9. Cấu trúc của luận văn
1.3.2. Các phương án dạy học kết hợp
Có nhiều phương án học kết hợp được đưa ra dựa trên nội dung, phương pháp tiến hành và đặc điểm của môn học. Việc học kết hợp được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau.
Theo một số nghiên cứu có đưa ra bốn mức độ của sự kết hợp là: Mức độ 1: Kết hợp ở mức hoạt động (Activity lever);
Mức độ 2: Kết hợp ở mức độ khóa học (Courrse lever); Mức độ 3: Kết hợp ở mức độ chương trình (Program lever); Mức độ 4: Kết hợp ở mức độ thể chế (Institutional lever);
Cách phân chia này dựa chủ yếu trên nội dung học được kết hợp.
Dựa vào các nghiên cứu và tình hình thực tế, tác giả đề xuất những kiểu kết hợp sau: 1) Kết hợp về mặt phương pháp giữa các phương pháp dạy học khác nhau đối với từng
nội dung học và môn học cụ thể;
2) Kết hợp trong một khâu hoặc trong các khâu của quá trình dạy học;
3) Kết hợp về mặt nội dung (trong một hoạt động, trong một bài, trong một chương hay cả chương trình học). Hệ thống các hình thức học kết hợp được thể hiện trong sơ đồ (xem hình 1.3)
Đối với môn Địa lí, được coi là một khoa học liên ngành, việc nghiên cứu tri thức đòi hỏi phải trải qua quan sát, tìm tòi, nhận xét, phân tích, đánh giá và so sánh thực tế. Vì vậy, việc dạy học Địa lí sẽ phát huy hiệu quả một cách toàn diện khi có sự kết hợp giữa dạy học trên lớp với dạy học qua mạng [12].
Học kết hợp
Học kết hợp Kết hợp trong các khâu của quá trình dạy học
Kết hợp trong một khâu
Kết hợp giữa các khâu với nhau
Mức độ hoạt động Kết hợp về mặt nội dung Mức độ bài học Mức độ chương học Mức độ chương trình Hình 1.2. Những hình thức dạy học kết hợp [12] 1.3.3. Các lý do lựa chọn dạy học kết hợp
Dạy học kết hợp được đánh giá là một giải pháp tốt cho giáo dục và đào tạo hiện nay. Nghiên cứu của Osguthope & Graham (2003) đã chỉ ra các lý do để lựa chọn BL là: Tính phong phú của sư phạm; tiếp cận với sự hiểu biết; sự tương tác xã hội; hướng tới cá nhân; chi phí hiệu quả; dễ dàng sửa đổi.
Tác giả Victoria L. Tinio nhận định rằng "Không phải tất cả các chương trình học đều có thể được thực hiện tốt nhất trong môi trường trang thiết bị điện tử...; căn cứ để lựa chọn hình thức đào tạo là đặc điểm của môn học, mục tiêu và kết quả học tập, tính cách của học viên và bối cảnh học tập để lựa chọn hình thức, phương pháp và phương tiện giảng dạy thích hợp nhất" [8].
Như vậy, trong học kết hợp vai trò của CNTT & TT là tất yếu. Song, đó không phải là hình thức tích hợp CNTT & TT đơn thuần vào quá trình dạy và học mà quan trọng là cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất và đem lại sự tiện lợi nhất cho cả người dạy và người học.
1.4. Hình thức tổ chức dạy học trên lớp
1.4.1. Định nghĩa
Hình thức tổ chức dạy học trên lớp mà thời gian học tập được quy định một cách xác định và ở một địa điểm riêng biệt, GV chỉ đạo hoạt động nhân thức có tính chất tập thể ổn định, có thành phần không đổi, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của từng học sinh để sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững tài liệu học tập một cách trực tiếp, cũng như làm phát triển năng lực nhận thức và giáo dục học tại lớp.
1.4.2. Đặc điểm của hình thức tổ chức dạy học trên lớp
- Lớp học có thành phần không đổi trong mỗi giai đoạn của quá trình dạy học - GV chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp, đồng thời chú ý đến những đặc điểm của
từng học sinh.
