Đa dạng hóa thu nhập tác động đến khả năng sinh lời và làm giảm rủi ro

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 34 - 41)

khả năng sinh lời và rủi ro phá sản tại các ngân hàng

2.4.1. Đa dạng hóa thu nhập tác động đến khả năng sinh lời và làm giảm rủiro phá sản ro phá sản

Sự kết hợp giữa hoạt động truyền thống và phi truyền thống liệu có mang lại lợi nhuận một cách ổn định và bền vững hay không? Đang là một vấn đề được rất nhiều sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả tuy nhiên chưa có sự thống nhất giữa các nghiên cứu. Hầu hết các nghiên cứu đều đánh giá tiềm năng mà hoạt động phi truyền thống mang lại, cũng đồng thời giúp các ngân hàng mở rộng phạm vi và sản phẩm của mình. Smith và cộng sự (2003) nghiên cứu sự thay đổi và mối tương quan của thu nhập lãi và phi lãi đối với hệ thống ngân hàng của các nước châu Âu trong những năm 1994 - 1998 nghiên cứu thấy rằng tầm quan trọng ngày càng tăng của thu nhập ngoài lãi đối với hầu hết các ngân hàng, thu nhập ngoài lãi nhằm ổn định lợi nhuận trong ngành ngân hàng châu Âu trong những năm đó. Tuy nhiên là không ổn định hơn so với thu nhập từ

lãi. Bài nghiên cứu cũng phát hiện, sự gia tăng thu nhập ngoài lãi không được bù đắp hoàn toàn bằng sự giảm tỷ lệ thu nhập cận biên.

Cùng quan điểm, Baele và cộng sự (2007) thực hiện nghiên cứu tại ngân hàng ở các quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1989 - 2004 để chứng minh rằng đa dạng hóa thu nhập có mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Kết quả là đa dạng hóa nguồn thu bằng việc mở thêm hoạt động dịch vụ sẽ làm gia tăng lợi nhuận của ngân hàng. Hoạt động mở rộng dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng tiết kiệm các khoản chi phí đầu vào như: chi phí về nhân sự, công nghệ, cơ sở vật chất,... cơ hội để bán chéo các sản phẩm dịch vụ cho cùng một khách hàng. Từ đó đa dạng hóa thu nhập có lợi cho chi phí và gia tăng lợi nhuận ngân hàng.

Theo Chiorazzo và cộng sự (2008) nghiên cứu về mối liên hệ giữa thu nhập ngoài lãi và lợi nhuận của các ngân hàng tại Ý trong các năm từ 1993 - 2003, nhằm mục đích kiểm tra đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng thông qua phương trình hồi quy bao gồm các biến sau: biến phụ thuộc Yi,t nhằm mô tả các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng như ROA, ROE, hai chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh đã hiệu chỉnh rủi ro là SDROA được tính bằng tỷ lệ ROA trên độ lệch chuẩn của ROA và SDROE bằng ROE chia độ lệch chuẩn của ROE mục đích của việc đưa hai chỉ tiêu này vào mô hình nhằm để điều chỉnh rủi ro trên toàn bộ thời kỳ mẫu. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng sử dụng các biến độc lập là đa dạng hoá thu nhập được tính bằng một trừ đi tổng bình phương của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập và tỷ lệ thu nhập từ lại trên tổng thu nhập. Bài nghiên cứu cũng cụ thể hóa cơ cấu thu nhập ngân hàng thành hai phần bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi ròng bao gồm lãi phải thu trừ đi lãi phải trả; thu nhập ngoài lãi chính là tổng của thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, thu nhập từ mua bán chứng khoán kinh doanh, thu nhập từ mua bán chứng khoán đầu tư, thu nhập từ hoạt động khác và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần. Ngoài ra, các biến kiểm soát cũng được thêm vào mô hình nhằm tăng ý nghĩa bao gồm logarit của tổng tài sản (SIZE) được xem xét như là biến mô tả quy mô của ngân hàng; hay tỷ lệ tăng trưởng tài sản

