5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu
Luận văn đã có những đóng góp nhất định về mặt lý luận, phần nào đó giúp cho tác giả hiểu rõ hơn về các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của các viên chức, người lao động trong đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập bậc tiểu học. Đồng thời đóng góp về mặt thực tiễn trong việc giúp cho các cán bộ quản lý nhà trường thấy được mối quan hệ giữa các thành phần trong động lực làm việc cũng như mức độ ảnh hưởng của những nhân tố này đến động lực làm việc của các giáo viên, công nhân viên tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Từ đó Nhà trường có những định hướng phát triển cho những nhân tố có sự ảnh hưởng sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn vẫn còn không ít những hạn chế cần phải khắc phục, cụ thể:
Các thang đo, các khái niệm và các nhân tố động lực làm việc trong nghiên cứu tác giả chỉ dựa vào lý thuyết đã có để xây dựng nên nội dung các nhân tố ảnh hưởng còn chung chung, chưa cụ thể.
Nghiên cứu được thực hiện với các đối tượng là giáo viên, nhân viên tại trường tiểu học Thắng Nhì nên kết quả nghiên cứu chỉ có giá trị thực tiễn đối với cơ sở giáo dục này. Và mang giá trị tham khảo đối với các trường tiểu học công lập khác trên địa bàn thành phố Vũng Tàu.
Do hạn chế về tổng số giáo viên, nhân viên của Nhà trường chỉ có 132 người nên việc nghiên cứu chỉ được thực hiện với số lượng mẫu khá ít. Vì vậy luận văn không đủ để tiến hành kiểm định sự khác biệt về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác; và chưa phản ánh hoàn toàn chính xác các nhân tố ảnh hưởng tới động lực làm việc của họ.
Kết quả phân tích hồi quy R2 hiệu chỉnh = 0.379, cho thấy mô hình chỉ giải thích được 37,9% sự biến thiên của 4 biến độc lập. Do đó, còn những nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến động lực làm việc chưa được nghiên cứu trong mô hình này. Đây chính là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.
Chưa lấy ý kiến cụ thể từ chính những đề xuất của các viên chức và người lao động về những kiến nghị đối với cán bộ quản lý nhà trường nhằm tạo ra động lực làm việc cho các cán bộ giáo viên, công nhân viên của nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh.
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo
Để kết quả nghiên cứu về động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì được chính xác hơn thì các nghiên cứu tiếp theo cần theo các hướng sau đây:
Bổ sung thêm các biến khác ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động vào mô hình nghiên cứu để có thể xác định, đánh giá chính xác hơn. Đây có thể xem là một hướng mới nữa cho các nghiên cứu tiếp theo.
Lấy ý kiến cụ thể của các viên chức và người lao động về những kiến nghị đối với lãnh đạo nhà trường nhằm tạo ra động lực làm việc.
Tăng thêm kích thước mẫu và tiến hành đo lường trên phạm vi lớn hơn, có thể là các trường tiểu học công lập trên toàn địa bàn thành phố Vũng Tàu nhằm cải thiện và khắc phục những hạn chế còn tồn đọng ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
[1]Nguyễn Văn Dũng (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc
của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau. Luận
văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, thành phố Hồ Chí Minh.
[2]Nguyễn Vân Điềm & Nguyễn Ngọc Quân (2007). Giáo trình quản trị
nguồn nhân lực. NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
[3]Nguyễn Anh Đức (2019). “Các yếu tố tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban nhân dân thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước” [online],
Industry and Trade Magazine, February 2020, viewed 15 August 2020,
from:<.http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cac-yeu-to-tao-dong-luc-lam-viec-cho-c an-bo-cong-chuc-vien-chuc-uy-ban-nhan-dan-thi-xa-binh-long-tinh-binh-phuoc-691 86.htm >
[4]Trần Thị Xuân Mai (2015). Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà
Ôn, tỉnh Vĩnh Long. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính - Marketing,
thành phố Hồ Chí Minh.
