Giả thuyết và Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 53 - 55)

Thông qua việc tham khảo dữ liệu thông tin về nhà trường và các nghiên cứu liên quan phù hợp, tác giả biện luận để hình thành giả thuyết, thang đo và mô hình nghiên cứu.

Dựa vào cơ sở lý thuyết, tài liệu nghiên cứu, tư duy logic, tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu gồm 4 nhân tố độc lập: Cơ chế chính sách (các chủ trương, chính

sách của Nhà nước và địa phương); Nhân tố bên ngoài (gồm lực lượng xã hội và gia đình); Nhân tố bên trong (thuộc về Nhà trường); Nhân tố nội tại bản thân của viên chức và người lao động. Tác giả kế thừa 13 nhân tố tạo động lực làm việc đã được tổng hợp từ các mô hình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước và đưa vào 4 nhân tố độc lập. Trong đó các biến: Chính sách Nhà nước; Chính sách nhân sự; Địa vị xã hội; Trách nhiệm; Năng lực, khả năng được lấy từ mô hình nghiên cứu của Bennell and Akyeampong (2007). Các biến: Lương thưởng và phúc lợi; Đào tạo và thăng tiến; Điều kiện, môi trường làm việc; Bản chất công việc được lấy từ mô hình nghiên cứu của Nyakundi (2012). Biến: Sự hứng thú trong công việc được lấy từ mô hình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Anh Thư (2016). Biến: Khen thưởng và công nhận được lấy từ mô hình nghiên cứu của Nguyễn Anh Đức (2019).

Dựa trên việc xem xét định nghĩa của các nhân tố đó và các nghiên cứu trước có liên quan, cũng như tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các chuyên viên nhà trường, tác giả đề xuất sửa đổi 2 biến quan sát bằng cách sắp xếp các biến quan sát có đặc điểm tương đồng với nhau chung vào 1 biến để tránh gây trùng lắp; và bổ sung thêm 3 biến mới cho phù hợp với đặc thù của Trường Tiểu học Thắng Nhì.

Các biến “Đồng nghiệp”, “Cấp trên” (Nguyễn Văn Dũng (2015)) được điều chỉnh thành “Mối quan hệ trong công việc” vì mối quan hệ trong công việc bao gồm các mối quan hệ giữa cấp trên với giáo viên, nhân viên; giữa các đồng nghiệp với nhau tại nơi làm việc.

Biến “Chính sách địa phương” được bổ sung vào nghiên cứu này vì chế độ, chính sách tại địa phương cũng là một trong những mối quan tâm hàng đầu, gắn liền với quyền lợi thiết thực của viên chức và người lao động.

Biến “Đam mê nghề nghiệp” được bổ sung vào nghiên cứu này vì nghề giáo không chỉ là nghề nghiệp, đó còn là sự đam mê. Tuy rằng mặt bằng thu nhập của nghề giáo không cao so với nhiều ngành nghề khác; và cũng chịu áp lực từ rất nhiều

phía nhưng các giáo viên, nhân viên và người lao động vẫn chọn nghề này, vẫn gắn bó với nghề này vì yêu thích và đam mê.

Biến “Phụ huynh học sinh” bao gồm “Thái độ của phụ huynh” và “Mối quan hệ với phụ huynh” được bổ sung vào nghiên cứu này vì sự hợp tác, hành vi ứng xử của phụ huynh ảnh hưởng đáng kể đến động lực hoạt động nghề nghiệp của các viên chức và người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 53 - 55)