7. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
3.2.5. Mởrộng mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ
SCB CN Bình Tây cần phải tăng nhanh mạng lưới ĐVCNT vì đây là một chủ thể quan trọng trong quy trình thanh toán thẻ. Số lượng ĐVCNT cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhằm đẩy mạnh doanh số thanh toán cũng như số thẻ phát hành.
rộng mạng lưới ĐVCNT trong khi đó các ĐVCNT lại không có ý thức bảo quản máy.
Để mở rộng các ĐVCNT, điều quan trọng là Chi nhánh phải làm cho các ĐVCNT cần đến Chi nhánh. Chi nhánh nên dành cho các cơ sở này những ưu đãi trong hoạt động giao dịch với Chi nhánh như trong các hoạt động cho vay, thanh toán... Khi thấy rằng những ưu đãi này đem lại những hiệu quả thiết thực cho các ĐVCNT, các cơ sở khác cũng sẽ tự nguyện muốn tham gia vào mạng lưới này. Đối với những ĐVCNT mới, Chi nhánh vẫn tiếp tục tiến hành trang bị cho họ máy đọc thẻ nhưng không trang bị miễn phí nữa. Chi nhánh nên yêu cầu các cơ sở này đóng góp một phần kinh phí nhất định hoặc chỉ cho họ sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó cho họ thuê hoặc mua lại. Khi phải bỏ tiền ra để đầu tư dưới hình thức này, các ĐVCNT sẽ có ý thức hơn trong việc giữ gìn và bảo quản các máy móc và thúc đẩy tăng doanh số theo hình thức này để bù đắp khoản vốn đã bỏ ra. Tuy nhiên, ngay cả khi các ĐVCNT đã mua lại các máy móc này, định kì Chi nhánh vẫn nên cử người xuống các cơ sở kiểm tra và bảo dưỡng máy, sữa chữa kịp thời những hỏng hóc để tăng tuổi thọ và tạo điều kiện cho việc thanh toán tại các cơ sở được trôi chảy và thuận tiện.
Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới ĐVCNT, Chi nhánh cần thường xuyên giám sát để bảo đảm hoạt động hiệu quả cho ĐVCNT: đảm bảo việc lắp đặt các thiết bị ĐVCNT chính xác, test giao dịch sau khi lắp đặt máy, cung cấp đầy đủ các hóa đơn... Các công tác này góp phần làm khách hàng an tâm khi giao dịch thẻ, giúp tăng
tần suất và số lượng giao dịch trên từng thẻ phát hành.
Một yếu tố cũng không kém phần quan trọng là nâng cao trình độ nghiệp vụ thẻ
của nhân viên ĐVCNT, đảm bảo nhân viên ĐVCNT nắm rõ cách thức cách thức chấp
nhận thẻ, các chương trình marketing, ưu đãi dành cho chủ thẻ và cho chính ĐVCNT.
3.2.6. Kết hợp việc mở rộng các dịch vụ ngân hàng khác để mở rộng
kinh doanh
thẻ
Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện việc sử dụng thẻ là việc mở tài khoản cá nhân, sổ tiết kiêm và tai khoản vay vốn v.v... tại Chi nhánh. Vì vậy, Chi nhánh cần có những biện pháp khuyến khích để tăng số lượng khách hàng sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác tại Chi nhánh như:
- Miễn phí khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại Chi
nhánh
- Khách hàng được hưởng lãi suất không kì hạn cho các khoản dư nợ trên tài khoản
- Sángtajo và thay đổi những hình thức khuyến mãi hấp dẫn, ví dụ như gửi quà lưu niệm đối với các khách hàng thường xuyên giao dịch và có số dư bình quân trên tài khoản tiền gửi ổn định vào những ngày lễ hoặc bốc thăm may mắn dành cho các khách hàng mở tài khoản trong một khoản thời gian nhất định.