(ASSET_GRO) được xem nhưu là giá trị mô tả cho sự chấp nhận rủi ro của các nhà quản trị ngân hàng và cũng được mô tả như là một biến kiểm soát cho việc tăng trưởng nhờ sáp nhập; vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQUITY) được xem như là đòn bẩy tài sản; tổng dư nợ trên tổng tài sản (LOAN) được xem như là nhân tố kiểm tra ảnh hưởng của lợi nhuận đã hiệu chỉnh rủi ro tác động đến các thành phần của danh mục tài sản ngân hàng, kết quả cho thấy đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận điều chỉnh rủi ro. Sự gia tăng thu nhập ngoài lãi có tác động tích cực đến lợi nhuận cho các ngân hàng tại Ý. Thêm vào đó nhóm tác giả nghiên cứu cũng cho thấy rằng mối quan hệ tác động giữa đa dạng hóa thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng là mạnh mẽ hơn đối tại các ngân hàng có quy mô lớn. Các ngân hàng nhỏ đạt hiệu quả tài chính hơn khi tăng thu nhập ngoài lãi. Biến kiểm soát LOAN có ý nghĩa thống kê và chỉ ra việc hoạt động cho vay có tác động lên hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Hoặc theo Sanya và Wofle (2010), nghiên cứu ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng. Sử dụng dữ liệu tại 226 ngân hàng của 11 nền kinh tế mới nổi. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp SGMM để ước lượng, kết quả trong bài nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về sự thay đổi của thu nhập ngoài lãi đối với rủi ro mất khả năng thanh toán và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Phát hiện cốt lõi là đa dạng hóa tạo ra thu nhập ngoài lãi sẽ làm giảm rủi ro thanh toán và tăng cường khả năng sinh lời. Kết quả này có ý nghĩa chiến lược quan trọng đối với các nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý và giám sát ngân hàng trong việc thúc đẩy hoạt động và sự ổn định của ngân hàng. Cùng quan điểm theo Sissy và cộng sự, (2016) nghiên cứu sự ảnh hưởng của đa dạng hóa thu nhập và ngân hàng đa quốc gia đến lợi nhuận và rủi ro của các 320 ngân hàng tại 29 quốc gia châu Phi trong khoảng thời gian từ 2002 - 2013, thông qua các biến phụ thuộc đo lường rủi ro vỡ nợ là Z-score, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro và các biến độc lập như: đa dạng hóa thu nhập, biến giả “ngân hàng đa quốc gia”, chỉ số hiệu quả chi phí, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, logarit tự nhiên của tổng tài sản, tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cúu cho thấy xu hướng mở rộng đa quốc gia là đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng. Các ngân

hàng có lợi ích khi đa dạng hóa thu nhập cụ thể đa dạng hóa thu nhập làm tăng lợi nhuận có điều chỉnh rủi ro nhưng không có ý nghĩa thống kê đối với rủi ro phá sản được đo lường bới Z-score.

Tuy nhiên cũng có nhiều nghiên cứu bác bỏ khẳng định đa dạng hóa đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Cụ thể, Lee và cộng sự (2014) nghiên cứu dữ liệu của 967 ngân hàng tại 22 quốc gia ở châu Á trong khoảng thời gian từ 1995 - 2002, cho thấy thu ngoài lãi làm giảm rủi ro nhưng không làm tăng lợi nhuận. Đặc biệt khi xem xét đến mức thu nhập của từng quốc gia và từng nhóm ngân hàng thì kết quả trở nên phức tạp. Nghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi cũng tác động khác nhau đối với từng loại hình ngân hàng và mức thu nhập của các quốc gia. Đối với ngân hàng tiết kiệm nó làm giảm lợi nhuận nhưng lại làm tăng rủi ro và ngược lại đối với ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Bên cạnh đó hoạt động phi lãi cũng làm gia tăng rủi ro đối với các ngân hàng ở những quốc gia có thu nhập cao trong khi hoạt động này lại làm tăng lợi nhuận và giảm rủi ro ở những nước có thu nhập trung bình và thu nhập thấp.

