ngân hàng
Khi thực hiện đa dạng hóa thông qua mở rộng thu nhập từ phí dịch vụ, từ hoạt động đầu tư kinh doanh chứng khoán, khinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối hoạt
62
động kinh doanh khác thì các ngân hàng đồng thời phân tán rủi ro, giúp giảm rủi ro nên hiệu quả kinh doanh. Kết quả tác động của đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến rủi ro của ngân hàng được thể hiện ở bảng 4.8
Bảng 4. 8. Ket quả hồi quy bằng ước lượng GMM của các yếu tố tác động đến rủi ro phá sản tại các ngân hàng
chỉ số Z-score tức là cùng chiều với rủi ro phá sản nhưng lại không có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy việc đa dạng hóa nguồn thu không ảnh hưởng đến rủi ro phá sản của ngân hàng. Theo nghiên cứu bằng những bằng chứng thực nghiệm trước đây của DeYoung (2001), Stiroh (2004,2006), Lepetit và cộng sự 2008 hay Lee và cộng sự 2014 cho thấy rằng đa dạng hóa thu nhập có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng. Điều này ngụ ý rằng chỉ số HHI càng cao ngân hàng đa dạng hóa càng nhiều
thì sẽ làm tăng rủi ro phá sản. Có thể giải thích rằng, việc đa dạng hóa thu nhập để đạt hiệu quả thì cần có những tiền đề nhất định về nguồn lực ngân hàng, tình hình thị trường, phân tích nhu cầu khách hàng,.. .khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, các ngân hàng cần phải đầu tư về công nghệ, nguồn lực, hệ thống cơ sở hạ tầng dữ liệu,. sẽ làm phát sinh chi phí hoạt động ngân hàng, nếu việc thực hiện đa dạng hóa thu nhập không hiệu quả có thể dẫn đến việc chi phí đã mất đi nhưng không tạo ra được nguồn lợi nhuận tăng thêm, như vậy sẽ làm cho lợi nhuận của ngân hàng không ổn định.
Tỷ lệ chi phí hoạt động (COST) hệ số hồi quy của COST là - 0,7037 và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Điều này cho thấy khi COST tăng 1% thì Z-score giảm 0,7037%, nghĩa là rủi ro phá sản tăng 0,7037%. Kết quả này đúng với kỳ vọng ban đầu của tác giả. Khi chi phí hoạt động tăng lên thì Z-score giảm xuống điều này có nghĩa rủi ro của ngân hàng tăng lên. Các NHTM nên xác định một tỷ lệ chi phí cho nhân viên, quản lý, hành chính ở mức tốt nhất và nên duy trì tỷ lệ này ổn định.
Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY) càng cao thì rủi ro phá sản của các ngân hàng thương mại càng thấp. Tỷ lệ này cao hơn giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào dòng vốn bên ngoài và khả năng sinh lời của ngân hàng cao hơn; các ngân hàng nên chủ động cấp vốn để hấp thụ tổn thất và xử lý rủi ro. Các ngân hàng có sức mạnh về vốn sẽ phải đối mặt với chi phí rủi ro phá sản thấp hơn do đó, trích lập dự phòng rủi ro cũng thấp hơn (Berger 1995). Hoạt động ngân hàng tốt nhất là duy trì tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản ở mức cao vì các ngân hàng có tỷ lệ vốn hóa cao có xu hướng ít đối mặt với nguy cơ phá sản hơn. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại trong công tác quản lý ngân hàng cũng như những khó khăn nảy sinh về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về vốn chủ sở hữu. Đây là thành phần vốn, có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng thương mại. Vì vậy, cần có những thay đổi mạnh mẽ trong việc nhìn nhận và quản lý vốn chủ sở hữu ngân hàng từ các cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các ngân hàng thương mại. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY) kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số hồi quy của EQUITY là -1,713 và có ý nghĩa thống kê
BIẾN Z-score
REM SGMM
HHI 0.139* -0.231
thể hiện mối tương quan ngược chiều giữa EQUITY và Z-score, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tăng thì Z-score giảm, rủi ro sẽ tăng. Kết quả ngày ngược chiều với giả thuyết ban đầu của tác giả. Tỷ lệ an toàn vốn càng cao thể quy mô vốn chủ sở hữu tại ngân hàng càng lớn, trong đó tại các NHTM Việt Nam huy động và cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên việc mở rộng và tăng trưởng nhanh hoạt động huy động và cho vay cũng sẽ gia tăng rủi ro và có nguy cơ mất an toàn.