- HS nắm tài liệu một cách trực tiếp, trả lời theo sách giáo khoa, và vở ghi. - Giao tiếp thầy - trò nổi lên hàng đầu...
1.5. Mục tiêu, nội dung chương trình Địa lí lớp 11
1.5.1. Mục tiêu
Về kiến thức: Hiểu và trình bày được các kiến thức phổ thông, cơ bản về:
- Một số đặc điểm của nền kinh tế thế giới đương đại và một số vấn đề đang được nhân loại quan tâm.
- Đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế - xã hội của một số khu vực, quốc gia trên thế giới.
Về kĩ năng: Củng cố và phát triển các kỹ năng:
- Nhận xét, phân tích, quan sát, tổng hợp, so sánh các sự vật, hiện tượng địa lí, xây dựng biểu đồ, sử dụng và khai thác bản đồ, số liệu thống kê liên quan đến địa lí kinh tế - xã hội thế giới, khu vực và một số quốc gia tiêu biểu.
- Thu thập, trình bày, báo cáo các thông tin địa lí về một số khu vực hay quốc gia tiêu biểu trên thế giới.
- Vận dụng kiến thức ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp, vận dụng cấp độ cao nhất định để giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí đang diễn ra trên thế giới.
Về thái độ, hành vi:
- Có ý chí vươn lên trong học tập và cuộc sống để đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
- Có thái độ đúng đắn trước hiện tượng kinh tế - xã hội của một số quốc gia, khu vực, trên thế giới.
- Quan tâm thường xuyên, liên tục đến những vấn đề liên quan đến địa lí như dân số, môi trường.
1.5.2. Nội dung chương trình Địa lí 11
Trọng tâm của chương trình Địa lí 11 là Địa lí kinh tế - xã hội thế giới. Chương trình được chia theo các đơn vị kiến thức lớn, bám sát sách giáo khoa và gồm hai nội dung lớn:
Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới giúp HS biết được khái quát đặc điểm của nền kinh tế thế giới; các vấn đề mang tính toàn cầu; một số vấn đề của châu lục và khu vực;…
Địa lí khu vực và quốc gia giới thiệu và cung cấp kiến thức về các tổ chức kinh tế tiêu biểu như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN); các nền kinh tế tiêu biểu của thế giới như Hoa Kì, Liên Bang Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Ô-Xtrây-li-a.
Bên cạnh việc giúp HS có cái nhìn khái quát về bức tranh kinh tế - xã hội của thế giới, đặc điểm của các nền kinh tế tiêu biểu, Địa lí 11 tiếp tục củng cố và rèn luyện cho HS các kĩ năng quan trọng như đọc bản đồ, vẽ và nhận xét biểu đồ, phân tích hình ảnh, sơ đồ, nhận xét bảng số liệu,... Ngoài ra, những nội dung của chương trình Địa lí 11 sẽ giúp HS có thái độ đúng đắn trước các hiện tượng kinh tế - xã hội của một số quốc gia, khu vực, quan tâm đến những vấn đề như d1â.5n.3s.ốP, mhâôni tprhưốờincgh,.ư..ơng trình của Bộ GD&ĐT
Phân phối chương trình quy định nội dung dạy học cho từng tiết học trên cơ sở khung phân phối chương trình (chương, phần, bài học, môđun, chủ đề,...) của Bộ, trong đó đã lược bỏ những nội dung cần điều chỉnh dạy học theo công văn số: 5842/BGDĐT-VP ngày 01 tháng 9 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thời gian thực hiện kế hoạch dạy học trong năm là 37 tuần, trong đó học kì I là 19 tuần, học kì II là 18 tuần.
Phân phối chương trình là kế hoạch dạy học chung cho tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh. Riêng các trường chuyên biệt dựa vào phân phối chương trình này để lên kế hoạch dạy cho phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ của trường và được Sở GD&ĐT duyệt. Trong quá trình thực hiện cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hướng dẫn này dựa trên SGK của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam ấn hành năm 2011, nếu GV và HS sử dụng SGK của các năm khác thì cần đối chiếu với SGK năm 2011 để điều chỉnh, áp dụng cho phù hợp.
