Tóm tắt chương 3

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀNTIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN SÀI GÒN KHU VỰC THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH 10598579-2427-012510.htm (Trang 63)

Nội dung chương 3 đề cập đến các phương pháp nghiên cứu được dùng để thực hiện đề tài bao gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện bằng việc phỏng vấn các chuyên gia và khảo sát khách hàng cá nhân có tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại ngân hàng SCB. Kết hợp với cơ sở lý luận ở chương 2, tác giả tiến hành tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của KHCN tại SCB KV TPHCM và trình bày các bước trong quy trình nghiên cứu. Sau đó, tác giả tiến hành mã hoá các biến quan sát trong từng nhân tố. Đối với nhân tố phụ thuộc, phương pháp định lượng sẽ được sử dụng để phân tích và mô hình được dùng là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và mô hình hồi quy tuyến tính (OLS). Từ các phương pháp nghiên cứu đã trình bày, tác giả sẽ thể hiện kết quả nghiên cứu của luận văn ở chương 4.

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn tên viết tắt là SCB có vốn điều lệ kể từ ngày 27/11/2018 là 15.231.688.100.000 (đồng). Tiền thân là Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992 theo Giấy phép hoạt động số 00018/NH-GP ngày 06/06/1992 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam và giấy phép thành lập số 308/GP-UB ngày 26/06/1992 của UBND TP.HCM cấp, đến ngày 08/04/2003, chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài gòn (SCB).

SCB là một trong những Ngân hàng TMCP hoạt động có hiệu quả trong hệ thống tài chính Việt Nam. Cụ thể, từ 27/12/2010 Vốn điều lệ đạt 4.184.795.040.000 (đồng) ; đến 30/09/2011 tổng tài sản của SCB đạt 77.985 (tỷ đồng), tăng gần 30% so với đầu năm. Mạng lưới hoạt động gồm 132 điểm giao dịch trải suốt từ Nam ra Bắc.Với các chính sách linh hoạt và các sản phẩm dịch vụ toàn diện, đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng là cơ sở vững chắc để SCB đạt được kết quả và hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và luôn là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các khách hàng, theo đúng phương châm “Hoàn thiện vì khách hàng”.

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 283/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi toàn diện về quy mô tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự... Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đông, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản

hơn 566.834 (tỷ đồng), vốn điều lệ hơn 15.231 (tỷ đồng) tính đến 31/12/2019. Với 239 điểm giao dịch, hiện nay mạng lưới hoạt động của SCB đang phủ rộng khắp 28 tỉnh/thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, cùng đội ngũ nhân sự hơn 6.700 người.

Cơ cấu tổ chức của SCB được phân cấp một cách hợp lý, chi tiết và rõ ràng, nhằm đảm bảo cho sự phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ cũng như kiểm soát, giám sát và xử lý những rủi ro và sai sót xảy ra một cách kịp thời, hợp lý. Hội đồng quản trị luôn đưa ra những chiến lược, tầm nhìn nhằm tập hợp, huy động các nguồn lực, sáng tạo ra các giá trị bền vững cho khách hàng, đối tác, cổ đông, người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự phồn vinh cho các gia đình và doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc chấn hưng và xây dựng đất nước giàu mạnh.

Bảng 4.1 Tăng trưởng trong một số chỉ tiêu của SCB từ 2017 - 2019

Tăng trưởng dư nợ cho vay 19.95 13.28 10.59

Tăng trưởng huy động vốn khách hàng 17.36 11.12 13.86

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân ( ROEA)

Qua bảng 4.1 chúng ta thấy SCB luôn có sự tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh qua các năm 2017 đến 2019. Bình quân tăng trưởng qua ba năm của tổng tài sản là 16,32%, của dư nợ cho vay khách hàng là 14,6% và của hoạt động huy động

vốn từ khách hàng là 14,11%. Trong đó, hoạt động tín dụng có sự tăng trưởng bình quân cao nhất. Tuy nhiên, một xu hướng chung ở SCB là sự tăng trưởng của cả ba chỉ tiêu có phần giảm từ năm 2017 đến năm 2019, chỉ có chỉ tiêu huy động vốn khách hàng năm 2019 cao hơn so với năm 2018 đều đó cho ta thấy SCB là ngân hàng mạnh về huy động vốn. Đối với lợi nhuận ròng trên VCSH bình quân có sự tăng trưởng mạnh qua các năm, năm 2017 ROE là 0,78%; năm 2018 chỉ tiêu này tăng trưởng lên 1.06% và năm 2019 là 0.99%. ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, giúp theo dõi xem một đồng vốn bỏ ra đã tích lũy được bao nhiêu đồng lời cho chủ sở hữu.