3.2.7. Tăng giá trị cộng thêm cho các giao dịch thẻ
Hiện nay, thị trường thẻ ngày càng cạnh tranh quyết liệt và việc đưa thêm tiện ích, dịch vụ khác gắn liền với thẻ thanh toán là điều cần thiết. Ngoài tiện ích thanh toán dịch vụ qua các máy EDC tại ĐVCNT, khách hàng còn có thể chuyển khoản trong cùng hệ thống, thanh toán tiền cước viễn thông, tiền nước, tiền điện, thanh toán
bảo hiểm, nộp thuế... Các dịch vụ này hiện nay đã quá quen với khách hàng sử dụng thẻ. Chính vì vậy cần tạo ra một bước đột phá trong công nghệ thẻ để tạo các giá trị cộng thêm cho giao dịch thẻ, ví dụ như:
- Tích luỹ được điểm thưởng, điểm thưởng có thể đổi lấy quà của Chi nhánh hoặc
- Mở rộng các tính năng mới cho thẻ như thẻ thấu chi tài khoản và kết nối với tài khoản ngoại tệ
3.2.8. Mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ trong thời điểm dịch covid 19 hiện nay
Hiện nay, dịch bệnh covid 19 vẫn còn diễn ra khá phức tạp nên người dân cũng hạn chế sử dụng tiền mặt hay các giao dịch trực tiếp tại ngân hàng, trừ trương hợp bắt
buộc phải có mặt tại các quầy giao dịch theo quy định. Thay vào đó, các hình thức giao dịch bằng thẻ cũng như online gia tăng. Đây cũng là cơ hội cho SCB CN Bình Tây mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ bằng các hoạt động hỗ trợ khách hàng khi mở
và sử dụng thẻ. Một số chương trình có thể áp dụng như: SCB CN Bình Tây đồng hành cùng quý khách trong mùa dịch Covid 19, trích một khoản tiền lợi nhuận từ việc
khách hàng sử dụng thẻ như một quỹ từ thiện để hỗ trợ thiết bị y tế cũng như các bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch, các bệnh nhân mắc Covid cũng như người dân có cuộc sống bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
3.3. Kiến nghị với Hội sở SCB
Hội sở SCB nên mở rộng hoạt động Marketing. Với giới hạn về các nguồn lực và phạm vi trách nhiệm bị giới hạn của một chi nhánh, SCB CN Bình Tây khó có thể
thực hiện tốt các hoạt động mở rộng kinh doanh thẻ nếu thiếu sự hỗ trợ tích cực từ Hội sở SCB. Hơn nữa, việc phát hành và quản lý thẻ do Trung tâm Thẻ đảm nhận, nên việc rút ngắn thời gian chờ đợi nhận thẻ, đơn giản các thủ tục phát hành, phản hồi và xử lý khiếu nại nhanh chóng v.v... đều phụ thuộc vào việc cải tiến các que định, qui trình liên quan tới phát hành và kinh doanh thẻ của Hội sở và Trung tâm thẻ. Các hỗ trợ cần thiết từ Hội sở và Trung tâm thẻ có thể thực hiện để giúp SCB CN
Bình Tây mở rộng kinh doanh thẻ bao gồm:
- Cung cấp dịch vụ cho các phân đoạn thị trường: giáo dục, y tế, giao thông;
về quảng bá sản phẩm
- Tăng cường mở rộng các kênh quảng bá: phương tiện thông tin đại chúng, kênh điện tử, kênh nội bộ, mạng xã hội...
- Xây dựng hệ thống chấm điểm đối với việc duy trì chủ thẻ, duy trì chương trình điểm thưởng dành cho các chủ thẻ VIP.
- Đẩy mạnh các chương trình thanh toán thẻ nội địa trực tuyến internet.
- Sản xuất các vật phẩm quảng bá đặt tại ĐVCNT để chủ thẻ dễ dàng nhận biết việc thanh toán thẻ.
về chăm sóc khách hàng
- Cải tiến thủ tục qui trình cấp thẻ, quy trình xử lý khiếu nại nhanh chóng, gọn nhe và có tính cạnh tranh hơn
- Tiếp tục các chương trình điểm thưởng cho các ĐVCNT nhằm giữ được các ĐVCNT lớn có doanh số thanh toán thẻ cao
về tăng cường nguồn nhân lực
- Cho phép chi nhánh chủ động chọn lọc và tuyển dụng đội ngũ kinh doanh thẻ dưới nhiều hình thức đa dạng như cộng tác viên, đại lý kinh doanh thẻ v.v... - Tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo về nghiệp vụ thẻ, các kỹ năng mềm
v.v...
về Phuong pháp quản lý kinh doanh
- Cho chi nhánh một số quyền chủ động trong công tác kinh doanh thẻ
- Đưa ra các chỉ tiêu, KPIs mang tính thách thức và khuyến khích để đội ngũ kinh doanh thẻ tích cực tiếp cận khách hàng, mở rộng thị trường thẻ hơn là mở
thẻ ào ạt kiểu đối phó chỉ tiêu như hiện nay, ví dụ như: thưởng theo tỉ lệ thẻ hoạt động, theo tỉ lệ lợi nhuận từ thẻ v.v.