- Trong quá trình thực hiện phân phối chương trình, nếu bị mất tiết do ảnh hưởng của thời tiết, do trường tổ chức các hoạt động giáo dục chung..thì nhà trường tạo điều kiện cho GV dạy bù để đảm bảo thời điểm kết thúc học kỳ I và cuối năm theo quy định biên chế năm học của UBND tỉnh Lào Cai.
- Những trường không đủ thiết bị dạy học để tổ chức thực hành cho HS theo PPCT, thì có thể chuyển sang nội dung thực hành khác phù hợp với điều kiện của trường, hoặc thay vào đó tiết ôn tập hoặc bài tập. Thứ tự bài thực hành có thể thay đổi để phù hợp với các hoạt động giáo dục tự chủ của nhà trường.
- Đối với các nội dung được hướng dẫn là “không dạy” hoặc “đọc thêm”, những câu hỏi và bài tập không yêu cầu HS làm thì thực hiện như sau:
+ Dành thời lượng của các nội dung này cho các nội dung khác hoặc sử dụng để luyện tập, củng cố, hướng dẫn thực hành cho HS.
+ Không ra bài tập và không kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS vào những nội dung này (trừ những nội dung đã được học ở các môn học khác thì vẫn có thể sử dụng để giải quyết các vấn đề liên quan của môn học). Tuy nhiên, GV và HS vẫn có thể tham khảo các nội dung đó để có thêm sự hiểu biết cho bản thân.
- Đối với các nội dung “không bắt buộc thực hiện”: nếu trường không đủ điều kiện hoặc nội dung đó không phù hợp với tình hình của HS thì được chuyển sang các nội dung khác phù hợp hơn, các nội dung chuyển đổi phải được thông qua tổ chuyên môn và lãnh đạo trường phê duyệt.
- Phân phối chương trình áp dụng trong trường hợp học 1 buổi/ngày. Nếu trường học trên 6 buổi/tuần thì buổi học tăng cường sẽ thực hiện các nội dung: dạy
học tự chọn, ôn tập, dạy các chủ đề bám sát, các chủ đề nâng cao hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục khác.
- Ngoài các tiết dạy được quy định trong phân phối chương trình, GV kiêm nhiệm một số công việc khác hoặc tham gia các hoạt động giáo dục khác thì được tính quy ra tiết dạy theo thông tư 28/2009/TT-BGD-ĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
1.6. Nghiên cứu thực trạng ở một số trường THPT tỉnh Lào Cai
1.6.1. Đội ngũ giáo viên
Thông qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên trong việc sử dụng, khai thác máy tính cũng như mức độ hiểu biết về dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến ở trường THPT, được minh chứng thông qua phiếu tổng hợp ý kiến của 90 giáo viên (xem bảng 21.) cho thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
Bảng 1.2. Bảng điều tra khai thác, sử dụng máy tính của giáo viên
Khả năng sử dụng, khai thác máy tính GV Rất thường xuyên (%) Thường xuyên (%) Thỉnh thoảng (%) Không bao giờ Tổng cộng (%) Sử dụng phần mềm Mc- Word, Exe 77,78 22,22 100 Hiểu các thanh công cụ trên máy 66,67 33,33 100 Hiểu các lệnh trên máy 61,11 50,00 100
Tạo E-mail (hộp thư ĐT) 100,00 100
Sử dụng hộp thư (nhận, trả lời..) 100,00 100 Đăng nhập website 66,67 22,22 11,11 100 Khai thác nội dung website 55,56 44,44 0,00 100 Tham gia diễn đàn trên Internet 66,67 11,11 22,22 100 Tham gia bài tập trên Internet 77,78 11,11 11,11 100 Tham gia kiểm tra trắc nghiệm
trên Internet 66,67 22,22 11,11
100 Tham gia kiểm tra tự luận trên
Internet 55,56 38,89 5,56
100 Khai thác tài liệu trên Internet 88,89 11,11 100 Liên hệ đào tạo trực tuyến với
người dạy 66,67 22,22 11,11
100 Trao đổi giải đáp thắc mắc
(Interaction) 77,78 22,22
100 Liên hệ đào tạo trực tuyến với 66,67 33,33 100 người cùng tham gia học
Làm việc theo nhóm trên Internet 44,44 55,56 100 - Thuận lợi:
+ Thông qua phiếu khảo sát cho thấy, việc thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học trong các trường THPT trên địa bàn Tỉnh Lào Cai có nhiều thay đổi tích cực. Đặc biệt là đội ngũ GV nói chung và GV môn Địa lí nói riêng đã không ngừng được bổ sung về số lượng, chất lượng. Đội ngũ giáo viên thường xuyên khai thác và ứng dụng các phần mềm dạy học như: Power point, Violet, Lecturemaker, eXe...để thiết kế bài giảng của mình. Qua các bài giảng như vậy đã giúp HS có hứng thú, tích cực, chủ động đối với môn học Địa lí, hiểu sâu sắc hơn nội dung các bài học.
+ Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, thai thác các phương tiện hiện đại của GV vào quá trình dạy học được thường xuyên, tích cực nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đổi mới phương pháp dạy học hiệu quả.
+ 100 % GV thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở trường trung học phổ thông. Nhìn chung đội ngũ GV nói chung và GV Địa lí tại trường các trường THPT nói riêng đều có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, có chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tâm huyết, hiểu biết về công tác giáo dục HS.
- Khó khăn:
+ Việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các thiết bị hiện đại của một số GV còn chưa thành thạo, nên đôi khi còn lúng túng hoặc có tâm lí “e ngại” khi đổi mới PPDH.
+ Kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin ở một số GV còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng để đam mê và sáng tạo; thậm chí còn né tránh, tâm lý ngại khó khi phải soạn giáo án điện tử trên mềm Powerpoint, Lecture maker, eXe... và vừa phải tốn khá nhiều thời gian, công sức để cắt, ghép, chụp phim và làm chữ nổi, làm khung…
+ Hiệu quả, mức độ ứng dụng trong nhà trường và bản thân GV chưa cao, chưa rộng rãi và chưa thể trở thành một hệ thống ứng dụng đồng bộ trong môi trường giáo dục hiện nay.
+ Khả năng am hiểu và sử dụng thành thạo các phần mền là rất khó khăn do hầu hết các phần mềm này được viết bằng tiếng Anh, cho nên một số bộ phận không nhỏ GV Địa lí lại rất hạn chế về tiếng Anh.
1.6.2. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 11
1.6.2.1. Phân tích đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức
Qua nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức, tính cách của học sinh THPT nói chung và học sinh vùng núi trên địa bàn tỉnh Lào Cai nói riêng đều có ba đặc điểm tâm lý sau:
+ Nhóm thứ nhất: Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức, tính cách là: Khiêm tốn, thật thà; vị tha, khoan dung; kiên nhẫn, chịu khó; thích nghi, hòa đồng, cởi mở, vui vẻ, hoạt bát, nhận thức nhanh. Nhóm này chiếm tỉ lệ trên 55% trong tổng số HS. Đây cũng là cơ sở quan trọng để tiến hành các hình thức tổ chức dạy học mới và áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Nhờ đức tính khiêm tốn, chịu khó, ham học hỏi tìm tòi kiến thức phục vụ cho bản thân, các em HS này thường tỏ ra rất chịu khó đọc sách, nghiên cứu tài liệu cũng như luôn hoàn thành tốt công việc học tập của mình. Khi gặp những bài tập khó thường không chịu khuất phục, hay bỏ qua mà các em thường tìm đến sự chia sẻ của bạn bè và tìm đến thầy cô để tìm lời giải đáp.
+ Nhóm thứ 2: Có đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức, tính cách là, cục bộ, không hòa đồng, nhận thức chậm. Nhóm này chiếm tỉ lệ không cao, giao động từ 10% đến 14% tổng số HS. Các em HS này hay chểnh mảng học hành, sa đà vào games và các tiện ích khác trên Internet, trên điện thoại di động.
Nhóm thứ 3: Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức, tính cách là: trầm lắng, kiên định (bảo thủ); thẳng thắn; hiền lành, nhút nhát. Tỉ lệ nhóm này chiếm từ 25 đến 33% tổng số HS. Biểu hiện tâm lý, tính cách của những em HS này không ổn định, có