[5]Nguyễn Hoàng Anh Thư, (2016). Các yếu tố tạo động lực làm việc của đội ngũ giáo viên ở các Trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành
phố Buôn Ma Thuột. Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Quốc tế
Hồng Bàng, thành phố Hồ Chí Minh.
[6]Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 của Quốc hội được ban hành vào ngày 18/6/2012, có hiệu lực từ ngày 1/5/2013.
[7]Luật viên chức số: 58/2010/QH12 Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.
[8]Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục và các văn bản hiện hành mới nhất (đã được sửa đổi, bổ sung 2009), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[9]Từ điển Tiếng Việt (1998), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[10] Thông tư Số: 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/07/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về việc Hướng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập, có hiệu lực kể từ ngày 28/08/2017.
[11] Thông tư số 22/2004/TT-BGDĐT ngày 28/07/2004 về việc hướng dẫn loại hình giáo viên, cán bộ, nhân viên ở các trường phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
[12] Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về Điều lệ Trường Tiểu học, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
[13] Thông tư số: 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012, Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên do bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo ban hành, có hiệu lực ngày 06/01/2013.
[14] Viện Ngôn ngữ học (2004), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
[15] Adams, J.S. (1965), Inequity in social exchange, In L. Berkowitz (ed.), Advances in experimental social psychology, New York: Academic Press, USA.
[16] Bolton, S. (2010). Career motivation theory: Generational differences
and their impact on organizations. (Doctoral dissertation, Walden University, 2010)
[17] Guay, F et al., (2010) “Intrinsic, identified, and controlled types of motivation for school subjects in young elementary school children”. British
Journal of Educational Psychology, 80(4), 711-735, 29 pp 712
[18] Hair, Joseph F., et al. Multivariate Data Analysis: A Global
Perspective. 7th ed. Upper Saddle River: Prentice Hall, 2009
[19] Herzberg.F., Mausned & Snyderman, B.B (1959), The motivation of Word, 2nded., John Wiley and Sound New York, New York.
[20] Higgins, J. M. 1994. The management challenge. 2nd ed. New York: Macmillan.
[21] Maier & Lawler 1973. Motivation in work organizations. Belmont, Calif: Brooks/Cole, 61-88.
[22] Maslow, A. (1954), Motivation and Persionality, Harper and Row, New York.
[23] Mitchell, T. R, Terrence R., Cummings, L. L & Staw, B. M (1997), “Matching motivation strategies with organizational contexts. In Research in organizational behavior”, 19, 57–149, CT: JAI Press, Greenwich.
[24] Paul Bennell and Kwame Akyeampong (2007), Teacher Motivation in
Sub-Saharan Africa and South Asia.
[25] Pinder, C. C. (1998), Work Motivation in Organizational Behavior, Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall.
[26] Robbins, S.P and Judge, T.A (2011), Organizational Behavior, (14th ed), Pearson.
[27] Skinner, B.F. (1953), Reinforcement theories.
[28] Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (1996). Using multivariate statistics
[29] Teresa Kemunto Nyakundi (2012), Factors affecting teacher motivation in public secondary schools in Thika West District, Kiambu County.
Dissertation (Master), Department of Educational Management, Policy and Curriculum Studies, Kenyatta University Nairobi-Kenya.
PHỤ LỤC 1. DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Thành phần tham dự: 01 giảng viên hướng dẫn và 06 chuyên viên tại Trường Tiểu học Thắng Nhì.
Mục đích: bổ sung, điều chỉnh các nhân tố và các biến quan sát để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động.
Đối tượng khảo sát: Đội ngũ viên chức và người lao động là giáo viên, nhân viên tại trường tiểu học Thắng Nhì.