Biến tốc độ tăng trưởng tổng tài sản ASSET_GRO có mối tương quan âm với rủi ro phá sản của ngân hàng. Điều đó có nghĩa là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản càng lớn trong khi đòn bẩy tài chính cao và vốn chủ sở hữu thấp thì rủi ro phá sản cao. Thực tế cho thấy, thanh khoản ngân hàng càng tốt thì khả năng sinh lời của các tổ chức tín dụng càng cao, kéo theo rủi ro tín dụng ngày càng gia tăng. Lãnh đạo các ngân hàng đều có chung nhận định trích lập dự phòng rủi ro cao do tỷ lệ nợ xấu không giảm nhiều so với cùng kỳ do nợ xấu mới phát sinh trong bối cảnh kinh tế vĩ mô chưa có nhiều cải thiện. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng còn nhiều khó khăn. Hơn nữa, đối với nợ cơ cấu lại, khi hết thời hạn trả nợ, nhiều khách hàng không thể trả được. Có thể thấy, quan điểm về con nợ - chủ nợ ở Việt Nam là không bình thường, dẫn đến khó xử lý nợ xấu. Ngoài ra, khung pháp lý chưa hoàn thiện, còn chồng chéo, mâu thuẫn; Tư duy “hình sự hóa” các trường hợp làm mất tài sản công vẫn còn nặng nề. Trong khi đó, việc xử lý tài sản bảo đảm còn phức tạp; chưa hình thành thị trường mua bán nợ.
Ta thấy biễn kiểm soát SIZE không có ý nghĩa thông kê với giá trị p-value lớn hơn 0,05. Điều này cho thấy quy mô ngân hàng không có tác động đến rủi ro phá sản của ngân hàng thông qua chỉ số ZSCORE. Kết quả nghiên cứu thể hiện không tìm thấy bằng chứng cho thấy tác động từ quy mô tổng tài sản (SIZE) đối với rủi ro phán sản tại ngân hàng. Điều này cho thấy tại Việt Nam một ngân hàng dù lớn hay nhỏ đều phải đối mặt với các nguy cơ và rủi ro như nhau. Vấn đề hợp nhất hay sáp nhất các ngân hàng nhỏ lại với nhau để tạo ra một ngân hàng lớn hơn về quy mô tổng tài sản không có tác động hoặc làm giảm thiếu các nguy co và rủi ro cho ngân hàng.
Biến tỷ lệ dư nợ trên tông tài sản (LOAN) trong mô hình nghiên cứu của tác giả không có ý nghĩ thống kê do có giá trị p-value > 0,05. Tương tự như nghiên cứu của Lê Trong Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2016), nghiên cứu chưa tìm thấy tác động giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tỷ lệ cho vay khách hàng phản ánh quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng. Chiorazzo và cộng sự (2008), Sanya & Wolfe (2011) tỷ lệ cho vay khách hàng có tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của NHTM. Điều này chứng tỏ khi quy mô tín dụng tăng cùng với chất lượng đảm bảo thì sẽ tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Bởi vì khi cho vay tăng thì thu nhập lãi của ngân hàng tăng, đồng thời ngân hàng vẫn quản lý tốt chất lượng khoản vay thì rủi ro giảm.