- Ngoài ra, SCB cần chú ý hơn nữa đến các chế độ ưu đãi cho các chủ thẻ tuỳ theo hạn mức thẻ mà chủ thẻ sử dụng: các dịch vụ hướng dẫn sử dụng thẻ, giảm tỷ lệ tài sản thế chấp đang ở mức quá cao hiện nay (125%)... điều này sẽ kích thích các chủ thẻ tiêu dùng thẻ ở hạn mức cao hơn.
Như vậy SCB Hội sở cần mở rộng các sản phâm thẻ, quảng bá sản phâm, chăm sóc khách hàng cũng như chủ động hơn trong phương pháp quản lý kinh doanh.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Chương 3 của khóa luận nêu ra định hướng của SCB CN Bình Tây trong hoạt động kinh doanh thẻ trong đó bao gồm các mục tiêu chính như là đẩy mạnh công tác phát hành thẻ về số lượng cũng như chất lượng, đa dạng hoá thêm các loại hình thẻ liên kết với các tổ chức - công ty trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, trong chương 3 tác giả đề xuất các giải pháp để hoạt động kinh doanh thẻ tại SCB CN Bình Tây mở rộng hơn như là các hoạt động về đào tạo và mở rộng nguồn nhân lực trong mảng thẻ,
gia tăng thêm các tiện ích - dịch vụ cho thẻ, đẩy việc marketing và mở rộng các mạng
lưới hoạt động. Với các đề xuất cho SCB CN Bình Tây cũng như các kiến nghị cho SCB Hội sở, tác giả mong muốn hoạt động kinh doanh thẻ tại SCB ngày càng được
KẾT LUẬN
Khóa luận phân tích, đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ của SCB CN Bình Tây trong thời gian từ 2018-2020. Với phương pháp nghiên cứu như thống kế, phân kết quả hoạt động kinh doanh thẻ tại SCB CN Bình Tây. Từ đó đưa ra đề xuất một số
giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ, chỉ ra những yếu tố thành công chủ chốt và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt hoạt động kinh doanh
thẻ tại SCB CN Bình Tây.
Thực trạng hoạt động kinh doanh thẻ của SCN CN Bình Tây chỉ ra những ưu điểm như: tiện ích của thẻ, hệ thống chấp nhận thanh toán thẻ được mở rộng, công tác chăm sóc khách hàng ngày càng phát triển. Những mặt hạn chế như số lượng thẻ không hoạt động chiếm tỉ trọng cao trên tổng số thẻ phát hành, ĐVCNT còn hạn chế về mặt số lượng,... Nguyên nhân chủ quan từ người sử dụng thẻ dẫn đến hạn chế trong
công tác mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tại SCB CN Bình Tây. Việc phân tích số liệu đã chỉ ra việc mở rộng kinh doanh thẻ tại SCB CN Bình Tây để thay đổi cơ cấu doanh thu, tăng doanh thu để góp phần tăng lợi nhuận.
Từ cơ sở phân tích trên đã đưa ra các giải pháp khả thi như tăng số lượng thẻ phát hành ở tất cả các loại thẻ, ưu tiên thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng; đa dạng hóa đối tượng sử dụng nhưng có chọn lọc; tăng doanh thu và tăng sử dụng thẻ từ số lượng các dịch vụ đa dạng trong môi giới thẻ. SCB CN Bình Tây nên chú trọng đầu tư cho hoạt động kinh doanh thẻ, mở rộng nguồn nhân lực kinh doanh thẻ về số lượng và chất lượng, cải tiến công nghệ, thay đổi cách thức kinh doanh thẻ chủ động hơn, mở rộng mạng lưới ĐVCNT,... để khắc phục các hạn chế mà SCB CN Bình Tây đang gặp phải
Thông qua những phân tích đánh giá về thực trạng hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại SCB CN Bình Tây, khóa luận đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nhỏ bé nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ tại Chi nhánh.