4.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm từ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Tiền gửi huy động đến thời điểm 31/12/2018 đạt 384.914 (tỷ đồng), tăng 38.511 (tỷ đồng), tương ứng tốc độ tăng 11.12% so với cuối năm 2017. Tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của SCB ổn định qua các năm và cao hơn mức trung bình của toàn ngành ngân hàng. Tại thời điểm cuối năm 2018, SCB đang là một trong những ngân hàng có tiền gửi huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế cao nhất toàn hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Xét về cơ cấu huy động theo KH, có gần 90% khách hàng gửi tiền tại SCB là KHCN. So với năm 2018, năm 2019, cùng với sự tin yêu của KH, một số sản phẩm tiền gửi ưu việt của SCB tiếp tục thu hút được lượng lớn KH như “Chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn”, “Chứng chỉ tiền gửi dài hạn” với nhiều tính năng vượt trội như chuyển nhượng tự do, đa dạng mệnh giá, “Tiết kiệm song hành-Bảo hiểm toàn tâm”. Năm 2018 cũng đã triển khai sản phẩm “Tiết kiệm online” thu hút đông đảo người dùng là những KHCN trẻ tuổi sử dụng thì sang năm 2019 SCB cũng đã triển khai tính năng gửi thông tin sổ tiết kiệm online qua email khách hàng và tra cứu thông tin bằng các quét mã QR trên sổ tiết kiệm online, SCB là Ngân hàng đầu tiên trên thị trường cung cấp cho khách hàng dịch vụ tiện ích này. Với những nỗ lực trong công tác duy trì cải tiến các sản phẩm tiền gửi đặc trưng, đa dạng kỳ hạn huy động phù hợp với nhu cầu vốn nhàn rỗi của KH đã mang lại kết quả tích cực đến hoạt động huy động vốn của SCB. Cụ thể, tính đến 31/12/2019 huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế đạt 438.287 (tỷ đồng).

Hình 4.1 Tình hình huy động vốn của SCB từ 2017 - 2019

Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2017 - 2019

Bảng 4.2 Tình hình huy động vốn từ KHCN của SCB từ 2017 - 2019

KHCN 309.377 89.31 340.834 88.55 10.17 383.624 287.5 512.5

Tổ

chức 37.026 10.69 44.080 11.45 19.05 54.663 812.4 124.0

Thang đo khía cạnh Uy tín: Cronbach’s Alpha = 0,655

UT1 0,521 0,641

Nguồn: Tính toán dựa trên BCTC của SCB, 2017 - 2019

Qua bảng 4.2, tỷ trọng huy động vốn KHCN luôn chiếm tỷ trọng khoảng 90% và có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2019, tình hình huy động vốn của SCB tăng

13,86% so với cuối năm 2018, tốc độ tăng trưởng huy động vốn của SCB ổn định qua các năm. Trong đó, huy động vốn từ KHCN năm 2019 đạt những bước tiến ấn tượng nhờ việc triển khai sản phẩm mới “Chứng chỉ tiền gửi dài hạn SCB” và chủ trương cơ cấu lại danh mục sản phẩm huy động KHCN, điều này đã tác động tích cực đến kết quả tăng trưởng huy động vốn của Ngân hàng, cụ thể tăng trưởng huy động từ KHCN năm 2019 đạt 42.790 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng ổn định 12,55%. Những cố gắng trong công tác quản lý, phát triển sản phẩm và chủ trương tập trung vào phân khúc KH mục tiêu đã giúp SCB đạt được kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2019. Năm 2019, kết quả kinh doanh chuyển dịch theo hướng tăng thu ngoài lãi, đẩy mạnh tăng trưởng khách hàng cá nhân. Đối với Khách hàng cá nhân, SCB triển khai gói Tài khoản 3X gồm gói Tài khoản thông thường, gói Tài khoản Đa năng và gói Tài khoản Lộc phát, kết hợp 3 sản phẩm dịch vụ: Tài khoản thanh toán, Dịch vụ eBanking (SMS Banking và/hoặc Mobile Banking và/hoặc Internet Banking). Với gói tài khoản 3X, khách hàng được hỗ trợ quản lý tài khoản và dòng tiền một cách chặt chẽ, giúp Khách hàng có thể thoải mái thực hiện các giao dịch trên Internet Banking và Mobile Banking mọi lúc mọi nơi, cũng như theo dõi kịp thời mọi biến động tài khoản qua SMS Banking, giúp khách hàng có thêm thời gian và sự an tâm để tận hưởng cuộc sống.

4.3 Ket quả nghiên cứu của mô hình 4.3.1 Đánh giá thang đo

4.3.1.1 Đánh giá thang đo Uy tín

UT3 0,430 0,525

Biến quan sát Hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo khía cạnh Lãi suất: Cronbach’s Alpha = 0,864

LS1 0,720 0,796

LS2 0,808 0,835

LS3 0,752 0,805

LS4 0,727 0,842

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,655> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng”đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến”đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Uy tín đạt độ tin cậy.

