát thời gian nộp bài của người học. Thông tin phản hồi từ GV được thêm vào trang Bài tập lớn của mỗi người học, các thông báo được gửi qua E-mail.
- Chat cho phép tương tác giữa các văn bản đồng bộ (hỗ trợ URLs, nhúng HTML, các hình ảnh,...). Nội dung các Chat được ghi và có thể xem lại.
- Phản hồi từ người học: Thu nhận các thông tin phản hồi từ các người học, kết quả được hiển thị trực quan (bảng tổng hợp số liệu, đồ thị).
- Diễn đàn: có các kiểu diễn đàn khác nhau (diễn đàn cho GV, diễn dàn cho mọi người sử dụng, ...). GV điều hành, đánh giá, định hướng diễn đàn.
- Kiểm tra, đánh giá: GV tạo cơ sở dữ liệu câu hỏi, thiết lập bài thi (nội dung, thời gian, thang điểm, số lần thi,...). Điểm số người học được chấm tự động, lưu, tổng hợp để có điểm trung bình chung.
- Tài nguyên: được hỗ trợ hiển thị đa dạng (Word, Powerpoint, Flash, Video,...). Các
file được quản lý trên server, hoặc sử dụng các form của web (văn bản hoặc HTML). Kết nối tới những trang web ngoài khóa học.
- Khảo sát là công cụ để phân tích lớp học trực tuyến bao gồm các thông báo khảo sát, nhận thông tin phản hồi (kết quả từng người học được so sánh với giá trị trung bình của lớp) [32].
2.2.2.3. Các công cụ hỗ trợ cho LMS
LMS sử dụng mô hình webserver, đòi hỏi người dùng phải kết nối vào Internet khi làm việc. Điều này đặc biệt gây khó khăn cho người không có điều kiện online với băng thông rộng. Một số công cụ giúp người dùng có thể làm việc offline, sau đó xuất bản nội dung lên LMS khi kết nối như:
- Công cụ eXe (E-learning XHTML editor) - Công cụ Adobe Presenter [12]