Những nghiên cứu về sự tác động của nhiều yếu tố đến động lực làm việc của giáo viên có thể đề cập đến các tác giả như, nghiên cứu của Paul Bennell (2004), Teresa Kemunto Nyakundi (2012). Dưới đây là nghiên cứu của các tác giả:
Nghiên cứu của Teresa Kemunto Nyakundi (2012) [29] với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của giáo viên các trường Trung học Cơ sở công lập tại thị trấn phía Tây Thika, huyện Kiambu”. Nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát 126 đối tượng gồm 112 giáo viên và 14 hiệu trưởng từ 16 trường Trung học Cơ sở công lập. Kết quả nghiên cứu đã khám phá bốn yếu tố liên quan đến động lực làm việc của giáo viên được xác định là: Tiền lương, thưởng, phúc lợi; Bản chất công việc; Điều kiện, môi trường làm việc; Đào tạo và thăng tiến.
Hình 2.4. Mô hình động lực làm việc theo quan điểm của Teresa Kemunto Nyakundi (2012)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020 Paul Bennell and Kwame Akyeampong (2007) [24], Teacher Motivation in Sub-Saharan Africa and South Asia., đã tiến hành nghiên cứu về động lực nhà giáo ở Châu Á và Tiểu Sahara. Kết quả cho thấy rằng động lực nhà giáo chịu ảnh hưởng bởi tám yếu tố, trong đó động lực về tiền lương chiếm vị trí chủ đạo đối với giáo
viên ở các nước thu nhập thấp; nơi mà tiền lương cùng các lợi ích vật chất khác không đủ đáp ứng nổi nhu cầu cơ bản của cá nhân và gia đình họ. Ngoài tiền lương còn có bảy yếu tố khác mà hai tác giả này đã đề xuất gồm Trách nhiệm; Chính sách nhân sự; An toàn nghề nghiệp; Cơ hội thăng tiến; Địa vị xã hội; Năng lực, khả năng; Điều kiện làm việc; Chính sách Nhà nước.
Hình 2.5. Mô hình động lực làm việc theo quan điểm của Paul Bennell and Kwame Akyeampong (2007)
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020