7. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
2.3.1. Thành công trong mởrộng hoạt động kinh doanh thẻ
Tại SCB CN Bình Tây, hoạt động kinh doanh thẻ là một nghiệp vụ đang được chú trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Từ trước đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh thẻ chủ yếu được tính bằng doanh số thanh toán, số lượng thẻ phát hành, lợi nhuận sau khi trừ các khoản phí thu.
Sau nhiều năm triển khai, hoạt động kinh doanh thẻ tại SCB CN Bình Tây đã có được chỗ đứng trên thị trường với những kết quả đã đạt được như sau:
Thứ nhất: Số lượng thẻ phát hành có sự tăng trưởng đều, mỗi dòng thẻ trung bình
Doanh số rút tiền mặt (tỷ VND) 296,51 582,22 1057,74 Doanh số chuyển khoản (tỷ VND) 14,08 59,98 200,12
Hinh 2.6: Tình hình giao dịch thẻ tại máy ATM của SCB Chi nhánh Bình Tây Đơn vị tính: giao dịch 1,800,000 1,600,000 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0 2019 2020 2018
■Tổng số giao dịch vấn tin ■Tổng số giao dịch TM, CK, TT
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên Báo cáo hoạt động thẻ tại SCB - Chi nhánh Bình Tây)
Số liệu cho thấy cơ cấu giao dịch bằng thẻ qua hệ thống ATM có thay đổi tích cực: giao dịch rút tiền mặt vẫn chiếm đại đa số nhưng mức tăng trưởng cao của doanh
số thanh toán hàng hóa dịch vụ thể hiện triển vọng của hệ thống ATM như một kênh thanh toán hữu hiệu cho các tầng lớp dân cư, làm cầu nối giữa nhà tiêu dùng và nhà cung ứng dịch vụ.
Việc mở rộng thẻ sẽ nhanh chóng hơn thông qua các giao dịch “bán sỉ”, ví dụ như các hợp đồng trả lương qua thẻ. Năm 2019, SCB CN Bình Tây đã có thêm 62 đơn vị hưởng lương từ ngân sách nhà nước trả qua tài khoản, nâng tổng số đơn vị hành chính sự nghiệp đã trả lương qua tài khoản là 207 đơn vị. Đây được coi là một hướng đi đúng đắn của SCB CN Bình Tây nhằm hướng tới mục tiêu chiến lược: "SCB
Vision 2022" của toàn hệ thống SCB.
Đối với dịch vụ thanh toán thẻ, mạng lưới ĐVCNT đóng một vai trò rất quan trọng. Đến 31/12/2020 mạng lưới ĐVCNT của SCB CN Bình Tây là 42 cơ sở. Đối với toàn bộ hệ thống SCB và đối với mạng lưới ĐVCNT của các ngân hàng thương
được nhu cầu thực tế của thẻ trên thị trường. Tại các cơ sở này, số các đơn vị được lắp đặt máy EDC vẫn còn quá ít, do không đủ trang bị đồng loạt nên SCB CN Bình Tây chỉ trang bị cho những đơn vị có doanh số thường xuyên và tương đối lớn như trung tâm thương mại, các siêu thị tiện lợi, siêu thị điện máy, nhà hàng và một số khách sạn..., đây là một nhược điểm để các ngân hàng khác như SCB, Sacombank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank...có thể thâm nhập vào các cơ sở chấp nhận thẻ của Chi nhánh.
Hinh 2.7: Doanh số giao dịch tại máy ATM của SCB Chi nhánh Binh Tây
Đơn vị tính: đồng 1200 1000 800 600 400 200 0
■ Doanh số rút tiền mặt (tỷ VND) ■ Doanh số chuyển khoản (tỷ VND)
■ Doanh số thanh toán (tỷ VND)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp dựa trên Báo cáo hoạt động thẻ tại SCB - Chi nhánh Bình Tây)
Thứ ba: Doanh số từ thanh toán thẻ trong gia đoạn 2018 tới năm 2020 của
cũng
có sự tăng trưởng tốt qua mỗi năm, đặc biệt là với năm 2020 tỷ lệ tăng trưởng về doanh số thẻ tín dụng đạt hơn 76%, với dòng thẻ ghi nợ quốc tế doanh số đạt hơn 63% so với cùng kỳ năm ngoái. Nó cũng thể hiện xu hướng thẻ tín dụng ngày càng được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.