Đối với biến vĩ mô GDP và INF trong bài nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê, nhưng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Đoan Trang, 2019 cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế có tác động làm gia tăng rủi ro phá sản của ngân hàng. Khi hoạt động kinh doanh của nền kinh tế nói chung khởi sắc thì các ngành nghề trọng điểm sẽ cần vốn để đầu tư và phát triển, từ đó các ngân hàng cũng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh tăng cũng gắn liền với rủi ro tăng do ngân hàng đầu tư hoặc cho vay vào lĩnh vực non trẻ. Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều với rủi ro phá sản, nền kinh tế tăng trưởng kéo theo lạm phát tăng lên góp phần làm tăng rủi ro cho ngân hàng vốn có hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ.
COST -0.244*** -0.704*** (0.006) (0.000) EQUITY 9.272*** -1.713***
(0.468) (0.106) ASSET_GRO 0.121** -1.376*** (0.027) (0.000) SIZE -0.172* 0.0335 (0.058) (0.512) GDP -0.823 0.469 (0.722) (0.821) ĨNE 1.185*** -0.203 (0.009) (0.674) L.ZSCORE 0.975*** (0.000) Số nhóm - 27 Số công cụ - 27 AR2 - 0.266 Hasen - 0.560 66
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Từ kết quả định lượng của mô hình nghiên cứu ta thấy đa dạng hóa thu nhập có tác động dương đến khả năng sinh lời của ngân hàng nhưng lại không có ý nghĩa với rủi ro. Tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro kết quả hồi quy cho thấy không có sự tương quan giữa thu nhập ngoài lãi và rủi ro của hệ thống NHTM Việt Nam, điều này bác bỏ giả thuyết nghiên cứu được đưa ra. Về tác động của thu nhập ngoài lãi lên khả năng sinh lời kết quả hồi quy cho thấy thu nhập ngoài lãi có tác động cùng chiều lên khả năng sinh lời của hệ thống NHTM Việt Nam điều này đúng với giả thuyết nghiên cứu được đưa ra. Kết quả này cho thấy nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng càng cao sẽ giúp các NHTM tăng doanh thu cũng như hiệu quả hoạt động.
Hiệu quả kinh doanh của năm trước cao thì ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của năm hiện tại. Nếu trong kỳ trước ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả sẽ là nguồn lực thuận lợi để xây dựng kế hoạch kinh doanh, định hướng chiến lược phát triển ngân hàng để tăng khả năng sinh lời. Khi nền kinh tế phát triển, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, gia tăng sản xuất kinh doanh dẫn đến nhu cầu sử dụng vốn gia tăng tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển cũng tạo điều kiện cho các chủ thể thúc đẩy các hoạt động giao dịch thương mại, đầu tư, chứng khoán,...
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
• 5.1. Kết luận
Nghiên cứu đã sử dụng chỉ số ROA, ROE và Z-score để đo lường tác động của thu nhập ngoài lãi lên khả năng sinh lời và rủi ro phá sản của 27 NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 - 2019. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đo lường sự tương tác của tỷ lệ vốn chủ sở hữu, quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ dư nợ tín dụng, mức tăng tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ lạm phát hàng năm đến khả năng sinh lời và rủi ro phá sản của các NHTM Việt Nam. Qua kết quả hồi quy kiểm định tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro phá sản của ngân hàng tác giả nhận thấy các NHTM Việt Nam có nguồn thu chủ yếu vẫn là thu nhập lãi thuần chiếm khoảng từ 74% đến 81%. Tuy nhiên đa dạng hóa thu nhập bằng các hoạt động phi truyền thống có làm gia tăng khả năng sinh lời của ngân hàng. Qua kết quả ước lượng với mô hình SystemGMM được trình bày ở chương 4 có thể kết luận một số ý chính như sau:
về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời tại NHTM Việt Nam
- Đa dạng hóa thu nhập có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của ngân hàng tại các NHTM Việt Nam trong gia đoạn từ 2013 - 2019. Điều này phù hợp với lý thuyết về danh mục đầu tư hiệ đại. Điều này là một tín hiệu tốt cho các ngân hàng muốn đa dạng hóa nguồn thu nhập của mình, đặc biệt là thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động phi truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranhvà tăng lợi nhuận.
