Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 44 - 47)

Tác giả dựa theo nghiên cứu của Sanya và Wofle (2010), Sissy (2016) để nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro phá sản của các ngân hàng tại Việt Nam vì bài nghiên cứu trên nghiên cứu cho các ngân hàng của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, có nét tương đồng với nền kinh tế tại Việt Nam.

Đồng thời tác giả sử dụng các tính biến đa dạng hóa HHI dựa trên nghiên cứu của Chiorazzo (2008) và đưa thêm biến kiểm soát vĩ mô vào mô hình

Sự tác động của đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến khả năng sinh lời được đo lường thông qua biến ROA và ROE. Trong đó, ROA là chỉ số đo lường tạo ra lợi nhuận trên một đồng tài sản bình quân, ROE là chỉ số đo lường tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn chủ sở hữu. Hai chỉ số này được sử dụng nhiều trong các bài nghiên cứu trước đây để đo lường lợi nhuận của ngân hàng như Lepetit và cộng sự (2008), Lee và cộng sự (2014). Sự tác động của đa dạng hóa thu nhập ảnh hưởng đến rủi ro phá sản được đo lường thông qua biến Z-score như trong nghiên cứu của Chiorazzo và cộng sự, 2008)

Thông qua các nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014), Sanya và Wofle (2010), Sissy (2016) cùng các nghiên cứu trước đã được lược khảo ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thường được xem xét cùng với sự đa dạng hóa thu nhập là quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ, tỷ lệ tiền gửi, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, lạm phát. Dựa trên cơ sở đó mô hình tác động của đa dạng hóa thu nhập đến khả năng sinh lời và rủi ro được xây dựng như sau:

Yu = βo + β1Xu-i + β2HHIu + βjXj + +λi + εu (*)

Trong đó:

β0, β1,... βj: là các tham số ước tính λi: là tác động không quan sát được ɛit: là sai số ngẫu nhiên

Y là biến phụ thuộc, nếu để thể hiện khả năng sinh lời của ngân hàng thì được đo lường lần lượt bằng ROA (lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân) và ROE (lợi nhuận sau thuế trên VCSH bình quân), còn nếu để thể hiện rủi ro phá sản của ngân hàng thì được đo lường bằng Z-score.

HHI là chỉ số đo lường đa dạng hóa thu nhập ngân hàng

COST: Tỷ lệ chi phí hoạt động được đo bằng chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng

EQUITY: Tỷ lệ an toàn vốn được đo bằng vốn chủ sở hữu trên tài sản LOAN: Tỷ lệ cho vay được đo bằng dư nợ cho vay trên tổng tài sản ASSET_GRO: Tốc độ tăng trưởng tài sản

SIZE: Quy mô của ngân hàng được đo bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản GDP: Tốc độ tăng trưởng hàng năm, được đo bằng tăng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm

INF: Tỷ lệ lạm phát, được đo bằng chí số giá tiêu dung CPI hàng năm Vậy phương trình (*) được viết lại là

MÔ HINH NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG SINH LỜI

Mô hình 1:

ROAi,t = β0 + β1ROAi,t-1 + β2HHIi,t + β3COSTi,t + β4EQUITYi,t + β5LOANi,t + β>..ASSET_GROi ,t + β7SIZEi,t + β8GDPi,t + β9INFi,t + λi + Si,t (1)

Mô hình 2 :

ROEi,t = β0 + β1ROEi,t-1 + β2HHIi,t + β3COSTi,t + β4EQUITYi,t + β5LOANi,t + β..ASSET_GROi ,t + β7SIZEi,t + β8GDPi,t + β9INFi,t + λi + Si,t (2)

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐO LƯỜNG RỦI RO

Mô hình 3 :

Z - scorei,t = β0 + β1Z-scorei,t-1 + β2HHIi,t + β3COSTi,t + β4EQUITYi,t + β5LOANi,t + β..ASSET_GROi ,t + β7SIZEi,t + β8GDPi,t + β9INFi,t + λi + Si,t (3)

Trong đó :

Chỉ số i biểu thị ngân hàng, t là thời gian (năm), β0 là hằng số đại diện cho tác động đối với ngân hàng ; β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7, βs, β9 biểu thị hệ số tương quan giữa khả năng sinh lời và rủi ro đối với đa dạng hóa thu nhập (HHI), chi phí hoạt động trên tổng tài sản (COST), tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY), dư nợ trên

HHI = 1 - ( )

tổng tài sản ( LOAN), tốc độ tăng trưởng tổng tài sản (ASSET_GRO), quy mô ngân hàng (SIZE), tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và lạm phát (INF).

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 44 - 47)