Thứ tư: Tiện ích của các dòng thẻ không ngừng được nâng cao, khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ nhiều hơn cho nhiều nhu cầu đa dạng hơn. Với cam kết là Ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực công nghệ, SCB CN Bình Tây rất chú trọng việc
dụng các công nghệ hiện đại trong thanh toán, nâng cao tiện ích cho khách hàng sử dụng. Với việc triển khai các phần mềm Ngân hàng hiện đại, Chi nhánh Bình Tây đã luôn phối hợp nhịp nhàng với Trung Tâm thẻ để nâng cấp các dòng thẻ hiện đại với nhiều ưu đãi. Không chỉ sử dụng thẻ để rút tiền mặt tại các ATM hay POS như thẻ ghi nợ thông thường, khách hàng còn có thể sử dụng thẻ như một hình thức sổ tiết kiệm với việc khách hàng có thể chuyển vào hay rút tiền ra từ tài khoản tiết kiệm, hưởng lãi suất cao hơn tài khoản thanh toán thông thường với nhiều mức lãi suất bậc thang lũy tiến. Đối với khách hàng được trả lương qua tài khoản, với việc sử dụng thẻ, họ có thể sử dụng dịch vụ ứng trước tài khoản, rút lương từ tài khoản thay vì lĩnh
tiền mặt. Với những tiện ích đó, SCB CN Bình Tây hội đủ diều kiện để thu hút được nhiều khách hàng tham gia sử dụng thẻ.
2.3.2. Hạn chế trong mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ
Sau nhiều năm hoạt động, SCB CN Bình Tây đã có chiến lược dịch vụ đúng hướng nên đạt hiệu quả rõ nét trong mở rộng số lượng sản phẩm dịch vụ, tăng thu nhập, mở rộng thị phần. Giờ đây, ý thức được lợi thế so sánh của kinh doanh dịch vụ,
SCB CN Bình Tây gấp rút hoàn thiện chiến lược sản phẩm dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, tương thích với kinh tế thị trường Việt Nam cũng như thực tiễn mỗi ngân hàng để tồn tại và mở rộng. Tuy nhiên bên cạnh những mặt tích cực, kết quả đạt được
thì hoạt động phát hành và thanh toán thẻ vẫn còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh thẻ chưa cao, cụ thể như sau:
Thứ nhất, số lượng thẻ không hoạt động chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số thẻ được SCB CN Bình Tây phát hành và tỷ lệ này liên tục gia tăng qua các năm. Nguyên nhân chính là chưa phát hành thẻ đúng các đối tượng khách hàng có nhu cầu,
phát hàng thẻ miễn phí không chọn lọc và chạy theo chỉ tiêu từ SCB giao xuống.
Thứ hai, doanh số thanh toán của các loại thẻ tại các ĐVCNT còn thấp. Sự tồn tại
chủ yếu ở nhóm các đơn vị cung ứng hàng hoá, dịch vụ có giao dịch thường xuyên với người nước ngoài như: siêu thị, khách sạn, nhà hàng lớn. Bên cạnh đó, với tâm lý
thu tiền ngay, các ĐVCNT trên địa bàn thành phố chỉ chấp nhận thanh toán thẻ. Tuy nhiên còn nhiều tình trạng chủ đơn vị sẽ yêu cầu khách hàng phải chịu thêm 2% hoặc
3% trên tổng giá trị hàng hóa, điều này đã không khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ để thanh toán.