- Bài nghiên cứu cũng góp phần tìm ra bằng chứng hiệu quả kinh doanh năm trước cao thì ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của năm hiện hành. Cho thấy kết quả kinh doanh của ngân hàng mỗi năm sẽ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của năm trước và khi ngân hàng kinh doanh hiệu quả thì kết quả kinh doanh ngày một tốt hơn.
- Đối với các yếu tố nội tại tại ngân hàng thì tốc độ phát triển, tỷ lệ an toàn vốn có tác cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng ; còn yếu tố chi phí hoạt động, tỷ lệ cho vay khách hàng thì tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời của ngân
hàng. Như vậy các ngân hàng cần tăng trưởng quy mô, tăng tỷ lệ vốn chủ sỏ hữu và giảm chi phí hoạt động một cách hợp lý để cải thiện kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó thì ngân hàng cần chú trọng đến công tác cho vay để tăng tỷ lệ cho vay nhưng đồng thời vẫn đảm bảo chất lượng khoản vay để cải thiện hiệu quả kinh doanh.
- Đối với biến thuộc yếu tố vĩ mô thì biến GDP có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm tăng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện cho ngân hàng gia tăng hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh.
- Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên hệ giữa quy mô tổng tài sản, biến lạm phát tác động đến khả nănng sinh lời của ngân hàng.
về tác động của đa dạng hóa thu nhập đến rủi ro phá sản tại NHTM Việt Nam
- Nghiên cứu chưa tìm thấy sự tác động của đa dạng hóa thu nhập lên rủi ro phá sản trong hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên nếu rủi ro phá sản thấp thì các ngân hàng sẽ mạnh dạn đầu từ vào thu nhập ngoài lãi, khách hàng sẽ thuận tiện, tin tươngr và sử dụng dịch vụ ngoài lãi của ngân hàng nhiều hơn, làm tăng thu nhập ngoài lãi. Việc đầu từ vào cơ sở vật chất, công nghệ, con người,... sẽ giúp các các ngân hàng phát triển các sản phẩm dịch vụ phi truyền thống, tạo thu nhập ngoài lãi.
- Biến trễ của rủi ro phá sản tại ngân hàng có tác động cùng chiều đến rủi ro phá sản của năm hiện tài. Điều này cho thấy nếu trong quá khứ ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của năm tiếp theo.
- Các biến thuộc yếu tố nội tại của ngân hàng bao gồm: chi phí hoạt động, tốc độ tăng trưởng tác động cùng chiều đến rủi ro phá sản tại ngân hàng. Khi chi phí hoạt động tăng lên nếu ngân hàng không kiểm soát được chi phí đầu ra dẫn đến gia tăng rủi ro phá sản. Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tổng tài sản càng lớn trong khi đòn bẩy tài chính cao và vốn chủ sở hữu thấp thì rủi ro phá sản cao. Biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tác động cùng chiều đến rủi ro phá sản tại ngân hàng. Kết quả ngày ngược
chiều với giả thuyết ban đầu của tác giả. Tỷ lệ an toàn vốn càng cao thể quy mô vốn chủ sở hữu tại ngân hàng càng lớn, trong đó tại các NHTM Việt Nam huy động và cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Tuy nhiên việc mở rộng và tăng trưởng nhanh hoạt động huy động và cho vay cũng sẽ gia tăng rủi ro và có nguy cơ mất an toàn.
- Đối với các biến thuộc yếu tố vĩ mô, bài nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên hệ giữa GPD, INF đối với rủi ro phá sản tại ngân hàng.
Kết luận này đem đến chỉ dẫn cho các nhà quản trị ngân hàng về việc cần thiết phải thực hiện cả các hoạt động phi truyền thống đem lại thu nhập ngoài lãi. Hiện nay, nhiều ngân hàng theo định hướng kinh doanh theo mô hình ngân hàng bán lẻ và tập