Một số nghiên cứu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 48 - 53)

Tại Việt Nam, tuy chưa có nhiều công trình nghiên cứu nào về động lực làm việc của đội ngũ viên chức, người lao động trong các trường tiểu học nhưng những đề tài nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của cán bộ viên chức, người lao động trong các tổ chức Nhà nước đã được nhiều tác giả nghiên cứu công bố trên các tạp chí chuyên ngành uy tín, sách, báo, … Một số các nghiên cứu liên quan tiêu biểu được trình bày bên dưới.

Nguyễn Văn Dũng (2019) [1] với nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên trong ngành giáo dục ở huyện Phú Tân,

tỉnh Cà Mau”. Đề tài này sử dụng mô hình nghiên cứu với sáu nhân tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến động lực làm việc của giáo viên theo thứ tự ảnh hưởng từ ảnh hưởng mạnh nhất đến ảnh hưởng thấp nhất gồm có: (1) Tuyển dụng và đào tạo thăng tiến; (2) Đồng nghiệp; (3) Đánh giá, ghi nhận sự đóng góp; (4) Cấp trên; (5) Phúc lợi; (6) Thu nhập. Các kết quả nghiên cứu này có thể giúp cho các nhà quản lý giáo dục trên địa bàn huyện Phú Tân hiểu rõ hơn về đội ngũ giáo viên của mình, đồng thời đề ra các chính sách phù hợp nhằm nâng cao động lực giảng dạy và gắn bó với nghề giáo hơn.

Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Văn Dũng (2019)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020 Nguyễn Hoàng Anh Thư (2016) [5] thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tạo động lực làm việc của đội ngũ giáo viên ở các Trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột". Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra động lực

làm việc của đội ngũ giáo viên tại các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột chịu tác động của tám nhóm yếu tố. Trong đó, yếu tố Lương thưởng và phúc lợi có tác động nhiều nhất đến động lực làm việc của đội ngũ giáo viên; tiếp theo lần lượt các yếu tố sau: yếu tố Bố trí, sử dụng lao động; yếu tố Mối quan hệ với đồng nghiệp; yếu tố Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp; yếu tố Trách nhiệm; yếu tố Sự hứng thú trong công việc; yếu tố Sự công nhận đóng góp của cá nhân; cuối cùng là yếu tố Môi trường làm việc.

Hình 2.7. Mô hình động lực làm việc của Nguyễn Hoàng Anh Thư (2016) Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020 “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại Uỷ ban nhân dân huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long” được nghiên cứu bởi tác giả Trần Thị Xuân Mai (2015) [4]. Tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dựa theo mô hình nghiên cứu của Kovach (1987) và điều chỉnh cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu và đặc trưng của văn hóa Việt Nam. Nghiên cứu áp dụng phương pháp hỗn hợp, kết hợp định tính và định lượng. Qua kết quả thu thập và phân tích dữ liệu, nghiên cứu đã xác định được sáu yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại UBND huyện

Trà Ôn với mức độ giảm dần như sau: công việc ổn định, văn hóa tổ chức, lãnh đạo trực tiếp, đào tạo và phát triển, hỗ trợ từ đồng nghiệp, thu nhập.

Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu của Trần Thị Xuân Mai (2015)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020 Nghiên cứu của Nguyễn Anh Đức (2019) [3] được thực hiện với đề tài: “Các yếu tố tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức Ủy ban nhân dân thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc cho cán bộ, công chức, viên chức UBND thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước. Từ cơ sở lý thuyết, tác giả thảo luận và trao đổi với 12 chuyên gia là cán bộ công chức viên chức thị xã Bình Long; đồng thời mô hình nghiên cứu của đề tài được tác giả dựa trên sự kế thừa của mô hình nghiên cứu của Kovach (1987) và các nghiên cứu trước đó có điều chỉnh, bao gồm các yếu tố: (1) Môi trường và Điều kiện làm việc (DKLV); (2) Thu nhập và Phúc lợi (TNPL); (3) Đào tạo và Thăng tiến (DTTT); (4) Khen thưởng và Công nhận (KTCN); (5) Quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo (LDQT); (6) Vốn xã hội (VXH).

Hình 2.9. Mô hình động lực làm việc của Nguyễn Anh Đức (2019)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của đội ngũ viên chức và người lao động tại trường tiểu học thắng nhì, thành phố vũng tàu (Trang 48 - 53)