Khái niệm về khả năng sinh lời vàrủi ro phá sản tại các ngân hàng

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 27 - 29)

mại

2.2.1. Khái niệm về khả năng sinh lời và rủi ro phá sản tại các ngân hàngthương mại thương mại

o Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của ngân hàng thương mại là khoản chênh lệch được xác định bằng hiệu số của tổng các khoản thu nhập trừ đi các chi phí phải trả hợp lý. Lợi nhuận của ngân hàng được tính theo công thức như sau:

Lợi nhuận thuần (lợi nhuận ròng) = [thu nhập lãi thuần + lãi(lỗ) từ hoạt động dịch vụ + lãi(lỗ) từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + lãi(lỗ) từ mua bán chứng khoán kinh doanh + lãi(lỗ) mua bán chứng khoán đầu tư + lãi(lỗ) thuần từ hoạt động khác + thu nhập từ góp vốn mua cổ phần] - [ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng + chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp]

Lợi nhuận tuyết đối cho biết độ lớn của lợi nhuận về mức giá trị. Nhưng khi so sánh lợi nhuận nhiều ngân hàng với nhau thì lợi nhuận tuyệt đối không phản ánh

được quy mô giữa các ngân hàng. Trong nghiên cứu tác giả không sử dụng lợi nhuận tuyệt đối để đo lường lợi nhuận vì mục tiêu không chú ý đến độ lớn giá trị lợi nhuận ngân hàng. Vì vậy trong nghiên cứu tác giả sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận tương đối ROA, ROE để đo lường tương đối khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự (2008), cũng sử dụng chỉ số ROA, ROE để đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong đó, ROA phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản để tạo ra khả năng sinh lời, ROE phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn của ngân hàng.

o Rủi ro phá sản

Rủi ro là một khái niệm phổ biến nhưng lại chưa có một khái niệm thống nhất về rủi ro. Tùy vào những trường phái khác nhau thì khái niệm về rủi ro được định nghĩa khác nhau, tuy nhiên có thể tóm lược các nội dung trong khái niệm của rủi ro như sau:

Rủi ro là một sự không chắc chắn là một tình trạng bất ổn với nhiều khả năng có thể xảy ra. Trong các khả năng có thể xáy ra có ít nhất một khả năng đem lại một kết quả không mong muốn. Kết quả không mong muốn khi xảy ra có thể gây tổn thất, thiệt hại cho đối tượng gặp rủi ro. Hiện nay trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, rủi ro được định nghĩa là khả năng xảy ra tổn thất gây ra bởi các sự kiện không mong muốn và tổn thất này chính là sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng.

Như vậy với định nghĩa rủi ro như trên các rủi ro phải ước đoán được xác suất xảy ra và các tổn thất được đo lường bằng sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Hay nói khác hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng khi nói đến rủi ro là nói đến quan hệ giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng. Lợi nhuận kỳ vọng chính là lợi nhuận trung bình có trọng số là xác suất xảy ra các giá trị lợi nhuận và sự khác biệt giữa lợi nhuận thực tế và lợi nhuận kỳ vọng được đó bởi độ lệch chuẩn. Độ lệch chuẩn chính là thước đo của rủi ro.

Rủi ro của NHTM rất đa dạng, theo Rose, (1999) tại NHTM có 4 loại rủi ro bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá và rủi ro thanh khoản. Trong bài nghiên cứu, tác giả xem xét đến rủi ro phá sản của ngân hàng thương mại. Đây là rủi ro

tổng thể bao gồm các loại rủi ro trên nhằm đánh giá tác động của đa dạng hóa thu nhập đến nguy cơ phá sản tại các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w