4.3.1.2 Đánh giá thang đo Lãi suất

Thang đo khía cạnh Tác động của người quen: Cronbach’s Alpha = 0,879

TD1 0,591 0,687

TD2 0,769 0,820

TD3 0,755 0,854

Biến quan sát Hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo khía cạnh Sự thuận tiện: Cronbach’s Alpha = 0,791

TT1 0,634 0,692

TT2 0,713 0,778

TT3 0,695 0,728

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,864> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Lãi suất đạt độ tin cậy.

4.3.1.3 Đánh giá thang đo Tác động của người quen

Bảng 4.5 Kiểm định thang đo Tác động của người quen

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,879> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Tác động đạt độ tin cậy.

4.3.1.4 Đánh giá thang đo Sự thuận tiện

Biến quan sát Hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo khía cạnh Chất lượng dịch vụ: Cronbach’s Alpha = 0,845

CL1 0,669 0,819

CL2 0,748 0,774

CL3 0,710 0,798

CL4 0,633 0,824

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,791> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Sự thuận tiện đạt độ tin cậy.

4.3.1.5 Đánh giá thang đo Chất lượng dịch vụ

Thang đo khía cạnh Phong cách nhân viên: Cronbach’s Alpha = 0,894

PC1 0,781 0,798

PC2 0,672 0,716

PC3 0,702 0,763

PC4 0,686 0,752

Biến quan sát Hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo khía cạnh Hình thức chiêu thị: Cronbach’s Alpha = 0,720

CT1 0,445 0,698

CT2 0,582 0,611

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,845> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Chất lượng đạt độ tin cậy.

4.3.1.6 Đánh giá thang đo Phong cách nhân viên

Bảng 4.8 Kiểm định thang đo Phong cách nhân viên

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,894 > 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Phong cách nhân viên đạt độ tin cậy.

4.3.1.7 Đánh giá thang đo Hình thức chiêu thị

CT4 0,449 0,692

Biến quan sát Hệ số tương quan biến- tổng hiệu chỉnh

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo khía cạnh Ứng dụng công nghệ: Cronbach’s Alpha = 0,812

CN1 0,734 0,765

CN2 0,796 0,801

CN3 0,634 0,697

CN4 0,739 0,727

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,720> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Hình thức chiêu thị đạt độ tin cậy.

4.3.1.8 Đánh giá thang đo Ứng dụng công nghệ

Approx. Chi-Square

434 ____________ 0.000

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Approx. Chi-Square Bartlett's Test of Sphericity df

Sig. 0.724 402.824 3 ____________ 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thấy hệ số cronbach’s alpha = 0,812> 0,6 là đạt độ tin cậy thang đo. Tất cả “hệ số tương quan biến tổng” đều lớn hơn 0,3 và hệ số “cronbach’s alpha nếu loại biến” đều nhỏ hơn hệ số cronbach’s alpha. Nên thang đo Ứng dụng công nghệ đạt độ tin cậy.

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá

4.3.2.1 Phân tích khám phá đối với các biến độc lập

Ket quả phân tích nhân tố khám phá đối với yếu tố độc lập cho thấy:

Bảng 4.11 KMO and Bartlett's Test

KMO and Bartlett's Test

Nguồn: Kết quả phân tích số liệu bằng SPSS

Chỉ số KMO là 0,755 lớn hơn 0,5 và mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett là 0,00 nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ dữ liệu nghiên cứu phù hợp để phân tích EFA.

33 biến quan sát được trích vào 08 yếu tố tại Eigenvalue = 1,124 và phương sai trích đạt 74,08%. Các biến quan sát rút trích vào các yếu tố có trọng sổ tải nhân tố (Factor Loading) lớn hơn 0,5 nên được giữ lại trong thang đo. Kết quả phân tích nhân tố khám phá đối với yếu tố độc lập được trình bày ở phụ lục 3.

4.3.2.2 Phân tích khám phá đối với biến phụ thuộc

Bảng 4.12 KMO and Bartlett's Test cho biến phụ thuộc

QD1 0,826 2,358 78,601 0,864 QD2 0,794 QD3 0,738 ________________________________________Correlations______________________________________ QD UT LS TD TT CL PC CT CN QD Pearson Correlation ______1 Sig. (2-tailed)_____ Pearson Correlation -.071 ______1 UT Sig. (2-tailed)_____ . 238 Pearson Correlation 537. 059-. ______1 LS Sig. (2-tailed)_____ . 000 327. Pearson Correlation 304. 048-. 148. ______1 TD Sig. (2-tailed)_____ . 000 429. 013. Pearson Correlation 644. 131-. 593. .282 ______1

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH GỬI TIỀNTIẾT KIỆM CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỎ PHẦN SÀI GÒN KHU VỰC THÀNH PHỐHỒ CHÍ MINH 10598579-2427-012510.htm (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(125 trang)
w