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các anh chị và các bạn để hoàn chỉnh hơn nữa luận văn của mình.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Bình Tây (2018-2020)
2. Báo cáo tổng hợp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh Bình Tây (2018-2020)
3. Bùi Diệu Anh, 2010, Hoạt động kinh doanh ngân hàng, NXB Phương Đông 4. Bùi Gia Tiên, 2013, Giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam giai đoạn 2013-
2014, Nghiên cứu trao đổi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
5. Bùi Quang Tiên (2013), Giải pháp thúc đẩy phát triển thị trường thẻ năm 2013 - 2014. Tài liệu Hội thảo “Các giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ tín dụng tại
Việt Nam” Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
6. Đinh Xuân Hà, Nguyễn Thị Mai Phương (2017), Hướng tới mô hình quản lý tập trung mạng lưới ATM tại Việt Nam, Tạp chí ngân hàng (số 9, trang 28-32)
7. H.G (2017), Hướng dẫn sử dụng an toàn, Thị trường tài chính tiền tệ (số 9,trang 40-41)
8. Hồ Diệu, Lê Thẩm Dương (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống kê
9. Lê Thị Kim Anh (2005), “Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ ngân hàng”
10. Lê Thị Kim Thu (2013). Nhận dạng và phòng chống rủi ro về sử dụng thẻ Ngân
hàng. Web Hiệp hội ngân hàng
11. Lê Văn Hùng (2004), Thực trạng và giải pháp phát triển thị trường thẻ Việt Nam, Công nghệ ngân hàng số 01 năm 2004, trang 35-36-37-38
12. Minh Tâm (2009), Thông tin thẻ tín dụng - đích ngắm của bọn đạo tặc trên internet, Tạp chí Tin học ngân hàng số 101 tháng 01 - 2009, trang 30
13. N.L (2018), Sửa đổi, bổ sung một số điều quy đinh về hoạt động thẻ ngân hàng, Thị trường tài chính tiền tệ ( số 3+4, trang 79)
14. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2012), Thông tư số 36/2012/TT-NHNN ngày 28/12/2012 quy định về trang bị, quản lý, vận hành và đảm bảo an toàn hoạt động của
máy giao dịch tự động.
15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư số 19/2016/TT-NHNN ngày 30/06/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng.
16. Ngân hàng , Nhà nước Việt Nam (2016), Thông ta số 30/2016/TT-NHNN ngày 14/10/2016 sửa đổi, bổ sung một số Thông tư quy định về hoạt động cung ứng
dịch vụ
thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán, đặc biệt quy định về tiếp quỹ, xử lý
sự cố,
giải quyết các tra soát, khiếu nại, các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho
ATM cũng
19. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Hà Nội, Nhà xuất bản thống kê
20. Nguyễn Minh Trí (2007). “Cạnh tranh phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng”, Thị trường Tài chính tiền tệ, (Số 17 - 01/09/2007), Tr. 24-25
21. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê
22. Nguyễn Văn Tiến (2015), Toàn tập Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Lao động
23. NNC (2005), “Những giải pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động thẻ tại Ngân hàng”,
Tạp chí Ngân hàng số chuyên đề nâng cao năng lực quản trị rủi ro ngày 18/11/2005
24. Phạm Công Uẩn (2013), Thông tin tín dụng với sự phát triển của thị trường thẻ tín dụng Việt Nam. Tài liệu Hội thảo “Các giải pháp phát triển hiệu quả thị trường thẻ
tín dụng tại Việt Nam” Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam
25. Phan Thị Thu Hà (2009), “Quản trị ngân hàng thương mại”, NXB Giao thông vận tải
26. Phương Linh (2017), Giảm dần sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế, Thị trường tài chính tiền tệ (số 6, trang 18-20)
27. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010
28. Quy trình hoạt động thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn
29. Trầm Thị Xuân Hương, ThS. Hoàng Thị Minh Ngọc (2012), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
30. Trần Hoàng Ngân (2008), “Tiện ích và an ninh trong thanh toán thẻ ngân hàng”, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
31. Trần Thị Thanh Bích (2014), Nâng cao tính bảo mật và an toàn trong thanh toán thẻ, Thị trường tài chính tiền tệ, (8), trang 23-25
32. Trịnh Hoàng Nam, 2014, Phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam. Tạp chí công nghệ ngân hàng, số 100, trang 55
33. Trịnh Quốc Trung (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống