Giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 47 - 56)

BIẾN ĐO LƯỜNG MỨC Độ ĐA DẠNG HÓA Chỉ số HHI (Herfindahl Hirschman Index):

Trên thực tế hoạt động đa dạng hóa doanh thu của ngân hàng được thực hiện thông qua sự thay đổi hoạt động giữa thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi hoặc sự thay đổi cả thu nhập từ lãi và ngoài lãi. Để đo lường mức độ đa dạng hóa thu nhập, tác giả sử dụng biến Herfindahl Hirschman Index (HHI) của 27 ngân hàng, HHI được tính theo công thức:

NON ^2

ι ( NET

NETOP) + (NETOP

Trong đó: NON là thu nhập ngoài lãi (Total Non Interest Operating Income) được tính bằng tổng thu nhập lãi (lỗ) thuần từ hoạt động dịch vụ, lãi (lỗ) thuần kinh doanh ngoại hối, vàng; lãi (lỗ) thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư; lãi (lỗ) thuần từ thu nhập từ mua cổ phần, góp vốn cổ phần và từ hoạt động khác.

NET là thu nhập từ lãi (Net interest Income) được đo bằng thu nhập từ lãi thuần.

NETOP = NON + NET là thu nhập ròng, được tính bằng tổng của thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi.

Chỉ số HHI càng cao thì ngân hàng đa dạng hóa càng nhiều, đồng nghĩa với tỉ lệ thu nhập ngoài lãi của ngân hàng càng lớn và ngược lại chỉ số HHI càng thấp thể hiện ngân hàng có thu nhập tập trung chủ yếu theo phương thức truyền thống là từ lãi.

Chỉ số HHI càng cao thì mức độ đa dạng hóa thu nhập ngân hàng càng cao. HHI đạt giá trị cực đại là 0,5 (có thể âm) thì mức độ đa dạng hóa càng giảm. Vì đặc điểm các nguồn thu nhập có thể âm nên dễ dàng giải thích ý nghĩa chỉ số đa dạng hóa thu nhập cao thì đa dạng hóa càng hoàn hảo. Nhưng trường hợp thu nhập thuần ngoài

lại bị âm thì nghiên cứu đưa tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi bằng 0 thể hiện thu nhập ngoài lãi không đóng góp gì cho thu nhập thuần.

Theo lý thuyết đa dạng hóa danh mục đầu tư hiện đại thì ngân hàng đa dạng hóa thu nhập sẽ làm tăng khả năng sinh lời và giảm rủi ro của ngân hàng. Các nghiên cứu của Lee và cộng sự (2014), Baele và cộng sự (2007), Võ Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), Lê Văn Hậu, Phạm Xuân Quỳnh (2016) cho thấy đa dạng hóa thu nhập càng cao thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao. Bên cạnh đó, hoạt động đa dạng hóa có thể có những tác động đối với rủi ro của ngân hàng tổng thể. Đa dạng hóa có thể làm cho ngân hàng tiếp xúc với nhưng dạng rủi ro mới như rủi ro thị trường, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động ngoài rủi ro tín dụng. Ngân hàng có thể phải đổi mặt với những rủi ro cao hơn từ nguồn thu nhập thuần ngoài lãi. Vi dụ, Stiroh (2004a), Stiroh và Rumble (2006) cho rằng mức thu nhập ngoài lãi cao hơn ở các ngân hàng tại Mỹ có liên quan đến lợi nhuận điều chỉnh rủi ro thấp hơn và rủi ro cao hơn. Tương tự, một số nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng tương tự, Mercieca và cộng sự (2007) các ngân hàng có thu nhập ngoài lãi cao thì mức độ rủi ro hệ thống cao. Dựa trên cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trước, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng đa dạng hóa thu nhập sẽ giúp ngân hàng tăng khả năng sinh lời, đồng thời cũng làm gia tăng rủi. Vì vậy giả thuyết được đưa ra là:

Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng

Đa dạng hóa thu nhập tác động cùng chiều đến rủi ro phá sản của ngân hàng

CÁC BIẾN KIEM SOÁT

Một số biến kiểm soát được đưa vào phản ánh việc đa dạng hóa của ngân hàng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro phá sản của ngân hàng. Các biến này thường được sử dụng trong các nghiên cứu và mục tiêu chính để có các biến này là đảm bảo rằng bất kỳ sự tác động độc lập tiềm năng nào cũng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận - rủi ro của ngân hàng. Một số biến được đưa vào nghiên cứu như:

