9. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Khái niệm dạy học kết hợp
Học kết hợp - "Blended Learning " (BL) là một thuật ngữ xuất phát từ nghĩa của từ "Blend" tức là "pha trộn". Có nhiều định nghĩa khác nhau về học kết hợp: 1) BL: là kết hợp các phương thức giảng dạy (hoặc cung cấp các phương tiện truyền
thông) [Bersin & Associates, 2003; Orey, 2002a, 2002b; Singh & Reed, 2001; Thomson, 2002].
2) BL: là kết hợp các phương pháp giảng dạy [Driscoll, 2002; House, 2002; Rossett, 2002].
3) BL: là kết hợp hướng dẫn trực tuyến và sự hướng dẫn đối mặt [Reay, 2001; Rooney, 2003; Sands, 2002; Ward & LaBranche, 2003; Young, 2002].
4) BL: là "Sự kết hợp của các phương tiện truyền thông trong đào tạo như công nghệ, các hoạt động, và các loại sự kiện nhằm tạo ra một chương trình đào tạo tối ưu cho một đối tượng cụ thể" [Theo Alvarez (2005)].
5) BL: để chỉ các mô hình học kết hợp giữa hình thức lớp học truyền thống và các giải pháp E - learning" [Victoria L. Tinio].
Các khái niệm trên được dưa ra chủ yếu dựa trên sự kết hợp về hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp dạy học.
Từ những cách định nghĩa trên, có thể hiểu một cách đơn giản: Dạy học kết hợp là sự phối hợp nội dung, phương pháp và cách thức tổ chức dạy - học giữa các
hình thức học khác nhau nhằm tối ưu hóa thế mạnh mỗi hình thức, đảm bảo hiệu quả giáo dục đạt được là cao nhất [31].
Trong đề tài luận văn, tác giả tập trung vào thiết kế mô hình học kết hợp giữa hình thức tổ chức dạy học truyền thống và hình thức tổ chức dạy học qua mạng Internet, nhằm đưa ra một giải pháp học hiệu quả cho dạy học môn Địa lí 11 ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai.