Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 72 - 73)

Khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua thu thập số liệu sơ cấp là phỏng vấn trực tiếp 132 thành viên bao gồm viên chức và người lao động đang làm việc tại Trường Tiểu học Thắng Nhì. Mỗi cá nhân được phỏng vấn trả lời trực tiếp câu hỏi dựa theo bảng câu hỏi đã được thiết kế sẵn theo thang điểm Likert từ 1 đến 5. Dữ liệu thu thập xong được mã hóa và nhập liệu, kiểm tra và làm sạch, sau đó đưa vào phân tích số liệu thông qua việc sử dụng phần mềm SPSS 20.0. Các công cụ để phân tích dữ liệu bao gồm thống kê mô tả; kiểm định Cronbach’s Alpha; phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis); phân tích tương quan Pearson; phân tích hồi quy tuyến tính đa biến (Regression analysis). Thống kê mô tả các thông tin mẫu và tỉ lệ phần trăm. Kiểm định độ tin cậy của thang đo có được từ kết quả nghiên cứu định tính thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, các biến không phù hợp sẽ bị loại và khi hệ số Cronbach’s Alpha đạt yêu cầu, thang đo sẽ được chấp nhận. Tiếp theo, kiểm định sự hội tụ và phân biệt của các biến thành phần thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo, phân tích tương quan Pearson được tiến hành để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Cuối cùng, phân tích hồi quy tuyến tính được thực hiện để kiểm định mô hình lý thuyết, qua đó xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến động lực làm việc rút ra được từ phân tích nhân tố khám phá. Kết quả phân tích dữ liệu là cơ sở để đề xuất hàm ý quản trị

để lượng hóa tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của viên chức và người lao động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 72 - 73)