Tại Việt Nam, Nguyễn Thị Cành (2015) nghiên cứu trên 32 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2005 - 2012 về mối quan hệ giữa đa dạng hóa thu nhập và rủi ro của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã tìm thấy kết quả là những ngân hàng có nhiều hoạt động mang lại thu nhập ngoài lãi sẽ giảm thiểu được rủi ro nhưng lại không gia tăng lợi nhuận. Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Thùy Trang (2018) đã phân tích tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro và khả năng sinh lời của 26 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2008 - 2016 bằng mô hình phân tích dữ liệu bảng. Kết quả ghiên cứu chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi không có tác động lên rủi ro nhưng lại có tác động tích cực lên khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn nghiên cứu. Tác động của thu nhập ngoài lãi lên rủi ro của các ngân hàng thương mại được nghiên cứu lại không có ý nghĩa thống kê.

2.4.2. Đa dạng hóa thu nhập tác động đến khả năng sinh lời và gia tăng rủi ro

phá sản tại ngân hàng

Đa dạng hóa sản phẩm trong môi trường mới này có xu hướng tăng tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trong lợi nhuận. Lợi nhuận thu nhập ngoài lãi bắt nguồn từ khoản phí, hoa hồng, cũng như từ các dịch vụ tài chính mới như quản lý tài khoản ngân hàng. Câu hỏi đặt ra là liệu sự phổ biến của đa dạng hóa sản phẩm có làm tăng rủi ro ngân hàng hay không. Vấn đề này rất quan trọng vì rủi ro ngân hàng cao làm tăng sự bất ổn của hệ thống ngân hàng.

DeYoung and Roland (2001) nghiên cứu với mục tiêu liệu việc gia tăng thu nhập ngoài lãi có ảnh hưởng đến biến động thu nhập của ngân hàng và mức độ chuyển biến ra sao. Tác giả nghiên cứu trên 472 ngân hàng tại Mỹ từ năm 1988 đến năm 1995, cho rằng sự đa dạng hóa nguồn thu làm gia tăng rủi ro. Với ba lập luận như sau, thứ nhất thu nhập từ hoạt động cho vay có tính tương đối ổn định theo thời gian. Vì khi

chuyển đổi quan hệ tín dụng sẽ mất các chi phí chuyển đổi, chi phí thông tin,... cao làm ngăn chặn ý định chấm dứt mối quan hệ tín dụng giữa người đi vay và ngân hàng. Trong khi thu nhập ngoài lãi có thể biến động lớn hơn do việc chuyển đổi ngân hàng trong các hoạt động này dễ dàng hơn so với hoạt động cho vay. Thứ hai, khi gia tăng nguồn thu ngoài lãi có thể làm tăng chi phí cố định do phải đầu tư về công nghệ và nhân sự đầu vào; dẫn đến tăng đòn bẩy hoạt động của ngân hàng và làm rủi ro cao hơn. Ngược lại, khi quan hệ tín dụng được thiết lập thì chi phí cận biên của khoản vay sẽ được giới hạn nếu có khoản vay bổ sung. Thứ ba, đối với các hoạt động thu nhập ngoài lãi ngân hàng sẽ không hoặc ít bị yêu cầu về vốn, điều này làm tăng biến động thu nhập do mức độ đòn bẩy tài chính cao hơn.

Cùng quan điểm cho rằng không có lợi ích từ việc đa dạng hóa thu nhập, thậm chí còn gia tăng rủi ro khi kết hợp cơ cấu thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Theo Stiroh (2004a) nghiên cứu mối quan hệ giữa sự gia tăng thu nhập ngoài lãi ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro của các ngân hàng tại Mỹ vào cuối năm 1970 đến 2001, kết quả chỉ ra rằng biến động của tăng trưởng thu nhập giảm trong năm 1990 nhưng biến động

