Phần mềm E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor

Một phần của tài liệu Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường thpt tỉnh lào cai (Trang 51 - 54)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Phần mềm E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor

E-Learning Extensible HyperText Markup Language Editor (eXe) là một công cụ giúp GV xây dựng nội dung dạy học, bài giảng, câu hỏi trắc nghiệm với nhiều định dạng khác nhau, xuất ra các trang Web độc lập hay theo các chuẩn E-Learning. Chương trình eXe là một dự án mã nguồn mở, được tài trợ bởi chính phủ New Zealand, một số trường đại học và một cộng đồng người dùng toàn cầu. Web là một môi trường giáo dục thuận lợi vì nó mang lại cho người dạy và người học các khả năng tương tác. Tuy nhiên, tình hình thực tế là không nhiều GV có đủ các kỹ năng tự thiết kế các trang Web, do đó phụ thuộc nhiều vào các kỹ thuật viên và những nhà phát triển Web nếu muốn đưa nội dung giảng dạy lên mạng. Chương trình eXe ra đời đã khắc phục được một số khó khăn và đạt được một số ưu thế nhất định khi triển khai, ứng dụng như:

- eXe là công cụ soạn thảo trên nền tảng Web, hỗ trợ cho GV trong việc thiết kế, phát triển và xuất bản tài liệu học tập, giảng dạy mà không cần có kiến thức về HTML, XML hay các ứng dụng xuất bản Web phức tạp. eXe nhắm đến việc cung cấp một công cụ trực quan, dễ sử dụng, cho phép GV xuất bản các trang web chuyên nghiệp để dạy học. Do đó, khuyến khích GV tích cực soạn giảng và xuất bản bài giảng lên Internet.

- eXe là một công cụ soạn thảo và đóng gói theo các tiêu chuẩn của E-learning, có khả năng import vào bất cứ LMS nào. eXe cho phép người sử dụng làm việc khi Offline, chứ không nhất thiết phải kết nối vào Internet và đồng thời, cho phép người soạn thảo hình dung rõ nội dung bài giảng sẽ được thể hiện như thế nào trên các trình duyệt ngay trong lúc soạn thảo.

- Đặc điểm vượt trội của chương trình là nội dung bài dạy có thể đưa trực tiếp lên mạng để HS có thể thao tác trực tiếp với bài dạy trên mạng hoặc tải các bài dạy, tư liệu kèm theo để học tập, nghiên cứu, tự kiểm tra tại nhà trên máy tính mà không

cần có sự can thiệp trực tiếp của GV. Bài dạy có thể kèm theo hình ảnh (jpg), phim (swf, flv), âm thanh (mp3, wma), liên kết với website khác lúc online để minh họa cho nội dung bài dạy.

- Trong môi trường eXe, các tác giả đã xây dựng nhiều iDevices theo cấu trúc nội dung của bài học. Như vậy, GV có thể sử dụng một số iDevices để thiết kế bài giảng theo ý tưởng của mình. Ngoài ra, nếu các iDevice có sẵn chưa đủ đáp ứng yêu cầu sử dụng, eXe cho phép chúng ta có thể tự xây dựng thêm các iDevice khác. Trên mỗi iDevice cũng có sẵn những dòng tip hỗ trợ, chỉ dẫn việc sử dụng các iDevice để dạy học. Tổng quan về các công cụ của eXe Hình 1: Giao diện phần mềm eXe Với eXe, người dùng có thể phát triển một cấu trúc bài học phù hợp với nhu cầu truyền đạt kiến thức và thực sự linh hoạt, có thể cập nhật dễ dàng. Khung Outline của chương trình cho phép thiết kế cấu trúc chung của bài học theo nhiều cấp tiêu đề. Cấu trúc này có thể được xác lập trước hoặc trong khi soạn thảo nội dung, khung iDevice (công cụ giảng dạy) chứa các thành phần mô tả nội dung giáo dục. Chẳng hạn: thành phần giới thiệu bài, thành phần hình ảnh minh hoạ, thành phần hỏi đáp trắc nghiệm,… Nội dung bài học được xây dựng trên cơ sở chọn thành phần iDevice tương ứng và đưa tài nguyên thông tin vào thành phần (xem bảng 2.1) [31].

Cộng đồng sử dụng eXe cũng là một nguồn quan trọng phát triển các thành phần, iDevice dựa trên các kinh nghiệm sư phạm được kiểm chứng rộng rãi. Ngoài ra còn có bộ soạn thảo iDevice Editor giúp cho người dùng có thể tạo ra các thành phần cho riêng mình. Trước khi xuất bản lên mạng, chương trình eXe cũng cho phép chọn nhiều kiểu định dạng thiết kế sẵn (template). Các định dạng này có thể được thay đổi dễ dàng bằng các công cụ biên tập. Chức năng Export của chương trình cho phép đóng gói và xuất bản bài giảng dưới 2 dạng: dạng một tập hợp các trang Web trong một website hay dạng gói nội dung SCORM từ đó có thể đưa vào các hệ thống quản lý học tập (LMS) khác nhau (xem hình 2.1).

Bảng 2.1. Danh sách iDevice trong eXe [17]

Activity Các hoạt động xảy ra trong quá trình học

Atchment Đính kèm một file vào nội dung học tập

Case Study Một câu chuyện có liên quan đến nội dung học tập, qua đó

có thể đưa vào các câu hỏi thảo luận và rút ra các kết luận. Cloze Activity Các câu hỏi điền khuyết hỗ trợ người học nắm được nội

dung bài học

External Website Đưa một trang web vào nội dung học tập, qua đó người học có thể duyệt nội dung của website ngay trong bài học mà không cần mở cửa sổ khác.

Flash Movie Đưa một đoạn film flash (*.flv) vào nội dung tài liệu Flash with text Đưa một file hoạt hình flash (*.swf) và văn bản mô tả (nếu

cần) vào nội dung tài liệu

Free Text Nhập văn bản đơn thuần vào nội dung tài liệu

Image Gallery Nhập một thư viện ảnh vào nội dung tài liệu

Image Magnifier Cho phép xem phóng đại một ảnh được chèn vào.

Image with text Chèn một ảnh và văn bản (nếu cần) vào tài liệu Multi choice question Câu hỏi đa lựa chọn

MP3 Chèn một file âm thanh theo định dạng MP3

Objective Nhập nội dung là mục tiêu, mục đích của quá trình học

Preknowlege Các kiến thức cần có để có thể tham gia khoá học

Reading Activity Một thu gọn của Case study với một hoạt động

Reflection Cho phép đưa vào các câu hỏi phản chiếu

Scorm Quiz Câu hỏi đa lựa chọn theo Chuẩn SCORM

True - False Question Các câu hỏi đúng sai

Wikipedia Article Đưa vào các nội dung của bộ từ điển bách khoa trực tuyến Wikipedia

Hình 2.2 Giao diện sử dụng của phần mềm eXe [28]

Một phần của tài liệu Dạy học trên lớp kết hợp với đào tạo trực tuyến môn địa lí lớp 11 ở một số trường thpt tỉnh lào cai (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w