Thể hiện hiệu quả quản lý hoạt động của ngân hàng, được đo bằng tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng được quản lý hiệu quả thì chi phí hoạt động thấp. Tức là hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng tốt thì khả năng sinh lời càng cao (Cành và cộng sự, 2015). Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là

Tỷ lệ chi phí hoạt động có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng

Tỷ lệ chi phí hoạt động có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng

BIẾN ĐO LƯỜNG TỶ LỆ VỐN CHỦ SỞ HỮU TRÊN TỔNG TÀI SẢN (EQUITY)

Chỉ số vốn thể hiện sức mạnh và vị thế của ngân hàng trên thị trường, sức mạnh thể hiện ở khả năng chịu được và phục hồi sau cú sốc kinh tế. Vốn chủ sở hữu bảo vệ ngân hàng khi giá trị tài sản giảm và giảm nguy cơ phá sản. Vì vậy những ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao thì rủi ro thấp hơn, hiệu quả kinh doanh cao hơn. Mặt khác, khi mức vốn cao ngân hàng sẽ ít cần nguồn tài trợ bên ngoài và chi phí thấp hơn khi thiếu vốn. Nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006) cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là

Tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng

Tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ ngược chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng

TỈ LỆ TỔNG DƯ NỢ TRÊN TỔNG TÀI SẢN (LOAN):

Là tỷ trọng dư nợ tín dụng so với tổng tài sản của ngân hàng, được đo lường bằng tổng dư nợ cho vay chia cho tổng tài sản của ngân hàng. Biến này đại diện cho tác động cho vay ảnh hưởng đến khả năng sinh lời và rủi ro phá sản ngân hàng. Chỉ số LOAN không những cho biết hiệu quả tạo vốn vay trên một đơn vị tài sản mà còn thể hiện khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng (Alhassan, 2015). LOAN có tương quan

nghịch với hiệu quả lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu của Stiroh (2004) nghiên cứu với thị trường Mỹ giai đoạn cuối những năm 1970s đến năm 2001, chỉ ra rằng tăng tín dụng làm giảm cả thu nhập từ lãi và từ phí của ngân hàng. Tương tự, nghiên cứu của Võ và Nguyễn (2015) với các NHTM Việt Nam giai đoạn 2000 - 2013 cho thấy tương quan nghịch chiều giữa LOAN và lợi nhuận giảm, rủi ro ngân hàng tăng lên. Như vậy Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là

Tỷ lệ dư nợ cho vay KH tác động cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng

Tỷ lệ dư nợ cho vay KH tác động cùng chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng

TỐC Độ TĂNG TRƯỞNG TỔNG TÀI SẢN (ASSET_GRO):

Là chỉ số đo lường tăng trưởng tài sản của ngân hàng i trong năm t, được tính bằng tỉ lệ tăng trưởng giá trị tổng tài sản của năm hiện hành so với năm liền trước đó. ASSET_GRO được đưa vào mô hình để kiểm soát tác động của các chiến lược mở rộng nhanh chóng đến khả năng tạo lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản của ngân hàng (Lee & cộng sự, 2014; Sanya & Wolfe, 2011). Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản tác động ngược chiều đến rủi ro phá sản của ngân hàng

BIẾN ĐO LƯỜNG QUY MÔ TỔNG TÀI SẢN (SIZE):

Biến đại diện cho những ảnh hưởng của quy mô ngân hàng trong mô hình nghiên cứu và được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản ngân hàng. Các ngân hàng lớn phải quản lý rủi ro và đa dạng hóa các cơ hội tốt hơn (DeYoung và Rice, 2004). Các ngân hàng có quy mô tài sản lớn có thể có cơ hội đa dạng hóa tốt hơn và do đó ít biến động thu nhập từ việc xâm nhập vào các thị trường mới (Demsetz và Strahan, 1997). Nghiên cứu của Lepetit, Nys, Rous, & Tarazi, (2008) chỉ ra quy mô SIZE và hiệu

quả ngân hàng có tương quan với nhau. Ngân hàng có quy mô lớn sẽ có lợi thế về quy mô, có khả năng mở rộng nhiều hơn về quy mô thị trường theo địa lý, quy mô thị trường theo loại hình sản phẩm so với ngân hàng nhỏ (Alhassan (2015). Kết quả nghiên cứu của (Alhassan (2015) là căn cứ đề tài đưa ra kỳ vọng về tác động dương của SIZE đến sự đánh đổi lợi nhuận rủi ro do đa dạng hoá thu nhập. Ngoài ra, khi ngân hàng có quy mô lớn cũng dễ dàng hơn trong hoạt động đầu tư, đa dạng hoá tài sản. Vì vậy tác giả đặt giả thuyết:

Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng Quy mô ngân hàng tác động ngược chiều chiều đến rủi ro phá sản của ngân hàng

TỐC Độ TĂNG TRƯỞNG (GDP):

Được tính bằng tỷ lệ tăng trưởng thu nhập quốc gia. Đây là biến kiểm soát kinh tế nói chung để cho thấy ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, sự ổn định vĩ mô v à các khuôn khổ thể chế đến tác động của ngân hàng ở một quốc gia. Sự phát triển của nền kinh tế là một yếu tố quyết định sự ổn định của ngân hàng. Theo King và Levine (1993) cho rằng có mối liên hệ tích cực giữa phát triển trung gian tài chính và tăng trưởng kinh tế với những thất bại của ngân hàng là hậu quả của suy thoái kinh tế. Hơn nữa, Nilsen và Rovelli (2001), cho rằng môi trường kinh tế vĩ mô yếu sẽ ngăn cản đầu tư nước ngoài, đảo ngược dòng vốn và không khuyến khích đổi mới tài chính. Ngược lại, sự bất ổn tài chính cũng có thể gia tăng trong các giai đoạn tăng trưởng kinh tế nếu các ngân hàng thấy có lợi hơn khi đa dạng hóa nhanh chóng trong giai đoạn này. Giả thuyết nghiên cứu được đưa ra

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng

Tốc độ tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng

Ký hiệu Ý nghĩa Đo lường Nguồn tham khảo Kỳ vọng tương quan Khả năng sinh lời Rủi ro phá sản HHI Biến đo lường thu nhập

ngoài lãi

Tỷ lệ giữa thu nhập ngoài lãi trên lời nhuận

ròng từ kinh doanh

Chiorazzo và cộng sự (2008), Sanya

và Wolfe (2011)

+ -

Đây cũng là một biến kiểm soát vĩ mô cho thấy ảnh hưởng của các yếu tố ngoại sinh đến tình hình hoạt động của các ngân hàng. tỷ lệ lạm phát được tính bằng cách dựa vào tỷ lệ thay đổi thay đổi chỉ số CPI qua từng năm của từng quốc gia. Lạm phát là biến vĩ mô quan trọng tác động trực tiếp và gián tiếp đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Tác động trực tiếp thông qua việc ngân hàng phải chi trả chi phí đầu vào như giá cả trang thiết bị, chi phí nhân công tăng lên. Tác động gián tiếp thông qua những thay đổi về lãi suất và tỷ giá, khi lạm phát tăng nhanh thì NHNN sẽ tăng lãi suất nhằm thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ dẫn đến khả năng sinh lời của ngân hàng có xu hướng giảm. giả thuyết nghiên cứu được đưa ra là

Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng

Tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với rủi ro phá sản của ngân hàng

ngân hàng thu nhập (2011), Sissy và cộng sự (2016), Cành và cộng sự, (2015) - + EQUITY Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản thể hiện cơ cấu nguồn vốn

Vốn chủ sở hữu/ Tổng tài sản Sanya và Wolfe (2011), Sissy và cộng sự (2016), Stiroh và Rumble (2006) + - LOAN Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản thể Cho vay khách hàng ròng / Tổng tài sản Stiroh và cộng sự (2004), Chiorazzo và cộng sự (2008), + +

tín dụng (2014)

ASSET_ GRO

Mức tăng tổng tài sản hàng năm

(Tổng tài sản năm sau - Tổng tài sản năm trước)/

Tổng tài sản năm trước

Lee và cộng sự, (2014); Sanya và

Wolfe (2011) + -

SIZE Logarit tự nhiên của

tổng tài sản thể hiện quy mô của ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Logarit tự nhiên của tổng tài sản Chiorazzo và cộng sự (2008), Lee và cộng sự (2014) + - GDP Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người (GDPt - GDPt-1)/ GDPt-1 Sanya và Wolfe (2011), Sissy và cộng sự (2016) + - INF Tỷ lệ lạm phát hằng năm

(CPIt - CPIt-1)/ CPIt-1 Sanya và Wolfe (2011), Sissy và cộng sự (2016)

Một phần của tài liệu 2481_012914 (Trang 47 - 56)