A. Giới thiệu
Kính chào Quý Thầy/Cô,
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô đã dành thời gian tham gia buổi thảo luận về đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu”. Thảo luận này rất quan trọng trong việc cung cấp định hướng đúng cho nghiên cứu định lượng tiếp theo của đề tài nghiên cứu này, góp phần tìm hiểu thực trạng về công tác tạo động lực làm việc của nhà trường hiện nay. Tất cả những ý kiến của Quý Thầy/Cô đều đóng góp vào sự thành công của đề tài này.Rất mong nhận được sự đóng góp, thảo luận nhiệt tình của Quý Thầy/Cô.
B. Thảo luận
Câu 1: Xin Quý Thầy/Cô cho biết mức độ phù hợp của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì theo các tiêu chí sau đây? (Quý Thầy/Cô vui lòng đánh dấu “X” hoặc “√” ở từng phát biểu để thể hiện sự lựa chọn)
Câu 2: Theo Quý Thầy/Cô cần phải bổ sung hay điều chỉnh tiêu chí nào với các tiêu chí đã được liệt kê dưới đây về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì?
STT Nhân tố và tiêu chí Phù hợp Không phù hợp 1. Cơ chế chính sách
01
Chính sách Nhà nước: cụ thể, tính khả thi cao, có lộ trình liên quan và công bằng đến từng giáo viên, nhân viên
02
Chính sách địa phương: thực hiện đổi mới từ nhận thức đến hành động cụ thể thông qua những cơ chế, chính sách thiết thực và giải pháp thực hiện khả thi hơn
03
Chính sách nhân sự của nhà trường: đúng đối tượng, đúng chuyên môn, đúng việc; đảm bảo quyền lợi của đội ngũ
Bổ sung / điều chỉnh tiêu chí nào?
………
2. Nhân tố bên ngoài gồm lực lượng xã hội, phụ huynh học sinh 01 Địa vị xã hội: Sự tôn trọng, tin tưởng của xã hội đối
với nghề giáo
02 Thái độ của phụ huynh: Phụ huynh tôn trọng, cư xử đúng mực
03 Mối quan hệ với phụ huynh: Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp, tích cực với phụ huynh
Bổ sung / điều chỉnh tiêu chí nào?
………
3. Nhân tố bên trong thuộc về nhà trường 01
Lương, thưởng và phúc lợi: Lương đáp ứng được nhu cầu sống cơ bản; các khoản thưởng, phụ cấp, phúc lợi thỏa đáng, đa dạng, hấp dẫn
02
Đào tạo và thăng tiến: Tham gia các khóa đào tạo để bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm; nâng chuẩn trình độ hoặc thăng hạng chức danh nghề nghiệp
03
Mối quan hệ trong công việc: Xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo, đồng nghiệp và học sinh
04
Khen thưởng và công nhận: Được công nhận xứng đáng những thành tích đóng góp trong công việc; hình thức khen thưởng phong phú; đánh giá thi đua, khen thưởng kịp thời, dân chủ
05 Điều kiện, môi trường làm việc: Được cung cấp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện hỗ
trợ dạy học, làm việc; và bầu không khí làm việc thoải mái, vui vẻ
06
Bản chất công việc: Công việc ổn định; được quyền chủ động trong công việc; được bố trí công việc phù hợp tương ứng với năng lực, chuyên môn
Bổ sung / điều chỉnh tiêu chí nào?
………
4. Nhân tố nội tại bản thân của viên chức và người lao động 01
Trách nhiệm: Có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với chất lượng giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ
02
Năng lực, khả năng: Đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ trong công việc; tiếp cận nhanh với sự đổi mới của chương trình giáo dục
03 Sự hứng thú trong công việc: Thấy được niềm vui, ý nghĩa, sự tự hào trong công việc
Đam mê nghề nghiệp: Yêu nghề, yêu trẻ em; nỗ lực, cố gắng vượt qua giới hạn của bản thân
Bổ sung / điều chỉnh tiêu chí nào?
………
Động lực làm việc
01 Gắn bó lâu dài với nhà trường
02 Đánh giá cao các chính sách động viên, khuyến khích
03 Những nỗ lực, đóng góp của bản thân góp phần hoàn thành mục tiêu của nhà trường
Bổ sung / điều chỉnh tiêu chí nào?
………
Chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô đã dành thời gian tham gia buổi thảo luận và cung cấp những ý kiến phản hồi quý giá!
KẾT QUẢ THẢO LUẬN NHÓM
Kết quả hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu
Kết quả thảo luận nhóm cho thấy mô hình nghiên cứu về động lực làm việc được cho là phù hợp để tìm hiểu và đánh giá khá đầy đủ các tiêu chí về động lực làm việc
của giáo viên, nhân viên.
Kết quả hiệu chỉnh thang đo
Thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động tại Trường Tiểu học Thắng Nhì được xây dựng dựa trên thang đo của Bennell and Akyeampong (2007), Nyakundi (2012), Nguyễn Hoàng Anh Thư (2016), Nguyễn Anh Đức (2019), (Nguyễn Văn Dũng (2015). Qua ý kiến phản hồi của các chuyên viên, tác giả đã chỉnh sửa một số câu từ và làm rõ nghĩa một số phát biểu của các thang đo như sau:
PHỤ LỤC 2. DANH SÁCH THẢO LUẬN NHÓM
STT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác
1 TS. Nguyễn Vân Anh Phó trưởng ban Kinh tế - Ngân sách
Hội đồng nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
2 Đỗ Thị Yên Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Thắng Nhì
3 Cao Thị Thảo Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Thắng Nhì
4 Nguyễn Thị Tú Anh Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học
Thắng Nhì 5 Nguyễn Thị Thanh Thảo Tổ trưởng tổ
chuyên môn
Trường Tiểu học Thắng Nhì 6 Phan Thị Thu Hiền Tổ trưởng tổ bộ môn Trường Tiểu học
Thắng Nhì 7 Hoàng Thị Bích Tổ trưởng tổ văn phòng Trường Tiểu học
Thắng Nhì Nguồn: tổng hợp của tác giả
PHỤ LỤC 3. BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT PHIẾU KHẢO SÁT
Kính chào Quý Thầy/Cô,
Tôi tên là Thái Thị Thùy Dương, hiện đang là học viên cao học khóa 07, chuyên ngành Quản trị kinh doanh của Khoa Sau đại học, Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hiện tại, tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học với chủ đề “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học Thắng Nhì, thành phố Vũng Tàu” và mong muốn tìm hiểu thực tiễn vấn đề để phục vụ cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Kính mong Quý Thầy/Cô dành chút thời gian quý báu điền thông tin vào một số câu hỏi dưới đây. Việc tham gia trả lời bảng câu hỏi này của Quý Thầy/Cô có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu và thành công của đề tài nên tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ từ phía Quý Thầy/Cô. Tất cả các ý kiến đóng góp của Quý Thầy/Cô sẽ được ghi nhận, bảo mật và sử dụng cho mục đích nghiên cứu.
Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ qua email: thuyduongthai1992@gmail.com
Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy/Cô đã nhận lời hợp tác!
PHẦN I: THÔNG TIN CÁ NHÂN
Quý Thầy/Cô vui lòng đánh dấu “X” hoặc “√” vào một số thông tin dưới đây để phục vụ cho việc phân loại và trình bày các dữ liệu bảng kê.
Giới tính: Nam Nữ
Độ tuổi: 20 – 30 31 – 40 41 – 50 Trên 50
Trình độ học vấn: Dưới Trung cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Chức danh, vị trí công việc: Giáo viên Nhân viên
Thăm niên công tác: Dưới 5 năm Từ 5 - 15 năm Trên 15 năm
PHẦN II: NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG
Quý Thầy/Cô vui lòng đánh dấu “X” hoặc “√” vào ô tương ứng với mức độ đồng ý của bản thân đối với mỗi phát biểu trong bảng bên dưới theo quy ước sau