Theo Stiroh (2004), thông thường thu nhập từ ngoài lãi có được từ: thu nhập từ hoạt động uỷ thác, thu từ phí dịch vụ, thu từ dịch vụ kinh doanh ngoài lãi của ngân hàng, thu từ các khoản hoa hồng và phí khác. Dựa theo tình hình thực tế tại Việt Nam và trong các thuyết minh báo cáo của các NHTM tác giả chia thu nhập bao gồm 3 nhóm cơ bản như sau:
+ Thu thuần từ hoạt động dịch vụ bao gồm: dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ đại lý, dịch vụ ủy thác được ký hiệu là COM
+ Thu từ kinh doanh vàng và ngoại hối, mua bán chứng khoán được ký hiệu là TRA
+ Thu từ họat động khác (bao gồm: thu nhập từ các khoản cho vay đã được xử lý bằng quỹ dự phòng, thu từ nghiệp vụ hoán đổi lãi suất,...) được ký hiệu là OTH
Hình 4. 1. Cấu trúc nguồn thu nhập của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam
Tỷ trọng nguồn thu nhập của NHTM Việt Nam
■NET 78,79 79,04 81,96 80,27 77,28 75,03 74,93 ■NON 21,21 20,96 18,04 19,73 22,72 24,97 25,07
l∣a I ...I Ii- L-I I i . 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 21,21 20,96 18,04 19,73 22,72 24,97 25,07 8,57 7,94 7,42 7,94 9,12 9,49 10,31 4,60 5,78 1,84 3,49 5,01 4,44 5,03 8,04 7,25 8,78 8,30 8,60 11,04 9,72
1. Tỷ trọng cơ cấu nguồn thu nhập của các NHTM tại Việt Nam trong những năm từ 2013 - 2019 có xu hướng biến động không ổn định. Nhưng nhìn chung cơ cấu đang có xu hướng tăng dần tỉ lệ thu nhập ngoài lãi (NON) năm 2013 đạt 21,21% sau đó có giảm trong năm 2014 - 2015 đạt 20,96% và 18,04% tuy nhiên sau đó tăng dần trở lại từ 19,73% lên 25,07% vào năm 2016 - 2019. Giải thích cho sự biến động bất thường này là do Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là: “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng” (Chính phủ, 2012) và đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 -2020” (Chính phủ, 2017). Thực hiện Quyết định của Chính phủ quá trình tái cấu trúc bắt đầu từ năm 2012 dẫn đến tăng trưởng tín dụng không cao. Đến giai đoạn 2014 - 2016, tín dụng tăng cao trở lại do lợi nhuận của doanh nghiệp được cải thiện, kinh doanh mở rộng giúp tăng nhu cầu vay nợ để sản xuất kinh doanh, bất động sản và tiêu dùng.
Nhưng nhìn chung cơ cấu đa dạng hóa thu nhập tại các NHTM của Việt Nam còn khá thấp chỉ chiếm trung bình khoảng 20% đến 25% cơ cấu nguồn thu nhập. Trong khi ở các nước trên thế giới tỷ lệ này khá cao. Nếu tỉ lệ thu nhập ngoài lãi ở mức trung bình là 20 - 30% tại các nước Thái Lan, Tây Ban Nha, Trung Quốc hoặc ở mức cao như Nhật, Anh, Hoa Kỳ (30 - 40%) hay rất cao như tại Đức, Thụy Sỹ (> 40%), theo (Tài chính Ngân hàng, 2020).
Hình 4. 2. Cơ cấu từng nguồn thu nhập ngoài lại tại 27 NHTM Việt Nam
Cơ cấu nguồn thu nhập ngoài lãi của NHTM Việt Nam
30,00 25,00 20,00 15,00 10,00 5,00 0,00 ■NON ■COM ■TRA ■OTH
0,0646 0,0651 0,0634 0,0731 0,1020 0,1220 0,144 5 0,0066 0,0059 0,0049 0,0055 0,0074 0,0092 0,011 5 0,2763 0,2888 0,2164 0,2673 0,2990 0,3447 0,356 4
Nguồn: Xử lý số liệu của tác giả
Đối với nguồn thu nhập ngoài lãi chia thành 3 nguồn bao gồm : COM, TRA, OTH ta thấy thu nhập từ COM khá ổn định hơn trong các năm, nguồn này chiếm khoảng 8,57% đến 10,31% trong tổng thu nhập của các NHTM. Trong đó, nguồn thu nhập từ TRA biến động mạnh qua các năm. Hiện tượng trên được giải thích là do hoạt động TRA đến từ kinh doanh và đầu tư (chủ yếu là vàng, ngoại hối, chứng khoán) rủi ro cao hơn so với hoạt động ủy thác, đại lý hay thanh toán. Các ngân hàng mặc dù có những công ty con, công ty liên kết chuyên về kinh doanh và đầu tư thì cũng hoàn toàn có thể thua lỗ nếu nhận định không như kỳ vọng với sự biến động xu hướng của thị trường.