này là do sự giảm biến động trong tăng trưởng thu nhập từ lãi hơn là lợi ích từ việc gia tăng thu nhập ngoài lãi. Nghiên cứu cũng nhận thấy rằng tăng trưởng thu nhập ngoài lãi biến động nhiều hơn so với tăng trưởng thu nhập từ lãi. Thu nhập ngoài lãi chủ yếu từ bốn nguồn: thu từ phí dịch vụ, thu từ các khoản hoa hồng, thu từ dịch vụ ủy thác và thu từ việc kinh doanh ngoài lãi. Trong đó, phí dịch vụ và phí từ hoa hồng có mối tương quan với thu nhập lãi thuần hơn là thu nhập từ ủy thác và kinh doanh ngoài lãi. Đặc biệt thu nhập từ kinh doanh ngoài lãi (trading) có sự biến động tăng trưởng rất lớn và tương quan giữa thu nhập lãi ròng và thu nhập ngoài lãi ngày càng gia tăng làm giảm lợi ích từ việc đa dạng hóa sang các hoạt động ngoài lãi. Hơn nữa, Stiroh (2004b) cũng cho rằng thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi có mối tương quan cao do đó có thể bán chéo các sản phẩm khác nhau cho cùng một khách hàng, điều này không thực sự tạo ra lợi ích đa dạng hóa.

Lepetit và cộng sự (2008), nghiên cứu các ngân hàng tại châu Âu trong giai đoạn từ 1996 - 2000 cho thấy các ngân hàng mở rộng sang hoạt động thu nhập ngoài lãi có rủi ro cao hơn; rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn so với những ngân hàng chủ yếu cho vay. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ gặp rủi ro nhiều hơn các ngân hàng có quy mô lớn trong việc gia tăng hoạt động thu nhập ngoài lãi, đồng thời thu nhập từ hoa hồng và phi có rủi ro cao hơn thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoài lãi.

Tại Việt Nam cũng có một số nghiên cứu của các tác giả cho rằng càng đa dạng hóa nguồn thu thì lợi nhuận mang lại càng cao. Võ Xuân Vinh (2015) nghiên cứu 37 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 - 2013, kết luận rằng các ngân hàng càng đa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao. Tuy nhiên, phân tích yếu tố rủi ro cho thấy các ngân hàng có mức độ đa dạng hoá thu nhập càng cao thì lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm. Bằng chứng thực nghiệm chỉ ra đa dạng hoá thu nhập không có lợi cho các NHTM ở VN.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nguồn thu nhập chính của ngân hàng đến từ thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, trong đó thu nhập từ lãi là nguồn thu nhập chính chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu nhập. Một ngân hàng được coi là đa dạng dạng hóa nguồn thu nếu có sự chuyển dịch trong cơ cấu thu nhập điều này có nghĩa là tỷ lệ thu nhập từ lãi giảm xuống và thu nhập ngoài lãi tăng lên. Trong đó để đo lường đa dạng hóa, các nghiên cứu của Stiroh (2004b), Lepetit và cộng sự (2008) thông qua tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi (NON); Elsas & cộng sự (2010), Gurbuz & cộng sự (2013), Sanya & Wolfe (2011) thông qua chỉ số đa dạng hóa (HHI); Sany & Wife (2010) thông qua tỷ lệ từng loại thu nhập ngoài lãi.

Thông qua phần tổng quan các nghiên cứu trước thì cũng có khá nhiều nghiên cứu ở trong và ngoài nước về tác động của đa dạng hóa đến khả năng sinh lời và rủi ro phá sản tại ngân hàng. Đa dạng hóa thu nhập không chỉ mang lại lợi ích cho khách hàng mà còn mang lại lợi ích cho ngân hàng và nền kinh tế. Trong các nghiên cứu tác động của đa dạng hóa thu nhập đến hiệu quả hoạt động và rủi ro của ngân hàng thì kết quả cho thấy đa dạng hóa tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh thể hiện ở việc gia tăng khả năng sinh lời hoặc làm giảm rủi ro của ngân hàng và ngược lại đa dạng hóa thu nhập tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh khi làm giảm khả năng sinh lời và rủi ro của ngân hàng tăng lên.

STT Tên NHTM (Viết đầy đủ) Tên viết tắt

Γ ^

Ngân hàng TMCP An BìnhCHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨUABBank

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 34 - 41)